Quyền được cấp các giấy tờ cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề về người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài (Trang 49 - 53)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH

2.2. Một số quyền cụ thể của ngƣời không quốc tịch

2.2.7. Quyền được cấp các giấy tờ cá nhân

Người không quốc tịch không là công dân của bất kỳ quốc gia nào, cho nên người đó hầu như không có bất kỳ giấy tờ cá nhân nào có giá trị pháp lý để chứng minh về thân phận của mình. Do đó, họ không có cơ sở để thực hiện các quyền con người tại nơi mà họ đang sinh sống. Việc cấp các giấy tờ cá nhân giúp họ thực hiện được các quyền con người ở quốc gia nước sở tại. Giấy tờ cá nhân của người không quốc tịch nói đến ở đây có thể là giấy chứng

minh, giấy tờ thông hành... Điều 27 Công ước năm 1954 quy định các quốc gia thành viên sẽ cấp giấy chứng minh cho bất kì người không quốc tịch nào trên lãnh thổ của mình mà không có giấy chứng minh có giá trị pháp lý.

Giấy tờ thông hành được quy định tại Điều 28 Công ước năm 1954: "Các quốc gia thành viên sẽ cấp cho người không quốc tịch cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của mình những giấy tờ thông hành cần thiết cho mục đích đi lại ngoài lãnh thổ của mình, trừ phi có những lí do cấp bách về an ninh quốc gia hay trật tự công cộng đòi hỏi khác và những quy định tại Phụ lục của Công ước này sẽ áp dụng liên quan tới những giấy tờ đó. Các quốc gia thành viên có thể cấp giấy tờ thông hành như vậy cho bất kì người không có quốc tịch nào khác trên lãnh thổ của mình; các quốc gia thành viên, cụ thể, phải xem xét với sự cảm thông đối với việc cấp giấy tờ thông hành như vậy cho người không quốc tịch trên lãnh thổ của mình mà không thể có được một giấy thông hành của đất nước nơi họ cư trú hợp pháp". Người không quốc tịch cũng là một con người, có nhu cầu đi lại, xuất nhập cảnh thông thường như bao người khác. Do đó, họ cần có giấy tờ thông hành để xuất nhập cảnh. Quốc gia nơi họ cư trú cần tạo thuận lợi cho họ, cấp giấy tờ thông hành để giúp họ thực hiện quyền tự do đi lại (ra nước ngoài và trở về nước nơi họ cư trú).

Công ước quy định rằng một cá nhân được công nhận là người không quốc tịch theo quy định của Công ước phải được ký kết cấp căn cước và giấy thông hành. Việc cấp giấy thông hành không có nghĩa là cấp quốc tịch, không làm thay đổi quy chế của cá nhân đó, và không trao cho sự bảo hộ quốc gia hoặc quyền được bảo hộ ở cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự. Tuy nhiên, các giấy tờ này đặc biệt quan trọng đối với những người không quốc tịch trong việc tạo thuận lợi cho họ khi đi đến các nước khác để học tập, làm việc, chữa bệnh và nhập cư.

Hoa Kỳ rất khắt khe trong việc nhập quốc tịch, họ quy định rất chặt chẽ trong việc một người sẽ trở thành công dân của họ. Tuy nhiên, những người không quốc tịch luôn được quan tâm, Nhà nước Hoa Kỳ tạo điều kiện để những người không quốc tịch có những quyền nhất định để đảm bảo cuộc sống như quyền được có công ăn việc làm, quyền được thuê nhà ở… Tuy nhiên, họ cũng có những chính sách ràng buộc để những người này phải thực hiện nghĩa vụ với Chính phủ Hoa Kỳ, như có nghĩa vụ tôn trọng luật pháp Hoa Kỳ, nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước… Những người không quốc tịch sống trên lãnh thổ Hoa Kỳ có thể được Chính phủ cấp cho loại thẻ gọi là “Thẻ thường trú nhân”, tức là người thường trú ở Hoa Kỳ. Người được cấp thẻ này không có nghĩa là được nhập quốc tịch Hoa Kỳ nhưng có thẻ này, người không tịch có thể xin được việc làm, thuê được nhà ở, ra khỏi và được quay trở lại Hoa Kỳ. Những người được cấp thẻ này được thực hiện những quyền nhất định và được pháp luật Hoa Kỳ bảo vệ để thực hiện quyền này của mình. Được cấp “Thẻ thường trú nhân” cũng là điều kiện để một người có thể được nhập quốc tịch Hoa Kỳ sau này… Chính phủ Hoà Kỳ xác định đây là một “đặc ân” của Chính phủ Hoa Kỳ dành cho những đối tượng này, Chính phủ có thể bãi bỏ tình trạng thường trú nhân trong những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật [65].

