CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu:
3.3.1 Dữ liệu thứ cấp
Để thực hiện bài nghiên cứu về ý định mua đồ gia dụng trực tuyến, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thu thập thông tin từ các diễn đàn tạp chí, các trang web uy tín thông qua mạng internet về sự phát triển của thương mại điện tử, sự ảnh hưởng của thương mại điện tử đến tác động mua đồ gia dụng, tần suất mua đồ gia dụng trang mạng hiện nay.
3.3.2 Dữ liệu sơ cấp:
Tác giả đã sử dụng bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát và thu nhập câu trả lời thông qua việc tạo biểu mẫu trên Google. Để tăng độ chính xác cho bảng khảo sát tác giả đã khảo sát sơ bộ 30 nhằm kiểm định thang đo trước khi khảo sát chính thức. sau đó sẽ hiệu chỉnh và khảo sát đại trà các đối tượng trên địa bàn Tp.HCM nhằm kiểm định mô hình và các nhân tố, độ tin cậy, ý nghĩa hồi quy.
3.3.2.1 Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện,
Theo Tabachnick và Fidell (1991) cho rằng kích cỡ mẫu (n) phải thỏa công thức: n≥8k+50 (n là kích thước mẫu, k là số biến độc lập của mô hình). Trong nghiên cứu này gồm có 6 biến độc lập theo công thức của Tabachnick và Fidell (1991) số mẫu dự kiến sẽ là n ≥ 98 mẫu. Bên cạnh đó, Hair Et Al & cộng sự (1998) lại cho rằng để phân tích nhân tố (EFA) tốt nhất thì kích thước mẫu dự kiến tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Công thức n=5*m (m là số lượng thang đo trong mô hình nghiên cứu). Nghiên cứu này gồm 25 biến quan sát. Vì vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần phải có để phục vụ cho phân tích là: 5*25 = 125 (mẫu).
3.3.2.2 Nhận kết quả và xử lý dữ liệu thông qua công cụ phân tích SPSS
Sau khi tiến hành khảo sát, tác giả sẽ thi thập dữ liệu, tiến hành kiểm tra dữ liệu nhằm loại bỏ các phiếu không hợp lệ. Các số liệu, thông tin sẽ được mã hóa và nhập vào phần mềm SPSS 20 để phân tích.
3.3.2.3 Thang đo
Thang đo này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về những yếu tố ảnh hưởng đến mua sắm đồ gia dụng trực tuyến. Các biến nghiên cứu trong bảng câu hỏi sẽ được đo lường trên thang đo Likert, với giá trị khoảng cách là 0,8 với cách tính (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5.