CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
4.2 Phân tích kết quả nghiên cứu
4.2.1 Phân tích thống kê mô tả
Giới tính
Biểu đồ 4.1 cho thấy trong tổng số 206 người tham gia thực hiện khảo sát thì có 121 nữ chiếm 58,7% số người tham gia trả lời và 85 nam chiếm 41,3% số người tham gia trả lời. Điều này cho thấy tỷ lệ nữ giới sử dụng thương mại điện tử để mua sắm đồ gia dụng cao hơn nam nhưng không đáng kể.
Độ tuổi
Biểu đồ 4.2 Biểu đồ thống kê mô tả biến độ tuổi
Biểu đồ 4.2 cho thấy khảo sát có sự tham gia của tất cả các độ tuổi tuy nhiên độ tuổi trên 50 tác giả lại không thu thập dữ liệu nào vì thế biểu đồ không đề cập đến. Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy chiếm tỉ lệ cao nhất là độ tuổi từ 25- 29 tuổi, chiếm 35.5% - 73 người. Đứng thứ hai là độ tuổi từ 18- 24 tuổi với tỉ lệ 22,8% - 47 người. Tiếp theo là độ tuổi 30- 34 tuổi, chiếm 19,9% - 41 người. Thứ 4 là độ tuổi từ 35- 40 tuổi, chiếm 12,6% - 26 người. Thứ 5 là độ tuổi từ 40-50 tuổi chiếm 5,3% - 11 người. Và cuối cùng là độ tuổi dưới 18 tuổi, chiếm 3,9% - 8 người. Sự đa dạng trong độ tuổi có thể mang tính đại diện cao và đem lại kết quả khảo sát khách quan hơn. 3.9% 22.8% 35.5% 19.9% 12.6% 5.3% < 18 tuổi 18-24 tuổi 25-29 tuổi 30-34 tuổi 35-40 tuổi 40-50 tuổi
Nghề nghiệp
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thống kê mô tả biến nghề nghiệp
Biểu đồ 4.3 cho thấy trong biến nghề nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là nhân viên văn phòng chiếm 66 người (32%). Đứng thứ hai là lao động phổ thông chiếm 56 người (27,2%). Thứ ba là học sinh, sinh viên chiếm 37 người (18%.) Thứ tư là ngành nghề khác chiếm 27 người (13,1%). Và cuối cùng là nội trợ chiếm 20 người (9,7%). Người tham gia khảo sát ở nhiều ngành nghề khác nhau tạo nên sự đa dạng cho bài nghiên cứu.
Thu nhập hằng tháng
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thống kê mô tả biến thu nhập
18%
32% 27.2%
9.7% 13.1%
Học sinh, sinh viên Nhân viên văn phòng Lao động phổ thông Nội Trợ Khác 7.3% 20.4% 25.2% 17.5% 9.2% 5.8% 10.7% 2 - 4 triệu 4 – 6 triệu 6 - 8 triệu 8 - 10 triệu 10- 15 triệu 15- 20 triệu trên 20 triệu
Kết quả sau từ biểu đồ 4.4 trong biến thu thập cho ta thấy đối tượng mua đồ gia dụng trực tuyến có thu nhập nằm trong nhiều khoảng khác nhau. Chiếm tỉ lệ cao nhất ở mức từ 6 - 8 triệu, tương đương với 52 người (25,2%). Sau đó là mức từ 4 – 6 triệu, tương đương 42 người (20,4%). Thứ ba là mức từ 8 - 10 triệu chiếm 36 người (17,5% ). Thứ tư là mức trên 20 triệu chiếm 22 người (10,7%). Tiếp theo là khoảng thu nhập từ 10- 15 triệu khoảng thu nhập này đều chiếm chiếm 19 người (9,2%). Kế đến là mức thu nhập 2 - 4 triệu chiếm 15 người (7,3%). Thứ 7 là khoảng thu nhập từ 15- 20 triệu chiếm 12 người (5,8%). Và cuối cùng hoảng thu nhập dưới 2 triệu chiếm 8 người (3,9%).
Thời gian trung bình mỗi lần truy cập vào website mua đồ gia dụng của bạn
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ thống kê mô tả thời gian truy cập Web khi mua sắm đồ gia dụng Trong số 206 đối tượng khảo sát, số người truy cập vào web khi mua sắm đồ gia dụng chiếm 91 đối tượng (44,2%) với thời lượng truy cập từ 10 – 30 phút. Tiếp theo là thời lượng truy cập từ 30 – 60 phút chiếm 78 đối tượng (37,9%). Kế đến là thời lượng truy cập trên 60 phút chiếm 22 đối tượng (10,7%). Cuối cùng thời lượng truy cập dưới 10 phút chiếm 15 đối tượng (7,3%).
Tần suất truy cập vào website mua sắm trực tuyến trong tháng gần nhất trong tháng gần đây 7.3% 44.2% 37.9% 10.7%, Dưới 10 phút Từ 10 – 30 phút Từ 30 – 60 phút Trên 60 phút
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ thống kê mô tả Tần suất truy cập vào website mua sắm
Biểu đồ 4.6 cho ta thấy tần suất truy cập vào website khi mua sắm đồ gia dụng trong tháng gần đây có 89 đối tượng (chiếm 43,2%) truy cập từ 3-5 lần, 55 đối tượng (chiếm 26,7%) truy cập từ 6-10 lần, 51 đối tượng (chiếm 24,8%) truy cập từ 1-2 lần và số còn lại 11 đối tượng (5,3%) truy cập trên 10 lần một tháng.