Y TẾ TỰ NGUỆ NỞ VIỆT NAM TRONG THỰC TIỄN
2.2. Đánh giá, nhận xét về thực trạng thi hành pháp luật bảo
2.2.1. Những kết quả đã đạt được trong quá trình thi hành pháp luật về
về bảo hiểm y tế tự nguyện
So với lịch sử BHYT thế giới hàng trăm năm thì chặng đường 20 năm thực hiện chính sách pháp luật về BHYT ở Việt Nam, nhất là sau gần 4 năm thực hiện Luật BHYT, chúng ta đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, từng bước tiếp cận mục tiêu BHYT toàn dân, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển kinh tế và bảo đảm ổn định chính trị-xã hội. Đặc biệt, chính sách BHYTTN tuy chặng đường phát triển không dài song đã đạt được những bước tiến nhất định trong thời gian qua, cụ thể:
Thứ nhất, BHYTTN đã mở rộng quyền lợi tham gia, người tham gia
bảo hiểm được thanh toán những chi phí khám chữa bệnh mà trước đây không có như: Chi phí điều trị do tai nạn giao thông. Việc thanh toán sẽ tính đến nguyên nhân gây tai nạn, ví dụ những trường hợp chấn thương do đua xe chắc chắn sẽ không được bảo hiểm (để giảm bớt ngân sách cho nhà nước khi chi cho những tệ nạn của xã hội). Qua thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT- BTC của Bộ Y tế - Bộ Tài chính ngày 14/8/2009 hướng dẫn thực hiện BHYT quy định: trường hợp đã xác định được là không vi phạm pháp luật thì quỹ BHYT thanh toán theo quy định; trường hợp chưa xác định được là có vi phạm pháp luật về giao thông hay không thì người bị tai nạn giao thông tự thanh toán các chi phí điều trị đối với cơ sở y tế. Khi có xác nhận không vi
phạm pháp luật về giao thông của cơ quan có thẩm quyền thì người bệnh mang chứng từ đến BHXH để thanh toán theo quy định. Quỹ BHYT không thanh toán đối với trường hợp tai nạn giao thông do vi phạm pháp luật về giao thông và trường hợp người bị tai nạn giao thông, nhưng thuộc phạm vi thanh toán của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động; chi phí phục hồi chức năng trong thời gian điều trị, khám chữa bệnh; chi phí vận chuyển chuyển tuyến, áp dụng cho một số đối tượng như người nghèo, người có công với cách mạng, người công tác ở vùng sâu vùng xa… Hỗ trợ chi trả cho các dịch vụ kỹ thuật cao như chẩn đoán hình ảnh, can thiệp tim mạch, những ca bệnh cần biệt dược đắt tiền hay điều trị kinh niên (như chạy thận, ghép gan…) cũng sẽ được hỗ trợ trong giới hạn quy định.
Tất cả với mục đích tạo sự đa dạng trong quy định của BHYTTN khuyến khích mọi người tham gia ngày càng nhiều để giảm bớt ngân sách cho Nhà nước trong quá trình bù lỗ. Đây cũng chính là hiệu quả tích cực khi mà ngân sách nhà nước ta đã phải bỏ khá nhiều trong những năm qua cho BHYTTN.
Thứ hai, BHYTTN đã góp phần mở rộng đối tượng tham gia. Những
người mà trước đây không nằm trong diện BHYT bắt buộc thì không được tham gia BHYT do đó một phần bệnh nhân nghèo không có khả năng chi trả cho khám chữa bệnh bằng dịch vụ dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nghèo và ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội của nhà nước ta. Từ ngày có BHYTTN thì người nào có nhu cầu khám chữa bệnh đều được tham gia và đã mang đến kết quả sức khỏe của những người bệnh mà không nằm trong đối tượng tham gia BHYT bắt buộc trước đây được chăm sóc tốt hơn. Việc mở rộng đối tượng tham gia đã tạo điều kiện cho số người tham gia BHYTTN tăng lên tương đối, trong đó số tham gia chủ yếu là người già, người bệnh chữa trị dài ngày với chi phí lớn, học sinh-sinh viên; đồng thời cũng góp phần mở rộng hoạt động khám, chữa bệnh tại tuyến xã, từ đó củng cố và phát
triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các dịch vụ y tế của người có thẻ BHYT.
Thứ ba, nếu như trước đây những người có thẻ BHYT chỉ được khám
chữa bệnh ở bệnh viện công lập, thì nay họ có thêm cơ hội khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế tư. Xu hướng này ngày càng gia tăng mang đến hiệu quả khả quan, bệnh viện tư tham gia hệ thống BHYT là cần thiết, để góp phần chia sẻ với y tế công lập, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia BHYT. Là một cơ sở khám chữa bệnh BHYT bệnh viện tư phải chấp nhận hình thức quyết toán giá như một bệnh viện của Nhà nước. Hiện nay Nhà nước khuyến khích tư nhân tham gia vào BHYT, tạo ra môi trường cạnh tranh có lợi cho người bệnh nhằm mang đến cho họ một dịch vụ y tế hoàn hảo nhất tuỳ theo khả năng tài chính của khách hàng, cụ thể: bệnh viện tư hiện nay được tạo một hướng mở, ngoài số tiền được cơ quan BHYT thanh toán, còn được thu thêm một số khoản chênh lệch, không ép buộc nhưng làm sao để người có thẻ BHYT chấp nhận được, để họ cảm nhận sự tiện lợi, vừa không tốn kém. Nếu thu quá cao thì người có thẻ BHYT sẽ ít chọn đến khám ở các bệnh viện tư. Với sự tham gia của khu vực tư nhân vào BHYTTN sẽ góp phần làm đa dạng và chất lượng phục vụ sẽ được cải thiện, giảm bớt sự ùn tắc bệnh nhân khi số lượng đông, cũng như với sức cạnh tranh giữa các bệnh viện tư sẽ làm cho hiệu quả phục vụ ngày càng được nâng lên.
Thứ tư, hiện tại mạng lưới đại lý bán BHYTTN đã được triển khai rộng
khắp tất cả các khu vực từ thành thị đến nông thôn, đặc biệt là các đại lý bán BHYTTN ở các khu vực vùng sâu vùng xa, nhằm tăng cường hơn nữa sự tiện lợi cho người tham gia BHYTTN, đảm bảo sự công bằng trong thụ hưởng các chính sách xã hội đặc biệt đối với người nghèo, và vùng kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn. Việc mở rộng khám chữa bệnh xuống tuyến xã đã góp phần củng cố và phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban
đầu; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận dịch vụ y tế của người có thẻ BHYT.
Thứ năm, BHYTTN đã góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo,
bảo đảm công bằng và an sinh xã hội khi hàng triệu người bệnh có thu nhập thấp, người nghèo, mắc các bệnh nặng không có hoặc có ít khả năng chi trả cho việc điều trị bệnh thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh.
Thứ sáu, đã có sự phối hợp giữa BHXH Việt Nam và Bộ Y tế trong
việc kiểm tra khám chữa bệnh BHYTTN, quản lý, sử dụng quỹ BHYTTN tại một số địa phương. Trong số gần 4.500 lượt kiểm tra tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã phát hiện nhiều sai phạm, đặc biệt là việc lạm dụng thuốc, lạm dụng xét nghiệm và đã yêu cầu xuất toán 149 tỷ đồng, một số cán bộ y tế đã bị xem xét xử lý hành chính hoặc hình sự [4].