Mô hình
Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số chuẩn hóa
t Sig. Đa cộng tuyến
B Sai số chuẩn Beta B Sai số chuẩn 1 (Constant) -3.445 .547 -6.292 .000 NTHI_TB .408 .055 .366 7.346 .000 .991 1.009 GC_TB .625 .066 .472 9.433 .000 .979 1.022 AHXH_TB .211 .080 .132 2.629 .009 .980 1.021 ĐLHT_TB .450 .083 .274 5.426 .000 .963 1.039
Nguồn: Kết quả chạy SPSS
Bảng kết quả cho thấy:
Giá trị Sig. của kiểm định t được sử dụng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy. Bảng kết quả kiểm định cho thấy rằng giá trị sig của 4 biến độc lập (Nhận thức hữu ích, Cảm nhận về giá, Ảnh hưởng xã hội, Động lực hưởng thụ) đều nhỏ hơn 0.05 (lần lượt có Sig. = 0,000, Sig. = 0.000, Sig. = 0.009, Sig. = 0.000), điều này có nghĩa là các biến độc lập này có tác động lên biến phụ thuộc Ý định mua mỹ phẩm.
Kết quả phân tích trong bảng cho thấy, hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) của các biến trong mô hình đều nhỏ, có giá trị từ 1.009 đến 1.039 đều nhỏ hơn 2. Vì vậy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Trong mô hình này, mối tương quan giữa 4 biến Nhận thức hữu ích, Giá cả, Ảnh hưởng xã hội, Động lực hưởng thụ đến Ý định mua mỹ phẩm trên Shopee là mối tương quan thuận chiều vì hệ số Beta của 4 nhân tố đều có giá trị dương (Beta > 0) mang giá trị lần lượt là: 0.366, 0.472, 0.132, 0.247.
Từ kết quả trên, suy ra được phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa như sau:
YDMMP = -3,445 + 0,408* NTHI_TB + 0,625* GC_TB + 0,211* AHXH_TB + 0,450* ĐLHT_TB.
Phương trình hồi quy chuẩn hóa:
YDMMP = 0,472*GC_TB + 0,366*NTHI_TB + 0,274*ĐLHT_TB + 0,132*AHXH_TB. Từ đó tác giả có thể kết luận:
Giá cả (GC_TB) có beta trong phương trình hồi quy = 0,472 thì GC_TB ảnh hưởng mạnh nhất trong phương trình hồi quy, do đó GC_TB tác động mạnh nhất đến biến phụ thuộc YDMMP. Biến GC_TB có tác động cùng chiều (+) với biến phụ thuộc YDMMP, nghĩa là khi biến GC_TB tăng lên 1 đơn vị thì biến phụ thuộc YDMMP sẽ tăng lên 0,472 đơn vị.
Nhận thức hữu ích (NTHI_TB) có beta trong phương trình hồi quy = 0,366 ảnh hưởng mạnh thứ nhì đến biến phụ thuộc YDMMP. Nhân tố NTHI_TB có tương quan (+) với YDMMP cho thấy NTHI_TB có tác động tích cực (cùng chiều) đến biến phụ thuộc YDMMP, nghĩa là NTHI_TB tăng lên 1 đơn vị thì YDMMP tăng lên 0,366 đơn vị.
Động lực hưởng thụ (ĐLHT_TB) có beta trong phương trình hồi quy = 0,274 ảnh hưởng mạnh thứ ba đến biến phụ thuộc YDMMP. Nhân tố ĐLHT_TB có tương quan (+) với YDMMP cho thấy ĐLHT_TB có tác động tích cực (cùng chiều) đến biến phụ thuộc YDMMP, nghĩa là ĐLHT_TB tăng lên 1 đơn vị thì YDMMP tăng lên 0,274 đơn vị.
Ảnh hưởng xã hội (AHXH_TB) có beta trong phương trình hồi quy = 0,132 ảnh hưởng mạnh thứ tư đến biến phụ thuộc YDMMP. Nhân tố AHXH_TB có tương quan (+) với YDMMP cho thấy AHXH_TB có tác động tích cực (cùng chiều) đến biến phụ thuộc YDMMP, nghĩa là AHXH_TB tăng lên 1 đơn vị thì YDMMP tăng lên 0,132 đơn vị.
4.7 Kiểm định giả thuyết
Từ kết quả phân tích hồi quy ở mục 4.6 ta có thể suy ra bảng chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu đặt ra như sau: