Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở việt nam 07 (Trang 36 - 40)

Y TẾ TỰ NGUỆ NỞ VIỆT NAM TRONG THỰC TIỄN

2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện của Việt

2.1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện

Đối tượng là học sinh-sinh viên: việc tham gia BHYTTN cho học sinh-

sinh viên nhằm tự trang bị cho mình “chiếc ô” để phòng tránh rủi ro, bệnh tật, có điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu… và mang tính cộng đồng, thể hiện trách nhiệm và tình thương. Mặc dù BHXH Việt Nam đã có nhiều cố gắng phát triển BHYTTN, nhưng trước khi bắt buộc phải tham gia BHYT vào năm 2010, đối tượng tham gia BHYTTN vẫn chủ yếu là học sinh- sinh viên. Một trong những thuận lợi của chương trình BHYT học sinh- sinh viên là mặc dù sự tham gia trên danh nghĩa là tự nguyện, song trong thực tế khi nhà trường công bố thu phí BHYT thì phụ huynh học sinh thường mua BHYT cho con em của mình theo tinh thần “bắt buộc tự nguyện”. Vì vậy, học sinh- sinh viên đã chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nhóm đối tượng tham gia BHYTTN.

Bảng 2.1: Số học sinh-sinh viên tham gia BHYTTN giai đoạn 2005-2009

Năm học Số HSSV tham gia (người) Chênh lệch (Người) Tốc độ tăng (%) 2005-2006 7.460.320 - - 2006-2007 8.019.041 558.721 7,49 2007-2008 8.150.021 130.984 1,63 2008-2009 8.500000 349.979 4,29

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2010), Ban thực hiện chính sách BHYT-BHXH

Việt Nam, Hà Nội).

Theo bảng trên, tính đến hết năm 2009 cả nước hiện có 8,5 triệu học sinh-sinh viên tham gia BHYTTN, so với năm 2005 có 7.460.320 người tức

tăng 1.039.680 người. Nguyên nhân làm tăng đối tượng học sinh-sinh viên tham gia BHYTTN là việc triển khai công tác tuyên truyền đã khá thành công, cũng như việc triển khai đồng bộ và khoa học của loại hình bảo hiểm này.

Đối với đối tượng tự nguyện nhân dân: năm 2007 chiếm 4,9% và năm

2008 là trên 5,3% tổng số đối tượng cần thực hiện mua BHYTTN nhân dân, số còn lại khoảng 95% là người chưa có thẻ BHYT, năm 2009 số tham gia BHYTTN nhân dân chiếm 54%, số còn lại khoảng 94,6% là người chưa có thẻ BHYT. Tỷ lệ tham gia BHYT của đối tượng tự nguyện nhân dân tăng dần qua các năm nhưng đối tượng tham gia BHYTTN còn quá ít so với tổng dân số do đời sống nhân dân còn gặp còn nhiều khó khăn, một mặt họ không có điều kiện tham gia BHYTTN, và khi bị ốm đau bệnh tật thì đã nghèo lại nghèo hơn. Nhìn vào bảng số liệu bên dưới ta thấy năm 2009 thì số người tham gia BHYTTN nhân dân là 2,5 triệu người, giảm so với năm 2006. Đây là do việc triển khai BHYTTN nhân dân chưa thành công vì tâm lý và người dân chưa có điều kiện để tham gia BHYT.

Bảng 2.2: Số đối tượng tham gia BHYTTN nhân dân năm 2006-2009

Năm

Số người tham gia BHYTTN nhân dân

Chênh lệch (Người) Tốc độ tăng (%) 2006 3.073.767 - - 2009 2.500.000 -573.767 -0,18

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2010), Ban thực hiện chính sách BHYT-BHXH

Việt Nam, Hà Nội).

Đối với đối tượng cận nghèo, Chính phủ đã bố trí ngân sách để hỗ trợ

mức đóng BHYTTN cho người cận nghèo, theo quy định, bắt đầu từ năm 2008, những hộ gia đình thuộc diện cận nghèo khi tham gia BHYTTN sẽ được Chính phủ hỗ trợ 50% mức phí, họ chỉ còn phải đóng 50%. Kết quả thực hiện BHYT năm 2008 đối với người nghèo đạt 15,8 triệu người tham gia. Trong đó, nổi bật với chính sách hỗ trợ cho người cận nghèo là Dự án hỗ trợ y tế vùng đồng bằng

sông Cửu Long: sau gần 4 năm triển khai, đã có 600.326 người cận nghèo trong khu vực được hỗ trợ mua BHYTTN (đạt 81,42% so với tổng số người cận nghèo có nhu cầu mua BHYT). Có 9 tỉnh gồm Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang và Trà Vinh đạt 100% số người cận nghèo được hỗ trợ mua BHYTTN. Dự án cũng hỗ trợ hơn 16,9 ngàn lượt bệnh nhân có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn trong toàn vùng chi trả chi phí điều trị tại các bệnh viện với mức hỗ trợ gần 1 triệu đồng/đợt điều trị; hỗ trợ đào tạo hơn 1.300 cán bộ y tế với trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa 2 và chuyên khoa 1 cho 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long [38].

