2.1. Căn cứ để quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 41
2.1.4. Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng của bên
phạm và thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm
Bên vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu trách nhiệm nếu bên bị vi phạm chứng minh được rằng hành vi vi phạm là nguyên nhân và thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm. Mối quan hệ này là mối quan hệ mang tính chất nội tại, tất yếu. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp, có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra và ngược lại thiệt hại là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm hợp đồng.
Công ước Viên quy định về mối quan hệ nhân quả này tại điều 74: tổn thất là những khoản một bên phải gánh chịu do hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Theo đó, vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại tài sản và xảy ra
trước, còn thiệt hại về tài sản là kết quả trực tiếp của việc vi phạm hợp đồng và phát sinh liền ngay sau việc vi phạm. Pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia đều khẳng định muốn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra.
Một thiệt hại xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân, để buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm thì phải chứng minh được thiệt hại là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm mà không phải là hậu quả của nguyên nhân khác. Luật thương mại Việt Nam, điều 303 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là: Có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế; hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Như vậy, khi có thiệt hại xảy ra phải xem xét một cách tổng thể các hành vi, sự kiện, các hiện tượng có liên quan, thời gian, không gian liên quan đến thiệt hại; trên cơ sở đó để phân tích, đánh giá một cách khách quan, đầy đủ, logic các chứng cứ, tài liệu, hồ sơ để xác định đúng nguyên nhân dẫn đến thiệt hại tài sản. Khi có đủ cơ sở để khẳng định hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm là nguyên nhân trực tiếp và có ý nghĩa quyết định làm phát sinh thiệt hại tài sản đối với bên bị vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình đã gây ra. Tuy nhiên, trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các bên thường có quốc tịch khác nhau, trụ sở đóng ở các nước khác nhau nên khi có vi phạm hợp đồng xảy ra, vấn đề chứng minh có vi phạm hợp đồng, có thiệt hại tài sản và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra là không đơn giản và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguồn luật điều chỉnh hợp đồng, tập quán thương mại quốc tế và khu vực, điều ước quốc tế về thương mại và đặc biệt là yếu tố bất đồng ngôn ngữ. Dù khó khăn như vậy nhưng nếu bên bị vi phạm muốn bên vi phạm phải chịu trách nhiệm, phải bồi thường thì phải có đủ bằng chứng để khẳng định bên vi phạm có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng, nhưng vì việc thực hiện không nghiêm chỉnh hợp đồng mà dẫn đến thiệt hại tài sản cho bên bị vi phạm. Từ đó mới có cơ sở để yêu cầu bên vi phạm bồi thường
2.2. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế