Thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở việt nam 07 (Trang 48 - 51)

Y TẾ TỰ NGUỆ NỞ VIỆT NAM TRONG THỰC TIỄN

2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện của Việt

2.1.3. Thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ người có thẻ BHYTTN được khám chữa bệnh so với tổng số người tham gia BHYTTN, tình hình người tham gia BHYTTN bị bệnh tăng hay giảm, nhiều hay ít và cho thấy phần nào việc đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh, bảo đảm cho người tham gia luôn được phục vụ trên nguyên tắc đóng - hưởng một cách đầy đủ và kịp thời.

Bảng 2.4: Tình hình số người có thẻ BHYT giai đoạn 2006-2010 Đơn vị tính: nghìn người

Năm Dân số bình quân

Số người có thẻ BHYT

Tổng số % so với

dân số Bắt buộc Người nghèo

Tự nguyện 2006 82.427 36.866 44,73 10.568 15.178 11.120 2007 83.416 36.545 43,81 11.667 15.499 9.379 2008 84.417 39.749 47,09 13.529 15.530 10.690 2009 86.025 50.069 58,20 19.609 15.113 15.347 2010 86.866 50.771 58,45 33.343 13.511 3.917

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2008), Báo cáo quyết toán hằng năm, Hà Nội).

Phân tích bảng số liệu 2.8, có thể thấy trong giai đoạn 2006-2010, số người có thẻ BHYTTN tăng giảm không đều. Cụ thể, trước 2009 tỷ lệ người dân mua thẻ bảo hiểm trung bình trên dưới 10 triệu người thì năm 2009 tăng

lên hơn 15 triệu người (do luật BHYT 2008 đã có hiệu lực thi hành) nhưng đến 2010 thì thẻ BHYTTN chỉ còn trên 3,9 triệu người mua (do đối tượng tham gia đã bị luật thu hẹp). Kết quả nghiên cứu thực tế cho biết:

… có 95,2% mua thẻ BHYT hộ gia đình lý do là để phòng khi ốm đau, có 9,6% là nhu cầu mua cho người già, mua theo phong trào, sử dụng thẻ BHYT hộ gia đình khi khám chữa bệnh là 88,5%, lý do không đi khám chữa bệnh là do tự mua thuốc về chữa 57%, cho rằng bệnh tự khỏi là 42,9%. Lý do không sử dụng thẻ là do thủ tục phiền hà 60% [23].

… có 43,2% người dân thường mua thuốc về tự uống hoặc sử dụng các loại thuốc cổ truyền. Nhiều người cho rằng sức khỏe tốt, không ốm đau nên không cần mua BHYT (46,5%); điều kiện kinh tế của gia đình không cho phép (33,1%). Trong số những người đang tham gia BHYT cũng có nhận thức chưa đúng về BHYT. Không ít người cho rằng, khi tham gia BHYT nhưng bản thân họ không bị ốm đau, do vậy họ không cần sử dụng dịch vụ BHYT. Điều này có nghĩa là tham gia BHYT không có lợi và không muốn tiếp tục tham gia, người dân nông thôn thường đưa ra những lý do về tinh thần thái độ phục vụ của bệnh viện còn chưa tốt; thuốc men chưa đảm bảo… để giải thích cho sự không tham gia mua BHYT của bản thân và gia đình [32].

Việc người dân có thẻ BHYT nhưng khi đi khám, chữa bệnh vẫn không sử dụng đến chiếm một tỷ lệ khá nhiều (chiếm 26,9%) vì có nhiều lý do có thể là quên, có thể là đi khám chữa bệnh vượt tuyến hoặc là do thủ tục quá rườm rà với một mức chi không lớn nên người bệnh tự bỏ tiền túi chi trả mà không cần đến phải thanh toán bằng BHYT.