Các nhóm thân nhân người lao động, người thuộc hộ nông dân có mức sống trung bình trở lên, xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể năm 2010 có

3.917.000 người tham gia BHYT đạt tỷ lệ bao phủ 21%, còn 14,6 triệu người thuộc nhóm này chưa tham gia BHYT (bảng 2.3)

Bảng 2.3: Tình hình đối tượng tham gia BHYT theo hình thức tự nguyện năm 2010

Đơn vị tính: nghìn người

TT Đối tượng tham gia

Số có BHYT Tỷ lệ bao phủ (%) Số chưa có BHYT II Nhóm tự nguyện 3.917 21,11 14.635 1 Thân nhân người lao động 0 0,00 6.820 2

Nông dân có mức sống trung bình trở lên, Xã viên hợp tác xã, Hộ kinh doanh cá thể ….

3.917 33,39 7.815

(Nguồn: Nguyễn Hải Như (2011), Báo cáo kết quả nghiên cứu khả năng thực hiện

bảo hiểm y tế toàn dân, Bộ y tế, Hà Nội)

Nhìn chung, tỷ lệ người dân tham gia vào BHYTTN giai đoạn trước 2010 tăng giảm khá đồng đều và được thể hiện trong biểu đồ 2.4 sau:

3.47 6.06 11.16 13.61 14.02 25.66 27.52 29.1 34.77 46.854 3.79 9.74 16 20 23.3 36.87 36.55 39.796 50.07 50.771 0.32 3.68 4.84 6.39 9.28 11.12 9.38 10.69 15.35 3.917 0 10 20 30 40 50 60 1993 1998 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bắt buộc Tổng Tự nguyện

Biểu đồ 2.1: Số người tham gia BHYT từ năm 1993 đến 2010 theo nhóm BHYT bắt buộc và tự nguyện (triệu người)

Có thể thấy, từ năm 2005 đến năm 2010, số người tham gia BHYT trên phạm vi cả nước đã tăng lên không ngừng. Năm 2005 trên phạm vi cả nước mới có trên 23 triệu người (chiếm 28,2 % dân số) tham gia BHYT, đến năm 2010 số lượng tham gia BHYT đã là gần 51 triệu người (chiếm tỷ lệ trên 60% dân số). Nhìn chung số người tham gia BHYT ở các loại hình đều tăng đáng kể, trong đó loại hình BHYT bắt buộc có số tăng lớn và ổn định nhất, loại hình BHYT người nghèo, BHYTTN tuy số lượng có tăng nhưng không ổn định. Theo kết quả nghiên cứu của thạc sỹ Nghiêm Trần Dũng phó Vụ trưởng vụ BHYT, Bộ y tế cho biết do một số bất cập trong việc qui định điều kiện tham gia BHYT có liên quan đến hộ gia đình (chẳng hạn phải có 100% thành viên có tên trong sổ hộ khẩu và cư trú trên cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký tham gia…cũng như qui định phải có ít nhất 10% số hộ gia định trong phạm vi địa bàn xã đăng ký tham gia… thì cá nhân mới được tham gia BHYT) đã được xem xét, điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi

(Nguồn: Nguyễn Hải Như (2011), Báo cáo kết quả nghiên cứu khả năng thực hiện

cho người dân tham gia BHYTTN nên từ năm 2008 đến 2009 số người tham gia BHYT đã không ngừng được tăng cao, phạm vi bao phủ được mở rộng. Tuy nhiên nếu năm 2009 số người tham gia BHYTTN là hơn 15,3 triệu thì năm 2010 chỉ còn hơn 3,9 triệu người, nguyên nhân một phần là do đối tượng học sinh- sinh viên chuyển từ BHYTTN sang bắt buộc [27].

Thực hiện chỉ đạo của BHXH Việt Nam, trong năm 2012, đối tượng trọng tâm vận động tham gia BHYTTN là khu vực lao động nông thôn, lao động trong cơ sở sản xuất nhỏ nhưng nhìn chung tham gia BHYT không tăng nhiều đạt 22%, tại một số tỉnh tỷ lệ này rất thấp dưới 10% (Ninh Thuận 10%, Hà Nam 7,2%, Cà Mau 7,1%, Quảng Trị 6,6%, Nam Định 5,9%, Kiên Giang 5,9%, Thanh Hóa 3%, Nghệ An 3%, Hải Dương 1%...) [22].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở việt nam 07 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)