Y TẾ TỰ NGUỆ NỞ VIỆT NAM TRONG THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện của Việt
2.1.6. Trình độ nhận thức của người dân về chính sách bảo hiểm y tế
tự nguyện
Trong quá trình thực hiện, chính sách BHYT nói chúng cũng như BHYTTN nói riêng đã chứng minh được tính ưu việt của nó, đã giúp rất nhiều người vượt qua khó khăn vì bệnh tật, cứu hàng nghìn gia đình không rơi vào cảnh bần cùng khi phải chữa trị bệnh tật cho người thân, BHYTTN thực sự đã trở thành “cứu cánh” cho hàng triệu người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra được tính nhân đạo, nhân văn của chính sách BHYTTN, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân nhận thức, suy nghĩ chưa đúng về chính sách BHYTTN. Nguyên tắc của BHYTTN là có đóng có hưởng, cộng đồng cùng chia sẻ rủi ro, lấy số đông người đóng để bù cho những người không may bị mắc bệnh, phải điều trị tốn kém tiền bạc nhưng không ít người vẫn “thờ ơ” khi nhắc đến việc tham gia BHYTTN; trong suy nghĩ họ cho rằng đóng BHYTTN chỉ để người khác hưởng, bản thân khỏe mạnh, lo gì? Ngược lại với cách suy nghĩ trên, có người coi BHYTTN như là “chùm khế ngọt”, tìm mọi cách để được hưởng, thậm chí còn trục lợi. Thực tế nhiều trường hợp khi khỏe mạnh không tham gia BHYTTN đến khi mắc bệnh thì mới tính đến việc tham gia BHYTTN để hưởng lợi, có những chị em khi mang thai gần đến kỳ sanh nở mới tham gia BHYTTN để giảm chi phí … Bên cạnh đó, có một bộ phận người dân cho rằng tham gia BHYTTN vì sợ bị phân biệt, đối xử khi đi khám, chữa bệnh song điều này ít xảy ra trong thực tế, bởi vì đội ngũ y, bác sỹ khám bệnh không phải là người trực tiếp cấp thuốc và thu tiền; do vậy, khi người bệnh đến phòng khám thì trước mắt họ là bệnh nhân, họ có trách nhiệm
phải thăm khám và chữa trị chứ không bao giờ nghĩ đến đó là bệnh nhân có thẻ hay không có thẻ BHYT. Trái lại khi biết bệnh nhân chưa có thẻ BHYT, họ còn khuyên nên tham gia BHYT cho đỡ chi phí khám, chữa bệnh, giảm gánh nặng cho gia đình. Còn có một bộ phận khác cho rằng, mỗi lần đi khám bệnh bằng thẻ BHYT thì y, bác sỹ thường cho thuốc rất nhiều, thời gian điều trị lâu và thường là thuốc “nội”, uống không hết bệnh cho nên không tham gia. Từ những nhận thức như trên làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách BHYTTN, nhất là ảnh hưởng đến lộ trình thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2020 theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Lưu Viết Tĩnh về BHYTTN theo hộ gia đình:
Khi chấm điểm về thái độ của người đã có thẻ đối với BHYT hộ gia đình có 86,4% đồng tình (đạt yêu cầu), tỷ lệ này cho thấy sự chưa hài lòng của người dân về quyền lợi khi tham gia BHYT hộ gia đình với tỷ lệ khá cao 13,6%; có 67% cho rằng, cần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT và 63% đề nghị nâng cao tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ y tế [40].
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Văn Song và Lê Trung Thực:
Việc thủ tục hành chính phiền hà trong việc đi khám chữa bệnh cũng ảnh hưởng (42,33%) tới việc tham gia BHYT của nông dân, nên người dân tự mua thuốc về điều trị tại nhà, chất lượng khám chữa bệnh chưa cao dẫn đến sự không hài lòng khi sử dụng thẻ BHYT trong khám chữa bệnh và chế độ phục vụ của cơ sở khám chữa bệnh kém ảnh hưởng đến 70,33% số người điều tra. Nhóm tác giả cũng đã kết luận: chỉ có 44,34% nông dân hiểu biết về chính sách BHYT, nông dân không hiểu về chính sách BHYT
chiếm 55,67%, bất cứ nông dân nào đến bệnh viện cũng có thể nhận ra, đó là tình trạng qúa tải, khó khăn đối với người bệnh, phiền hà, thiếu minh bạch trong qúa trình điều trị, chất lượng khám chữa bệnh chưa cao... dẫn đến sự không hài lòng khi sử dụng thẻ BHYT trong khám chữa bệnh [36]
Bảng 2.5: Lý do người dân không tham gia BHYT
Nội dung Số người n=120 Tỷ lệ % So với tổng Có giá trị Cộng dồn
Mức đóng BHYT cao, không đủ tiền đóng 53 44,2 45,3 45,3
Chất lượng khám, chữa bệnh không bảo đảm 15 12,5 12,8 58,1
Thuốc BHYT không đủ 5 4,2 4,3 62,4
Thủ tục phiền hà 17 14,2 14.5 76,9
Không biết để mua 10 8,3 8,5 85,5
Không trả lời 13 10,8 11,1 96,6
Khác 7 5,7 3,4 100
Nguồn: Nguyễn Hải Như (2011), Báo cáo kết quả nghiên cứu khả năng thực
hiện bảo hiểm y tế toàn dân, Bộ y tế, Hà Nội.
Bảng 2.9 cho thấy, có đến 45,3% trả lời lý do không tham gia BHYT là do mức đóng cao, chỉ có 12,8% cho rằng do chất lượng khám, chữa bệnh không bảo đảm và 14,5% cho rằng do thủ tục khám chữa bệnh phiền hà.
Nhận thức của người dân qua phỏng vấn điều tra cho thấy có 84,6% người dân được biết về BHYT từ nguồn thông tin do các bộ chính quyền đoàn thể xã, tiếp đến là do cán bộ BHXH huyện 41,2%, các nguồn thông tin từ các phương tiên thông tin truyền thông đại chúng có tỷ lệ thấp: đài phát thanh 0,4%, tivi 36%. 93,75% số chủ hộ trả lời đạt yêu cầu từ 4 nội dung về chính sách BHYT, tỷ lệ này cho thấy để tham gia BHYT, trước hết người dân phải
hiểu về chính sách BHYT, sau đó mới quyết định tham gia [42]. Điều đáng bàn ở đây là nguồn thông tin mà người dân nhận được chủ yếu là từ cán bộ chính quyền đoàn thể xã, vì vậy để triển khai thực hiện được BHYTTN trước hết đội ngũ cán bộ này “phải hiểu, phải thông” chính sách thì tuyên truyền vận động nhân dân mới đạt kết quả và ngược lại.
2.2. Đánh giá, nhận xét về thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam