“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng di động để mua sắm trực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mỹ phẩm trên ứng dụng shopee tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

2.3 Những nguyên cứu trong và ngoài nước

2.3.1.3 “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng di động để mua sắm trực

tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2019)

Nghiên cứu nhằm khám phá ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng của người tiêu dùng Việt Nam đối với các ứng dụng mua sắm trên ứng dụng di động. Kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp của mô hình lý thuyết với dữ liệu thị trường cũng như việc chấp nhận một số các giả thuyết đề ra trong mô hình nghiên cứu. Với mục đích kế thừa và phát triển các nghiên cứu đi trước ở cả trong nước và ngoài nước.

Thái độ

Ý kiến nhóm tham khảo

Nhận thức kiểm soát

Rủi ro cảm nhận

Nhóm nghiên cứu đã thu được một số kết quả khả quan, cụ thể là ý định sử dụng ứng dụng mua sắm của người tiêu dùng chịu tác động của năm nhân tố dựa trên việc áp dụng lý thuyết chấp nhận công nghệ. Phân tích hồi quy bội với bộ dữ liệu thu thập từ 315 khách hàng, để kiểm tra các nhân tố trong mô hình đề xuất (gồm 8 nhân tố), nhóm đã thu được 5 nhân tố có tác động trực tiếp lên ý định sử dụng ứng dụng mua sắm di động: Tính linh hoạt, Thói quen, Tin tưởng, Động lực hưởng thụ và Rủi ro cảm nhận. Ngoài việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng lên ý định sử dụng nhóm nghiên cứu còn muốn thông qua nghiên cứu này, trợ giúp các công ty hoạt động trên lĩnh vực thương mại điện tử có cái nhìn bao quát nhất về các khách hàng mua sắm qua ứng dụng di động; từ đó có những bước phát triển – hoàn thiện ứng dụng bán hàng di động của mình cũng như thực hiện thuận lợi các chiến lược phát triển trong tương lai. Nên qua đó tác giả kế thừa những yếu tố này để đưa vào mô hình đề xuất của mình về đề tài “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mỹ phẩm trên ứng dụng Shopee của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”. Trong đó, tác giả kế thừa yếu tố “Động lực hưởng thụ” và “rủi ro cảm nhận” vào đề tài nghiên cứu và hoàn thiện mô hình nghiên cứu của mình.

Hình 2.7: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng di động để mua sắm trực tuyến tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2019)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mỹ phẩm trên ứng dụng shopee tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)