Các yếu tố ý định mua hàng trực tuyến ở thế hệ trẻ Indonesia của Rizka Annisa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mỹ phẩm trên ứng dụng shopee tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

2.3 Những nguyên cứu trong và ngoài nước

2.3.2.3 Các yếu tố ý định mua hàng trực tuyến ở thế hệ trẻ Indonesia của Rizka Annisa

Ririn Wulandari (2020)

Nghiên cứu của Rizka Annisa Fitri, Ririn Wulandari (2020) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến ở thế hệ trẻ Indonesia. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên mô hình TAM. Ý định mua hàng trên nền tảng Shopee Indonesia đang là xu hướng của người tiêu dùng và người tiêu dùng tiềm năng để đánh giá hàng hóa thông qua Internet trên nền tảng Shopee để quyết định xem không mua một sản phẩm, được đo lường bằng mức độ khả năng người tiêu dùng mua hàng thông qua nền tảng Shopee. Trong đó ý định mua hàng gồm 5 yếu tố: nhận thức sự dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích, ảnh hưởng xã hội, nhận thức về giá, nhận thức rủi ro. Từ năm biến kể trên qua kết quả, chỉ có ba biến ảnh hưởng đến ý định của thế hệ trẻ mua hàng trực tuyến: cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu ích và giá cảm nhận. Hai trong số đó được cho là dễ sử dụng và tính hữu ích được cảm nhận là các biến Lý thuyết TAM. Do đó, bổ sung nhận thức về giá củng cố và phát triển lý thuyết TAM. Đây là điểm độc đáo của kết quả nghiên cứu. Cảm nhận dễ sử dụng là một yếu tố chính đối với thế hệ millennials, và điều này cho thấy rằng sự dễ sử dụng được nhận thức là lý do chính cho việc ý định mua hàng trong các giao dịch trực tuyến. Mức độ càng cao của sự đơn giản được trình

Ý định trực tuyến mua sắm Thái độ

Định mức chủ quan

bày trên nền tảng, nó càng khuyến khích ý định mua hàng và khách hàng tiềm năng trong giao dịch trực tuyến thông qua nền tảng Shopee Indonesia.

Qua đó tác giả kế thừa những yếu tố này để đưa vào mô hình đề xuất của mình về đề tài “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mỹ phẩm trên ứng dụng Shopee của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”. Trong đó yếu tố “nhận thức hữu ích” và “giá cả cảm nhận” đổi thành “giá cả” để phù hợp với đề tài nghiên cứu để tác giả, để tác giả dễ dàng nghiên cứu hơn và hoàn thiện mô hình nghiên cứu của mình.

Hình 2.12: Các yếu tố ý định mua hàng trực tuyến ở thế hệ trẻ Indonesia

Nguồn: Rizka Annisa Fitri, Ririn Wulandari (2020)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mỹ phẩm trên ứng dụng shopee tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 40)