Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 78)

quy định của Công ước Viên năm 1980 và pháp luật quốc gia

2.3.1. Điểm giống nhau

Từ những phân tích ở trên và trình bày ở trên, có thể thấy Công ước Viên và pháp luật các quốc gia đều quy định giống nhau về căn cứ phát sinh trách nhiệm, các hình thức trách nhiệm cơ bản và nội dung cơ bản của các hình thức trách nhiệm, mức độ trách nhiệm, trường hợp loại trừ trách nhiệm cho bên bị vi phạm, cơ quan tài phán:

Giống nhau về căn cứ phát sinh trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Công ước Viên và pháp luật các nước đều quy định điều kiện để phát sinh trách nhiệm là: có hành vi vi phạm của một bên, bên bị vi phạm có thiệt hại xảy ra, có lỗi của bên vi phạm (kể cả lỗi vô ý hay cố ý), có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra.

Các hình thức trách nhiệm cơ bản và nội dung của các hình thức trách nhiệm: Công ước Viên và pháp luật các nước đều áp dụng ba hình thức trách nhiệm cho vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại và hủy hợp đồng. Về nội dung các hình thức trách nhiệm: đối với hình thức buộc thực hiện đúng hợp đồng Công ước Viên và pháp luật quốc gia quy định giống nhau về biện pháp khắc phục để tiếp tục thực hiện hợp đồng; đối với hình thức bồi thường thiệt hại đều quy định giống nhau về số tiền bồi thường bao

gồm: tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng được hưởng; đối với hình thức hủy hợp đồng đều quy định giống nhau về trình tự hủy hợp đồng và hậu quả pháp lý của việc hủy hợp đồng.

Mức độ trách nhiệm: Công ước Viên và pháp luật các nước đều quy định nếu vi phạm các điều khoản cơ bản của hợp đồng thì bên vị vi phạm có quyền hủy hợp đồng các vi phạm khác thì có thể yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng, đòi bồi thường.

Trường hợp loại trừ trách nhiệm cho bên vi phạm: luật quốc tế và luật quốc gia đều quy định về nguyên tắc khi thực hiện Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà có thiệt hại cho một bên thì bên vi phạm chỉ không phải chịu trách nhiệm nếu thiệt hại xảy ra là do các trường hợp bất khả kháng hoặc thiệt hại hoàn toàn do lỗi của bên vi phạm.

Cơ quan tài phán: khi các bên có tranh chấp và không giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải thì có quyền đệ đơn yêu cầu trọng tài hoặc tòa án giải quyết vụ việc.

2.3.2. Sự khác nhau trong quy định của Công ước Viên và pháp luật quốc gia về các hình thức trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về các hình thức trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Bên cạnh những điểm giống nhau thì Công ước Viên và pháp luật các quốc gia còn nhiều điểm khác nhau trong quy định về các hình thức trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Về hình thức trách nhiệm: so với Công ước Viên và pháp luật các nước khác, pháp luật Việt Nam nhiều hơn 3 chế tài là tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và phạt vi phạm hợp đồng. Đồng thời pháp luật Việt Nam cũng đưa ra khái niệm các chế tài trong khi Công ước Viên và các nước khác chưa quy định.

Về thiệt hại do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các nước quy định không giống nhau, điển hình như luật Dân sự Pháp quy định thiệt hại được hiểu là thiệt hại trực tiếp – thiệt hại phát sinh liền ngay sau đó, thiệt hại gián tiếp là không phải thiệt hại trực tiếp. Pháp luật Anh, Mỹ thì không quy định cụ thể nhưng thiệt hại được bồi thường cũng là thiệt hại trực tiếp nhưng được phản ánh qua án lệ. Pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về vấn đề này.

Chế tài bồi thường thiệt hại thể hiện rõ nét sự khác nhau trong quy định của các nguồn luật: Về điều kiện được bồi thường thì Luật thương mại Việt Nam quy định đủ bốn yếu tố cấu thành là: có hành vi vi phạm, có thiệt hại, có lỗi của bên vi phạm và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại; trong khi Công ước Viên và pháp luật các nước không nêu rõ bốn yếu tố đó. Về nghĩa vụ chứng minh: Luật thương mại Việt Nam quy định nghĩa vụ chứng minh để đòi bồi thường thuộc về bên bị vi phạm, Công ước Viên và pháp luật các nước không yêu cầu bên đòi bồi thường phải chứng minh thiệt hại.

Chế tài phạt vi phạm: Pháp luật Việt Nam quy định rõ về chế tài phạt vi phạm trong khi Công ước Viên và nhiều nước không có chế tài này nhưng cũng không cấm các bên thỏa thuận áp dụng trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)