Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH
3.2. Quyền của ngƣời không quốc tịch theo pháp luật Việt Nam
3.2.1. Những quyền người không quốc tịch chưa được thực hiện theo
Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, cũng quy định quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam. Qua nghiên cứu hệ thống pháp luật cho chúng ta thấy một số quyền và nghĩa vụ của công dân nước ngoài và người không quốc tịch bị hạn chế hơn so với công dân Việt Nam. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, một số quyền chỉ quy định cho công dân Việt Nam, tức là người mang quốc tịch Việt Nam mới được hưởng. Một số quyền không hạn chế đối tượng, tức là những người không phải là công dân Việt Nam cũng được thực hiện. Cụ thể:
3.2.1. Những quyền người không quốc tịch chưa được thực hiện theo pháp luật Việt Nam pháp luật Việt Nam
Thứ nhất, đó là quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân. Tại Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 quy định:
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật [21, Điều 2].
Theo đó, người được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội phải là công dân Việt Nam. Người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có thời hạn, đủ mười tám tuổi trở lên không có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên cũng không có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội.
Tại Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 quy định: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật [22, Điều 2]. Như vậy, công dân Việt Nam mới có quyền bầu cử và ứng cử vào đại biểu Hội đồng nhân dân. Người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có thời hạn, đủ mười tám tuổi trở lên cũng không có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên cũng không có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2015 thay thế cho hai luật trên. Điều 2, Luật Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 cũng quy định: "Tính
đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp" [53]. Như vậy, thực hiện
quyền bầu cử và ứng cử và Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải là công dân Việt Nam. Người không quốc tịch không được thực hiện quyền này.
Thứ hai, đó là quyền tham gia tổ chức công đoàn, cơ quan đại diện, bảo
vệ quyền và lợi ích cho người lao động ở Việt Nam. Điều 5, Luật Công đoàn năm 2012 quy định: "Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn" [48]. Theo quy định này thì chỉ có người lao động là người Việt Nam
làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, còn người lao động là người không quốc tịch làm việc tại Việt Nam chưa được gia nhập và hoạt động công đoàn Việt Nam cho
nên chưa trở thành đoàn viên công đoàn và cũng chưa được hưởng quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn do Luật Công đoàn quy định.
Thứ ba, chỉ công dân Việt Nam mới được tham gia dự tuyển công
chức, viên chức, được đứng trong hàng ngũ công an nhân dân, quân đội. Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 [38] thì cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, cán bộ, công chức phải là công dân Việt Nam, còn người không quốc tịch cư trú có thời hạn ở Việt Nam cũng không thể trở thành cán bộ, công chức.
Mặt khác, Điều 36 Luật Cán bộ, công chức quy định rõ, một trong những điều kiện dự tuyển công chức là có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Như vậy người không quốc tịch thì không được đăng ký dự tuyển công chức, không thể trở thành cán bộ, công chức.
Tương tự, Luật Viên chức năm 2010 cũng quy định rõ: "Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật" [46]. Điều 22 của Luật
quy định một trong những điều kiện dự tuyển viên chức là có quốc tịch Việt Nam và đang cư trú tại Việt Nam. Như vậy, người không quốc tịch sẽ không được tham gia dự tuyển viên chức và không thể là viên chức của Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 3 Luật Công an nhân dân thì sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; hạ sỹ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn phải là công dân Việt Nam [32]. Cũng theo quy định tại Điều 6 của Luật này thì một trong các điều kiện để tuyển chọn vào công an nhân dân là phải là công dân Việt Nam. Người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam cũng không được tuyển chọn vào công an nhân dân.
Điều 4 Luật Sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam về điều kiện tuyển chọn đào tạo sỹ quan thì một trong các điều kiện thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan là phải là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam cũng không được tuyển chọn đào tạo sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam [41].
Thứ tư, về an sinh xã hội, việc tham gia bảo hiểm xã hội và hưởng các
chế đọ bảo hiểm xã hội cho đến nay vẫn chỉ là quyền mà Việt Nam chỉ dành riêng cho công dân nước mình. Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội thì "người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải là công dân
đồng lao động tại nước ta vẫn không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Bảo hiểm xã hội. Do đó, lao động là người không quốc tịch sẽ không được tham gia bảo hiểm xã hội và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như chế độ thai sản, chế độ ốm đau, tai nạn lao động, chế đội hưu trí, tử tuất...
Thứ năm, theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi thì “người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên và sẽ được hưởng quyền và thực hiện các nghĩa vụ của người cao tuổi do luật quy định” [44, Điều 2]. Vậy, người không quốc tịch không là đối tượng áp
dụng của Luật này nên họ cũng sẽ không được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ do luật này quy định.
Thứ sáu, theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
thì các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chỉ được thực hiện đối với trẻ em là công dân Việt Nam. Vì vậy, trẻ em là là người không quốc tịch mà cư trú ở Việt Nam sẽ không được hưởng các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em do luật này quy định [25].
Thứ bảy, theo quy định tại Luật Cư trú thì quyền tự do cư trú của công
dân trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam áp dụng đối với công dân Việt Nam, không áp dụng đối với người không quốc tịch [33].
Thứ tám, về giao đất, cho thuê đất, sở hữu nhà ở. Theo quy định của
pháp luật về đất đai thì cá nhân nước ngoài được thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, nhưng người không quốc tịch thì lại không được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Do vậy, người không quốc tịch
không được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ của người được giao đất hoặc thuê đất do Luật Đất đai quy định [50].
Theo quy định của pháp luật về nhà ở, Luật Nhà ở năm 2014 mặc dù đã mở rộng hơn tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam [31]. Mặc dù đã mở rộng đối tượng được sở hữu nhà ở nhưng pháp luật quy định người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam, chứ không phải "người nước ngoài cư trú ở Việt Nam" được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, do đó có thể hiểu người không quốc tịch sẽ không được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Thứ chín, theo quy định tại Luật Luật sư thì một trong các điều kiện để
trở thành luật sư phải là công dân Việt Nam [34]. Mặt khác, cũng theo luật này thì luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện thì cũng được hành nghề tại Việt Nam. Tuy nhiên, do người không quốc tịch nên không được trở thành luật sư và cũng không được hành nghề luật sự tại Việt Nam.