Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH
2.3. Đánh giá chung
Nhìn chung, các quyền của người không quốc tịch được quy định cụ thể, chi tiết, đầy đủ tại Công ước 1954 về quy chế của người không quốc tịch.
Đó là những quyền căn bản, đảm bảo cho người không quốc tịch được sống ổn định, được lao động, có thu nhập và mưu cầu hạnh phúc. Công ước 1954 là một văn kiện quốc tế quy định đầy đủ, chi tiết nhất về những quyền của người không quốc tịch, giải quyết những khoảng trống pháp lý mà người không quốc tịch gặp phải, cung cấp cho họ tình trạng pháp lý để họ có cơ sở được hưởng các quyền kinh tế, xã hội khác. Liên Hợp Quốc luôn khuyến khích các quốc gia thành viên Công ước thực hiện các điều khoản trong Công ước để bảo đảm quyền lợi cho người không quốc tịch. Tuy nhiên, trên thực tế, kể cả những quốc gia là thành viên công ước cũng tiến hành bảo lưu những điều khoản mà họ không đảm bảo được cho người không quốc tịch sinh sống trên lãnh thổ nước mình. Điều này cũng dễ hiểu, vì đảm bảo quyền của người không quốc tịch còn liên quan đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, cơ sở hạ tầng, nhà ở, đất đai... của mỗi quốc gia thành viên. Còn những điều khoản được cam kết thực hiện, nhưng thực hiện ở mức độ nào còn phụ thuộc vào pháp luật quốc gia đó quy định. Những quốc gia thành viên, có nghĩa vụ tận tâm thực hiện các nội dụng của Công ước, do đó, quyền của người không quốc tịch ở những quốc gia này sẽ tốt hơn ở những quốc gia không phải là thành viên Công ước, bởi họ không có sự ràng buộc để thực hiện.
Những quyền của người không quốc tịch được bảo vệ theo pháp luật quốc tế nhưng nhiều quốc gia thành viên bảo lưu như: Quyền được bảo trợ xã hội, quyền được cấp giấy chứng minh hay giấy tờ thông hành, quyền được trợ giúp hành chính, quyền không bị trục xuất… Một số quyền mà các quốc gia thành viên thực hiện nhưng trong phạm vi pháp luật quốc gia quy định, tức là thực hiện nhưng không đầy đủ, mức độ tuỳ thuộc vào điều kiện của nước họ trong từng thời kỳ như quyền lao động việc làm, an sinh xã hội, quyền được sở hữu nhà ở… Như vậy, ngay cả ở những nước phát triển, các quốc gia là thành viên Công ước 1954 thì quyền của người không quốc tịch cũng không
được thực hiện đầy đủ, những người không quốc tịch vẫn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Việc tham gia Công ước 1954 sẽ là cơ sở để các quốc gia bảo đảm quyền lợi cho người không quốc tịch, ham gia Công ước 1954 về quy chế của người không quốc tịch, các quốc gia cam kết và tự nguyện thực hiện những quy định của Công ước, các quốc gia sẽ phải tự thay đổi pháp luật quốc gia (nội luật hoá công ước quốc tế), để thực hiện những cam kết quốc tế. Việc tham gia Công ước là một động lực để họ thay đổi pháp luật trong nước, các quốc gia thành viên sẽ phải nội luật hóa các quy định của Công ước vào pháp luật quốc gia, từ đó người không quốc tịch ở những nước thành viên Công ước 1954 sẽ được hưởng những quyền lợi tốt hơn những quốc gia không tham gia Công ước. Một khảo sát ngắn gọn đã được Liên Hợp Quốc tiến hành về quốc tịch cho thấy các quốc gia ASEAN nói chung không duy trì các biện pháp tích cực để ngăn chặn tình trạng không quốc tịch. Những thiếu sót của pháp luật về vấn đề quốc tịch của khu vực sẽ làm gia tăng tình trạng không quốc tịch. Tuy nhiên, trong gần đây, các quốc gia ASEAN đã có những biện pháp để ngăn ngừa và giải quyết tình trạng này. Một trong những biện pháp đó là việc nghiên cứu, gia nhập các công ước về tình trạng không quốc tịch. Trên thực tế cho thấy, các quốc gia tham gia Công ước 1954 giải quyết tốt hơn tình trạng người không quốc tịch và bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho họ. Điều này có thể kể đến kinh nghiệm của Philippine, Philippine đã ký kết Công ước 1954 vào năm 1955 và phê chuẩn Công ước 1954 vào năm 2011. Philippine nghiên cứu rất thận trọng trước khi gia nhập Công ước 1954, khi mà pháp luật trong nước cũng chưa điều chỉnh hết những vấn đề về người không quốc tịch. Sau khi phê chuẩn Công ước 1954, Philippine mới bắt đầu sửa đổi các văn bản luật cho phù hợp với tinh thần của Công ước 1954. Philippine là quốc gia giải quyết vấn đề người không quốc tịch hiệu quả nhất trong các quốc gia tham gia Công ước 1954 ở Châu Á - Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng không quốc tịch, các quốc gia cũng gia nhập Công ước 1961 của Liên Hợp Quốc về giảm tình trạng không quốc tịch. Khi tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về giảm tình trạng không quốc tịch, các nước cam kết “hành động theo Nghị quyết 896 (IX) do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 04/12/1954; xem xét một cách thiện chí để giảm tình trạng không quốc tịch bằng một điều ước quốc tế” [17]. Các quốc gia có thỏa thuận đa phương hoặc song phương về quốc tịch, những thỏa thuận này là cơ sở xác định một bộ phận dân cư nhất định thuộc quốc tịch nước nào.
Chương 3
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CÁC QUYỀN CỦA
NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH