Có thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm 44

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50 - 51)

2.1. Căn cứ để quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 41

2.1.2. Có thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm 44

Sau khi giao kết Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tùy thuộc vào hợp đồng đã thực hiện chưa hoặc đã thực hiện được đến đâu mà sự vi phạm hợp đồng có thể dẫn đến ít hay nhiều thiệt hại. Khi xác định được thiệt hại xảy ra, bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm.

Pháp luật quốc tế về mua bán hàng hóa cũng như pháp luật các nước đều có quy định mang tính nguyên tắc là có thiệt hại thì mới phải bồi thường, nếu không có thiệt hại thì dù có vi phạm hợp đồng cũng không phải bồi thường. Bộ luật Dân sự Pháp quy định: Những thiệt hại phải bồi thường cho người có quyền gồm những khoản mà họ mất và món lợi mà họ không được hưởng” và “Người có nghĩa vụ chỉ phải chịu các khoản bồi thường thiệt hại đã được dự kiến, đã có thể được dự kiến khi giao kết hợp đồng, trừ trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện là do sự lừa dối của người đó [7, Điều 1149].

Công ước Viên và pháp luật các nước đều quy định giới hạn của việc bồi thường thiệt hại là các thiệt hại vật chất trực tiếp do hành vi vi phạm gây ra, những thiệt hại tinh thần như mất uy tín kinh doanh sẽ không được bồi thường, ngoại trừ luật thương mại của Hoa Kỳ. Theo luật của một số nước tư bản như Anh, Mỹ, Pháp, Đức thiệt hại được bồi thường phải là thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp không được bồi thường [20, tr.245]. Thiệt hại trực tiếp là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm hợp đồng, phát sinh liền ngay sau khi có sự vi phạm hợp đồng. Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại không phải là hậu quả trực tiếp của việc vi phạm hợp đồng, không có quan hệ trực tiếp với việc vi phạm hợp đồng. Đồng thời, đó phải là những thiệt hại có thể lường trước được và hợp lý khi các bên ký kết hợp đồng, các thiệt hại mang tính bất ngờ và không hợp lý sẽ không thuộc diện thiệt hại được bồi thường, ví dụ: hợp đồng xuất khẩu giầy da được ký kết, đến hạn giao hàng bên bán không giao được hàng đúng thời hạn theo hợp đồng, trong khi thị trường tiêu thụ

của bên mua thì giá của mặt hàng này đột ngột tăng cao, trường hợp này bên mua đòi bồi thường thiệt hại thì chỉ được đòi bồi thường những thiệt hại hợp lý, không được đòi bồi thường cả thiệt hại do giá bán đột ngột tăng làm khả năng thu lợi nhuận của bên mua cao hơn dự tính lúc ký kết hợp đồng nếu hợp đồng được thực hiện nghiêm chỉnh. Tuy nhiên nếu bên mua chứng minh được bên bán không giao hàng đúng hạn nhằm bán cho nhà nhập khẩu khác với giá cao hơn thì bên mua có quyền đòi bồi thường cả phần chênh lệch do giá đột ngột tăng cao tại thị trường tiêu thụ của bên mua. Bộ nguyên tắc UNIDROIT cũng quy định chỉ những thiệt hại, kể cả thiệt hại trong tương lai, chỉ có thể được bồi thường khi chúng được thiết lập với một mức độ hợp lý tính xác thực [35, Điều 7.4.3].

Pháp luật Việt Nam quy định bên vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất cho bên bị vi phạm, cụ thể là bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút [25, Điều 307]. Luật Thương mại Việt Nam quy định việc bồi thường thiệt hại tại điều 302 như sau: Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)