Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH
2.2. Một số quyền cụ thể của ngƣời không quốc tịch
2.2.5. Quyền được tiếp cận tòa án, trợ giúp hành chính
Quyền tiếp cận tòa án là một trong những quyền hết sức quan trọng của con người nói chung và đặc biệt quan trọng đối với người không quốc tịch. Tiếp cận Tòa án, giúp cho con người tìm được sự công bằng, được đảm bảo cho quyền lợi của mình khi không được thực hiện hoặc bị xâm phạm. Mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định (Điều 8 Tuyên ngôn nhân quyền).
Người không quốc tịch thuộc đối tượng dễ bị tổn thương, họ không được bảo hộ của bất kỳ quốc gia nào, vì vậy việc giúp họ tiếp cận với t ̣òa án giúp họ tiếp cận được cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi cho mình. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, không phải bao giờ và ở đâu người không quốc tịch cũng có thể được bảo đảm quyền này. Vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do bảo đảm trật tự công cộng, nhiều nước có những quy định hạn chế hơn quyền tiếp cận tòa án đối với người nước ngoài nói chung, người không quốc tịch nói riêng, tại tòa án nước đó. Biểu hiện rõ nhất là quy định về việc đặt cọc thi hành án hoặc cược án phí.
Nhằm bảo đảm quyền tiếp cận toà án của người không quốc tịch, Công ước năm 1954 (Điều 16) khuyến cáo các quốc gia thành viên nên dành sự quan tâm, tôn trọng quyền tự do tiếp cận toà án của người không quốc tịch:
(1). Người không quốc tịch có quyền tự do tiếp cận các toà án ở lãnh thổ của mọi quốc gia thành viên; (2). Người không quốc tịch được hưởng trên lãnh thổ của quốc gia thành viên mà người đó thường trú sự đối xử tương tự như một công dân trong những vấn đề gắn với việc tiếp cận toà án, kể cả sự trợ giúp pháp lý và miễn tiền đặt cọc thi hành án và/hoặc án phí; (3). Đối với những vấn đề được đề cập tại khoản 2, một người không quốc tịch, khi ở những nước khác không phải nước mà người đó thường trú thì sẽ được dành cho sự đối xử như đối với công dân của nước người đó thường trú [4]. Quyền tiếp cận toà án của người không quốc tịch phải được mọi quốc gia thành viên công nhận và dành sự đối xử thuận lợi như nhau.
Yêu cầu tối thiểu đối với quyền tiếp cận toà án là người không quốc tịch phải được hưởng trên lãnh thổ quốc gia thành viên nơi người đó thường trú sự đối xử tương tự như công dân của nước đó, kể cả sự trợ giúp pháp lý, miễn tiền cược án phí hoặc đặt cọc thi hành án. Đây là những bảo đảm quan trọng để người không quốc tịch có thể tự do liên hệ với tòa án, bảo vệ các quyền và lợi ích của mình mỗi khi bị xâm hại.
Thực tiễn tư pháp ở một số quốc gia cho thấy, tiền đặt cược (đặt cọc) đối với việc thi hành án hoặc cược án phí thường rất cao và chủ yếu được áp dụng đối với người nước ngoài. Trong nhiều trường hợp, người nước ngoài khó có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Cho nên khả năng tiếp cận với toà án là rất khó khăn. Vì vậy mặc dù pháp luật quốc tế quy định như vậy nhưng trong quá trình áp dụng tại các quốc gia gặp rất nhiều khó khăn và người không quốc tịch được đảm bảo quyền này là rất khó khăn.
Quyền được trợ giúp hành chính được quy định tại Điều 25 Công ước 1954, theo đó khi một người không quốc tịch thực hiện một quyền mà thông thường cần sự trợ giúp của các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà
người đó không thể có được, quốc gia thành viên mà người đó đang cư trú sẽ thu xếp để giúp đỡ người đó bằng chính cơ quan có thẩm quyền của mình.
Thụy Điển là một quốc gia phát triển, là một trong những quốc gia tham gia nhiều Công ước quốc tế về quyền con người. Thụy Điển đã tham gia Công ước 1954 từ năm 1999. Tuy nhiên, Thụy Điển cũng bảo lưu một số điều, Thuỵ Điển cũng không đảm bảo một số quyền của người không quốc tịch được thực hiện ở Thụy Điển. Về trợ giúp hành chính đối với người không quốc tịch quy định tại khoản 2, Điều 25 Công ước 1954:
Cơ quan hay những cơ quan được đề cập tại khoản 1 sẽ cấp, hoặc yêu cầu cấp dưới sự giám sát của các cơ quan đó, cho người không quốc tịch các giấy tờ hoặc chứng nhận mà thông thường được cấp cho những người nước ngoài bởi hoặc thông qua các cơ quan có thẩm quyền của nước họ [4],
Thụy Điển không thực thi điều khoản này. Thụy Điển không xem xét quyền này và chính quyền Thụy Điển không phải cung cấp giấy chứng nhận cho người không quốc tịch mà không có đủ tài liệu của người đó ở Thụy Điển.
Tại Vincent và Greadines, Chính phủ của St. Vincent và Grenadines chỉ có thể đảm bảo rằng các quy định về trợ giúp hành chính được áp dụng tại St Vincent và Grenadines như luật pháp cho phép.
Tại Vương quốc Lesotho, Chính phủ của Vương quốc Lesotho không thể thực hiện để thi hành các nghĩa vụ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 25 và chỉ có thể thực hiện để áp dụng các quy định của khoản 3 cho đến nay như luật Lesotho phép [64].