Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH
2.2. Một số quyền cụ thể của ngƣời không quốc tịch
2.2.4. Quyền sở hữu tài sản
Quyền sở hữu tài sản bao gồm sở hữu động sản và bất động sản. Người không quốc tịch có quyền được sở hữu tài sản để phục vụ cho cuộc sống của mình như xe máy, ô tô, công cụ lao động, nhà ở... Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản của riêng mình hoặc tài sản sở hữu chung với người khác, không ai bị tước đoạt tài sản một cách tuỳ tiện. Đối với người không quốc tịch thì quyền sở hữu động sản và bất động sản được quy định tại Điều 13 của Công ước năm 1954, các quốc gia thành viên sẽ dành cho người không quốc tịch sự đối xử càng thuận lợi càng tốt, trong bất kì trường hợp nào, cũng không kém thuận lợi hơn sự đối xử được dành cho người nước ngoài nói chung trong
những hoàn cảnh như nhau, đối với việc có được động sản và bất động sản và những quyền khác gắn liền theo đó, cũng như với những hợp đồng cho thuê và hợp đồng khác liên quan đến động sản và bất động sản.
Thực tiễn tư pháp quốc tế cho thấy, do duy trì các chế độ khác nhau về sở hữu và nền kinh tế, nên ở nhiều nước dẫn đến xung đột pháp luật liên quan đến quyền sở hữu của cá nhân. Nhiều nước công nhận quyền sở hữu tài sản (động sản, bất động sản) của người nước ngoài. Cũng có những nước không công nhận quyền này. Do vậy, Công ước 1954 khuyến cáo rằng, các quốc gia thành viên nên dành cho người không quốc tịch sự đối xử càng thuận lợi càng tốt và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không kém thuận lợi hơn sự đối xử được dành cho người nước ngoài nói chung trong hoàn cảnh như nhau, liên quan đến quyền sở hữu tài sản (động sản, bất động sản) và các quyền khác gắn liền với tài sản, cũng như quyền giao kết hợp đồng liên quan đến tài sản đó. Đây thực chất cũng là chế độ tối huệ quốc mà cộng đồng quốc tế khuyến cáo các quốc gia thành viên nên áp dụng đối với người không quốc tịch.
Những quyền sở hữu tài sản của người không quốc tịch có thể ở mức độ thấp hơn so với công dân của quốc gia sở tại. Nhưng sự thấp hơn này cũng không bị coi là phân biệt đối xử. Bởi chế độ pháp lý tối huệ quốc mà quốc gia dành cho người nước ngoài nói chung cũng đã được áp dụng với người không quốc tịch trong quan hệ sở hữu tài sản (động sản, bất động sản).
Liên hệ với thực tiễn này ở một số nước cho thấy, pháp luật các nước thường không phân biệt công dân nước ngoài hay người không quốc tịch trong mối tương quan với quyền sở hữu tài sản. Nghĩa là, ở đó, người nước ngoài (công dân nước ngoài) và người không quốc tịch được hưởng ngang nhau quyền sở hữu tài sản, cũng như quyền giao kết hợp đồng liên quan đến tài sản đó. Luật của Liên bang Nga, Belorus, Hungary đều quy định theo hướng bảo đảm cho người không quốc tịch có quyền sở hữu tài sản ngang bằng với công dân nước ngoài [4, tr.18].
Tại Cộng hòa Bulgaria sẽ áp dụng Điều 21 (quy định về nhà ở) theo các điều kiện và trình tự quy định của pháp luật quốc gia của nước Cộng hòa Bulgaria. Bulgaria sẽ tuỳ thuộc vào điều kiện của quốc gia mình để có những quy định cụ thể về việc sở hữu nhà ở đối với người không quốc tịch cũng như việc đối xử càng thuận lợi càng tốt và không đối xử kém thuận lợi hơn đối với người nước ngoài trong cùng một hoàn cảnh như nhau [64].