Y TẾ TỰ NGUỆ NỞ VIỆT NAM TRONG THỰC TIỄN
2.2. Đánh giá, nhận xét về thực trạng thi hành pháp luật bảo
2.2.2. Những hạn chế, bất cập còn tồn tại cần khắc phục
Tuy BHYTTN đã đạt được thành công nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại khá nhiều vấn đề còn kém hiệu quả từ xây dựng cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện dẫn đến nhiều vấn đề nan giải cho người ra quy định lẫn người tham gia.
Thứ nhất, chính sách BHYTTN gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng
đối tượng tham gia; mức đóng thấp, mất cân đối quỹ chủ yếu ở nhóm đối tượng BHYTTN. Tốc độ mở rộng diện bao phủ của các chương trình BHYTTN ở nông thôn đã tăng tương đối nhưng không tăng nhiều về số lượng tuyệt đối của người tham gia; BHXH Việt Nam giao chỉ tiêu số người tham gia BHYTTN nhân dân (bao gồm các đối tượng nông dân, lao động tự do ở thành phố …) cho từng tỉnh, thành phố, nhưng kết quả thực hiện hàng năm thường thấp hơn so với kế hoạch được giao. Mức đóng BHYT bình quân cả 2 khu vực BHYT bắt buộc và tự nguyện có sự chênh lệch lớn và chưa đáp ứng được chi phí thực tế. Đặc biệt, Luật BHYT phân chia ra quá nhiều đối tượng
nên việc quản lý hết sức nan giải dẫn đến tình trạng “lựa chọn ngược”, tức là những người có bệnh nặng háo hức tham gia (vì giá rẻ, vì được thanh toán 100%) còn những người khoẻ mạnh thì không hào hứng. Ngoài ra trong triển khai BHYTTN nhân dân đã buông lỏng công tác thẩm định và kiểm tra danh sách người tham gia BHYTTN nên cũng tạo điều kiện cho một số người dân chỉ khi ốm đau mới tìm mua thẻ BHYT. Một điểm nữa đó là điều kiện triển khai BHYTTN theo hộ gia đình và thân nhân người lao động còn sơ hở: đối với hộ gia đình, yêu cầu phải 100% thành viên tham gia BHYTTN và phải có ít nhất 10% số hộ gia đình trong xã phường đăng ký tham gia. Trên thực tế, số hộ đăng ký tham gia đạt hoặc vượt tỷ lệ quy định (trên 10%), nhưng khi thu tiền lại chỉ có một số hộ gia đình nộp tiền, tính theo tỷ lệ chỉ đạt vài % số hộ. Tuy nhiên theo quy định thì cơ quan BHXH vẫn phải thu tiền, phát hành thẻ BHYT cho các hộ gia đình hoặc thực hiện BHYTTN cho thân nhân người lao động, điều kiện duy nhất là 100% thân nhân của người lao động tham gia, như vậy trong một đơn vị, nếu chỉ một người lao động mua thẻ cho thân nhân của mình thì vẫn hợp lệ.
Thứ hai, quyền lợi của người tham gia BHYT đã từng bước được bảo
đảm nhưng vẫn chưa giải quyết được mối quan hệ giữa quyền lợi và mức đóng BHYT khi mở rộng phạm vi bao phủ, nhất là với các nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ và nhóm tham gia BHYTTN, ảnh hưởng đến sự an toàn của quỹ BHYT. Việc phải lựa chọn những người có nguy cơ rủi ro sức khoẻ cao vào BHYTTN càng nhiều thì nguy cơ cháy quỹ càng cao, nhà nước phải lấy thêm ngân sách nhiều hơn nữa để bù đắp vào quỹ bảo hiểm. Nếu như toàn xã hội ai cũng tự nguyện tham gia BHYT thì mọi người sẽ cùng chia sẻ tốt rủi ro cho nhau, nhà nước không phải lấy ngân sách để bù đắp, toàn xã hội sẽ không bị tổn thất, tạo tiền đề vững chắc phát triển kinh tế xã hội.