dân tiếp cận BHYTN. Việc làm thẻ chậm, thời hạn sử dụng quá ngắn đã làm cho hiệu quả sử dụng thẻ không cao. Tình trạng một số người dân mượn thẻ (nhờ chính quyền xác nhận mất chứng minh thư) để được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh BHYT tuyến trên, thậm chí hiện tượng đi khám chữa bệnh để lấy thuốc cho người khác không phải là chuyện hiếm gặp. Người dân đi khám bệnh bằng thẻ BHYT phải chờ đợi khoảng thời gian từ 5-7 tiếng, cá biệt có những người phải chờ đợi cả ngày trời mới đến lượt khám. Còn khi người dân có thẻ BHYT khi muốn vượt tuyến lên tuyến trên để khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc xin giấy chuyển viện. Theo quy định của nhiều bệnh viện, nếu người dân đăng ký khám ban đầu tại cơ sở y tế xã phường, khi muốn lên tuyến trung ương khám bệnh họ phải xin giấy chuyển viện từ ở trung tâm y tế huyện hoặc bệnh viện đa khoa huyện, rồi bệnh viện đa khoa tỉnh. Chữa bệnh theo bảo hiểm còn mất nhiều chi phí gián tiếp như: phong bì, dịch vụ y tế kỹ thuật cao, thuốc đặc trị…Cùng với đó, những hạn chế về chuyên môn, thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm và ứng xử của cán bộ, nhân viên y tế tại một số bệnh viện công, đặc biệt những vụ việc nghiêm trọng xảy ra trong ngành y tế gần đây đã làm giảm lòng tin của người bệnh, tăng bức xúc trong dư luận xã hội, dẫn tới người dân không tha thiết với BHYT. Tình trạng trùng thẻ BHYT ở những người do ngân sách Nhà nước hỗ trợ xảy ra tại nhiều tỉnh (cá biệt có người nhận được 4-5 thẻ). Giai đoạn 2009- 2012, qua rà soát tại 42 tỉnh, thành phố đã phát hiện gần 800.000 thẻ cấp trùng, với số tiền ngân sách phân bổ khoảng 342 tỉ đồng.

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam về kết quả thực hiện thí điểm thẻ BHYT có mã vạch tại thành phố Hồ Chí Minh nhận định: thời gian thực hiện thí điểm từ ngày 23/09/2013 đến ngày 04/10/2013, được thực hiện trên phần mềm quản lý sổ thẻ tại Văn phòng BHXH thành phố và 24 quận, huyện, với 1.179.344 thẻ BHYT có mã vạch [44]. Kết quả cho thấy, việc in thẻ BHYT có

mã vạch trên phần mềm quản lý sổ thẻ đã tạo thuận lợi đối với cơ sở khám, chữa bệnh và người dân trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh phù hợp với chiến lược phát triển BHYT toàn dân. Bên cạnh đó, đã tập trung dữ liệu thực hiện in thẻ có mã vạch 02 chiều đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính như quản lý được dữ liệu phát hành thẻ chính xác, giúp phát hiện thẻ giả, giảm khối lượng công tác từ chối thanh toán do nhập sai mã thẻ, tiết kiệm chi phí hành chính…đồng thời giúp cơ sở điều trị quản lý được bệnh nhân khám, chữa bệnh có tham gia BHYT; quyết toán được nhanh chóng và chính xác hơn chi phí điều trị của các bệnh nhân này với cơ quan BHXH qua ứng dụng mã vạch hai chiều in trên thẻ BHYT. Mặt khác, đã phát hiện những sai sót về dữ liệu trùng thẻ, về sai mã thẻ, sai đối tượng mã hưởng quyền lợi, một người có nhiều thẻ mà trước đây công tác quản lý sổ thẻ chưa kiểm tra được. Việc ứng dụng phần mềm quản lý sổ thẻ trong công tác quản lý thẻ đã xây dựng được một hệ thống quản lý phân quyền sử dụng theo chức năng nhiệm vụ, xây dựng bảng phân quyền truy cập vào phần mềm tại BHXH thành phố và kiểm soát việc truy cập hệ thống của các BHXH quận, huyện. Với những ưu điểm trên, mẫu thẻ mới đã được triển khai sâu rộng trên cả nước vào năm 2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở việt nam 07 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)