Y TẾ TỰ NGUỆ NỞ VIỆT NAM TRONG THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện của Việt
2.1.4. Thủ tục, chất lượng khám chữa bệnh
Có thể nói, quyền lợi của người tham gia BHYTTN những năm vừa qua đã cơ bản được bảo đảm. Việc ứng dụng kỹ thuật cao không chỉ được áp dụng tại các cơ sở tuyến trung ương, mà cả tuyến tỉnh, tuyến huyện nên thời gian qua, các bệnh viện, các tuyến điều trị tiếp tục được nâng cao chất lượng, từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Nếu như trước đây những bệnh phức tạp như: ghép gan, ghép thận, can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim hở...luôn phải “cầu cứu” đến các bác sỹ chuyên khoa nước ngoài hay phải ra nước ngoài chữa trị thì nay ở nhiều bệnh viện với việc áp dụng kỹ
thuật cao ngang tầm với các nước phát triển những bệnh nguy hiểm đã được can thiệp kịp thời tại các bệnh viện tuyến trung ương và kể cả nhiều bệnh viện tuyến tỉnh. Để có được kết quả như vậy một phần lớn phải nói đến việc các bệnh viện đã quyết tâm cử hàng nghìn lượt cán bộ đi chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật cho tuyến dưới, qua đó chuyển giao được các kỹ thuật lâm sàng, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến dưới.
Bên cạnh những kết quả tốt đã đạt được, thủ tục, chất lượng khám chữa bệnh vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập. Một trong những hạn chế đó là khả năng đáp ứng của hệ thống cung ứng dịch vụ ở một số địa phương đối với nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người tham gia và thủ tục trong khám chữa bệnh. Những hạn chế đó dẫn tới sự chưa hài lòng của các bên tham gia BHYTTN, nhất là làm giảm niềm tin của người dân đối với chính sách BHYT. Cụ thể, mạng lưới chăm sóc ban đầu chưa thỏa mãn nhu cầu tiếp cận dịch vụ y tế thuận lợi và có chất lượng. Ở khu vực nông thôn, trạm y tế xã là điểm tiếp cận gần dân nhất, nhưng đa số y - bác sĩ ở xã ít có thời gian và thiếu điều kiện (chuyên môn, trang bị kỹ thuật, thuốc) để chăm sóc, khám, chữa bệnh cho người có BHYT. Điều này càng rõ hơn khi cần chăm sóc, theo dõi các bệnh không lây truyền ở tuyến xã. Đa số người tham gia BHYT phải đến các bệnh viện tuyến trên để đạt được mục tiêu về chất lượng dịch vụ. Khám, chữa bệnh vượt tuyến dẫn tới sự quá tải ở tuyến trên (bệnh viện tỉnh, đặc biệt là các bệnh viện trung ương) và sự tốn kém của người tham gia BHYT phải gánh chịu các chi phí không chính thức và chi phí cơ hội lớn ở tuyến trên; những chi phí này thường lớn hơn so với chi phí được BHYT chi trả.
Những quy định trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT tiếp tục tạo ra một số bất cập mới trong phục hồi chi phí. Việc áp dụng trần thanh toán bằng 90% quỹ khám, chữa bệnh của số người đăng ký khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế đối với chi phí khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế đó và chi phi
phát sinh của bệnh nhân tại cơ sở y tế tuyến trên dẫn tới tình trạng cơ sở y tế bắt buộc phải hạn chế quyền lợi của bệnh nhân và hạn chế chuyển bệnh nhân BHYT đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khác. Về thủ tục khám chữa bệnh, khác với người bệnh tự đóng viện phí, người bệnh có thẻ BHYT khi khám chữa bệnh phải có thêm các thủ tục hành chính liên quan đến xác nhận đối tượng vào khám chữa bệnh, xác nhận được sử dụng dịch vụ y tế và làm các thủ thục hành chính liên quan đến BHYT như: xuất trình thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh, các giấy tờ liên quan; giấy giới thiệu chuyển viện, hồ sơ chuyển viện hoặc giấy hẹn khám lại theo yêu cầu điều trị của cơ sở khám chữa bệnh tuyến trước gửi người bệnh đi, photo giấy chuyển viện, nộp thẻ và nhận lại thẻ BHYT...
Thủ tục thanh toán khám chữa bệnh BHYT, giấy chuyển viện khi chuyển lên tuyến trên phải kê khai quá nhiều biểu mẫu. Tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên luôn là nỗi ám ảnh với các bệnh nhân bị bệnh nặng phải chuyển viện. Có khi người bệnh phải chầu chực hàng ngày trời để chờ đến lượt khám, rồi cảnh hai, thậm chí ba người nằm chung một giường bệnh... Nhiều lúc vì một lý do nào đó, người bệnh phải thanh toán viện phí trực tiếp tại cơ quan BHXH thì chỉ được thanh toán tối đa 70% trong tổng số chi phí nhưng lại phải chờ hàng tháng, thậm chí hàng năm để BHYT thẩm định hồ sơ. Chính sự chậm trễ trong quy trình thanh toán này khiến cho người bệnh đã khó càng khó thêm, đặc biệt là do thiếu các quy định về xã hội hoá, tự chủ tài chính, dẫn tới tình trạng lạm dụng trang thiết bị y tế do bệnh viện huy động từ nguồn xã hội hoá, gây lãng phí và ảnh hưởng sức khoẻ người dân khi các bác sĩ chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật sử dụng máy móc thiết bị quá mức cần thiết với tình trạng bệnh lý. Thực tế này còn dẫn tới sự mất cân bằng mới là người nghèo đóng góp cho người giàu hưởng, vì số bà con ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện đi khám, chữa bệnh, trong khi ở thành thị lại có điều
kiện hơn. Thời gian qua nhiều người được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh tới 400 triệu đồng, cá biệt có người gần 1 tỷ đồng… còn ở một số vùng nông thôn, khu vực miền núi nhiều khi đi khám bệnh BHYT chỉ được vài vỉ thuốc cảm, vì ở những khu vực này điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đến trình độ của y, bác sĩ có hạn. Mối quan hệ giữa BHYT và bệnh viện đáng lẽ phải chung lưng, gắn bó lo cho người bệnh lại bắt tay khá gượng ép, tình trạng phiền hà, phân biệt đối xử khiến bệnh nhân BHYT với người khám dịch vụ là nguyên nhân gây đến tình trạng bức xúc trong người dân. Nhiều người dân hiện vẫn mang tâm lý khi đi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT sẽ bị nhân viên trong ngành y tế có thái độ thờ ơ, khó chịu… nên khám tư nhân cho vừa nhanh, vừa thoải mái, tốn kém một chút cũng chấp nhận.