tuyến cơ sở còn nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ cán bộ y tế hay quy trình, thủ tục khám chữa bệnh BHYT; hiện tượng lạm dụng thuốc, trang thiết bị y tế đang có xu hướng ngày một tăng. Cụ thể: thủ tục khám chữa bệnh BHYT tại hầu hết các cơ sở y tế đều rườm rà, có sự phân biệt đối xử giữa người khám BHYT với người khám dịch vụ, tinh thần, thái độ phục vụ của các y bác sĩ chưa chu đáo dẫn đến giảm lòng tin đối với tham gia BHYTTN. Cung cấp dịch vụ BHYT tại tuyến xã chưa phù hợp với cơ cấu bệnh tật của người dân; việc xây dựng bảng giá viện phí tại một số cơ sở khám chữa bệnh còn chậm, sự phối hợp giữa BHYT và cơ sở khám chữa bệnh chưa chặt chẽ khiến người được hưởng BHYT còn phải chờ đợi lâu. Các bệnh viện không công nhận xét nghiệm lẫn nhau nên khi chuyển viện, người bệnh phải xét nghiệm lại, gây lãng phí. Cơ sở phát hành BHYTTN chưa nắm rõ tình hình sức khỏe của người tham gia bảo hiểm. Bác sĩ không thể xác định người bị tai nạn giao thông có vi phạm luật hay không, trạm y tế là cơ sở khám chữa bệnh ban đầu nhưng chưa có danh mục thuốc, cần quy định rõ vấn đề cho chuyển viện…
Thứ tư, phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT dễ gây
lạm dụng dịch vụ, thuốc, tăng chi phí hành chính cho cả phía bệnh viện và cơ quan BHYT. Việc thanh quyết toán chi phí giữa cơ quan BHXH với các cơ sở y tế chưa kịp thời.
Thứ năm, trên thực tế, đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
sức khỏe, công tác phát hành, thu phí khá đa dạng và đơn giản. Bởi vì, hệ thống đại lý phát hành đa dạng, không cần phải làm các thủ tục bảo lãnh của chính quyền địa phương, quyền lợi được hưởng ngay sau thời điểm phát hành, và tùy địa bàn, có thể có hàng chục đại lý trên một xã, phường. Trong khi đó, đại lý thu BHYTTN lại ràng buộc bởi cơ chế hành chính khá “cứng”, chẳng hạn, người làm đại lý phải có đầy đủ các điều kiện theo quy định tại điều 4,
điều 5, điều 6 Quyết định số 509/QĐ-BHXH ngày 09/3/2006 của BHXH Việt Nam về việc ban hành quy chế tổ chức và quản lý hoạt động của đại lý thu
BHYTTN, như: “… Có bằng tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên; có khả
năng giao tiếp, hiểu về chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, nắm vững chế độ BHYT, có chứng chỉ đào tạo đại lý do cơ quan BHXH cấp…” [1].
Ngoài ra, để được ký hợp đồng làm đại lý thì phải có giấy bảo lãnh của ủy ban nhân dân cấp xã và thường mỗi xã, phường chỉ có một đại lý làm việc theo giờ hành chính.
Thứ sáu, tính chưa đồng bộ và nhất quán trong các chính sách, văn
bản hướng dẫn về BHYTTN đã làm nảy sinh một số vấn đề vướng mắc trong thực hiện. Bất cứ loại hình bảo hiểm nào cũng được xây dựng trên nguyên tắc chia sẻ cộng đồng và đối với BHYTTN, đặc tính này lại càng thể hiện rõ nét. Nếu như việc hưởng lương hưu là tất yếu đối với hầu hết những ai tham gia bảo hiểm hưu trí (chỉ trừ một vài người kém may mắn) thì BHYTTN lại khác. Ở đây, có những người đóng bảo hiểm suốt đời mà không bao giờ “phải” hưởng, nhưng cũng có người mới tham gia một năm đã hưởng cả đời. Tuy nhiên với những qui định hiện hành, nguyên tắc lấy số đông bù số ít đang bị triệt tiêu. Tình trạng một số người dân mượn thẻ (nhờ chính quyền xác nhận mất chứng minh thư) để được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh BHYT tuyến trên, thậm chí hiện tượng đi khám chữa bệnh để lấy thuốc cho người không phải là chuyện hiếm gặp. Tình trạng lạm dụng quỹ BHYT từ phía người có thẻ đang gia tăng như tình trạng cho mượn thẻ đi khám chữa bệnh và nhờ chính quyền địa phương xác nhận vào đơn do mất chứng minh thư để được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh BHYT tuyến trên, thậm chí hiện tượng đi khám chữa bệnh để lấy thuốc cho người khác sử dụng đang phổ biến ở các cơ sở khám chữa bệnh.
BHYTTN chưa được coi trọng; nhận thức về trách nhiệm, lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác BHYTTN của một số cấp uỷ, chính quyền cũng như nhận thức của nhân dân về nghĩa vụ tham gia BHYTTN còn hạn chế. Những người giàu họ thường có trách nhiệm với sức khỏe của mình, mặc dù họ đã mua BHYTTN nhưng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như điều kiện chăm sóc tốt hơn. Còn đối với người nghèo, họ thường ỷ lại vào BHYT sẽ chi trả khi ốm đau bệnh tật nên họ ít quan tâm đến sức khỏe hơn và cũng có thể là do hoàn cảnh gia đình khó khăn không có điều kiện chăm sóc sức khỏe từ đó dẫn đến sự không công bằng giữa người giàu và người nghèo khi tham gia bảo hiểm.