Cộng hòa Áo chỉ được ràng buộc bởi Điều 27 trong chừng mực nó áp dụng cho người không quốc tịch hợp pháp trên lãnh thổ của nước Cộng hòa Áo. Tức là không phải tất cả người không quốc tịch sinh sống tại Áo sẽ được cấp giấy chứng minh. Tuy nhiên, Cộng hòa Áo sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, phát hành hộ chiếu xa lạ với người không quốc tịch ở hợp pháp tại lãnh thổ của mình (theo Điều 28 Công ước). Những người không quốc tịch ở Áo sẽ được chính quyền quốc gia này cấp hộ chiếu (có thể không giống hộ chiếu công dân Áo) nhưng điều này đã ghi nhận sự quan tâm của Nhà nước

đối với người không quốc tịch và người không quốc tịch tại đây có thể đi nước ngoài và được phép quay trở lại Áo [64].

Tại Cộng hoà Bulgaria, pháp luật quy định sẽ cấp cho người không quốc tịch một loại giấy tờ để nhận dạng tình trạng không quốc tịch, những người không quốc tịch nếu được cấp loại giấy tờ này trên lãnh thổ quốc gia sẽ được cấp quyền cư trú có thời hạn hay vĩnh viễn ở quốc gia này và được cấp loại giấy tờ khác giống như giấy phép để người không quốc tịch thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của mình. Căn cứ vào Điều 28 của Công ước, các tài liệu chứng nhận người không quốc tịch, mà là cả một tài liệu nhận dạng và một tài liệu du lịch, sẽ được phát hành cho người mà Cộng hòa Bulgaria đã cấp tình trạng của người không quốc tịch và có giấy phép cư trú vĩnh viễn hoặc lâu dài trên lãnh thổ của nước Cộng hòa Bulgaria. Các tài liệu nêu trên sẽ không được cấp cho những người đã được cấp tình trạng của người không quốc tịch ở nước khác, trừ khi họ có hộ khẩu thường trú hoặc dài hạn tại Cộng hòa Bulgaria và vì lý do không thể vượt qua, hợp lệ chứng minh bằng tài liệu tương ứng, có thể không gia hạn tài liệu du lịch của mình từ trạng thái ban đầu phát hành nó.

Phần Lan là quốc gia đã tham gia Công ước 1954, nhưng khi ký kết Công ước cũng tiến hành bảo lưu đối với các quy định tại Điều 28 Công ước. Mặc dù Phần Lan không chấp nhận cấp các giấy tờ thông hành nhưng chấp nhận các loại giấy tờ này nếu được ban hành bởi các quốc gia ký kết khác theo quy định của Điều 28.

Ở Đức, Điều 23 sẽ được áp dụng mà không hạn chế chỉ cho người không quốc tịch cũng là người tị nạn trong ý nghĩa của Công ước về ngày 28 tháng 7 năm 1951 liên quan đến tình trạng của người tị nạn và Nghị định thư của ngày 31 tháng 1 năm 1967 liên quan đến tình trạng của người tị nạn, nhưng nếu không thì chỉ trong phạm vi được quy định trong luật pháp quốc gia. Điều 27

về việc cấp giấy chứng minh cho người không quốc tịch sẽ không được áp dụng ở quốc gia này. Tuy nhiên, Đức sẽ cấp cho người không quốc tịch những giấy tờ thông hành để những người này được cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của Đức, trên đó có những quy định và ràng buộc đối với người không quốc tịch. Theo Luật Cư trú của Đức, giấy chứng nhận cư trú tạm thời có thể được cấp và được gia hạn cho người không quốc tịch, và đây là cơ sở để họ có thể được cấp giấy phép cư trú dài hạn hoặc nhập cư vào đất nước này [58, tr.35-51].

Cộng hòa Hungary thì áp dụng quy định tại Điều 28 bằng cách phát hành một tài liệu du lịch bằng cả hai ngôn ngữ Hungary và tiếng Anh cho người không quốc tịch.

Liên quan đến việc áp dụng Điều 27 của Công ước, Romania bảo lưu quyền của mình để phát hành giấy tờ chỉ cho người không quốc tịch mà các nhà chức trách có thẩm quyền chuẩn cấp quyền cư trú trên lãnh thổ Romania vĩnh viễn hoặc trong một thời gian xác định, tùy thuộc vào các quy định của pháp luật trong nước.

Slovakia, Nhà nước Cộng hoà Slovak không phải chịu ràng buộc bởi Điều 27 Công ước. Cộng hòa Slovak ban hành giấy tờ chỉ cho người không quốc tịch hiện diện trên lãnh thổ của nước Cộng hoà Slovak đã được cấp dài hạn hoặc giấy phép cư trú vĩnh viễn.

Cộng hòa Moldova bảo lưu quyền áp dụng các quy định của điều 23, 24, 25 và 31 từ Công ước theo luật pháp quốc gia. Đồng thời, Cộng hòa Moldova bảo lưu quyền áp dụng các quy định tại Điều 27 của Công ước chỉ liên quan với không quốc tịch mà đạo luật đã được công nhận bởi Cộng hòa Moldova, và cho rằng những người có phép ở lại trên lãnh thổ Cộng hòa Moldova [64].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề về người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)