Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 35 - 38)

1.3.1.1. Cơ chế và chính sách về quản lý nhà nước và kinh doanh chợ của nhà nước

Hệ thống cơ chế, chính sách là căn cứ và tiền đề pháp lý cho các hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước, chủ yếu tập trung:

Hệ thống các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, chủ yếu là xác định địa vị pháp lý, chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Phần lớn những quy định này được thể hiện trong các luật như Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương…, các nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, về cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp

huyện… và hệ thống các quy chế làm việc của các cơ quan, văn bản có liên quan đến nội dung phân công, phân cấp quản lý nhà nước.

Hệ thống văn bản do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành theo thẩm quyền (dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật hành chính, văn bản cá biệt) để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hầu hết các thủ tục hành chính liên quan đến mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp đều nằm ở nhóm quy định này. Do vậy, số lượng các văn bản này thường rất lớn so với nhóm thứ nhất và thường xuyên có sự thay đổi để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu quản lý phù hợp với sự biến động và tác động của các quan hệ khách quan.

Môi trường thể chế là điều kiện tiên quyết để duy trì và bảo đảm sự vận hành của cả hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Các quy định này thể hiện trong bốn loại quan hệ: giữa cơ quan hành chính với cơ quan nhà nước nói chung (các cơ quan trong hệ thống lập pháp và tư pháp); giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau; giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp; giữa cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Các cơ quan hành chính nhà nước chỉ có thể hoạt động hiệu quả trong môi trường thể chế thuận lợi, gồm hệ thống văn bản chứa đựng các quy định được ban hành đúng thẩm quyền, kịp thời, phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội và bảo đảm sự bao quát toàn bộ các ngành, lĩnh vực quản lý từ trung ương đến địa phương.

Trong quản lý nhà nước về hệ thống chợ tại Việt Nam nói chung fa Tỉnh Lào Cai nói riêng. Hệ thống cơ chế, chính sách, văn vản quản lý bao gồm:

Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;

Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;

Quyết định số 6481/QĐ-BCT ngày 26/6/2015 của Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

1.3.1.2. Các yếu tố thị trường bán lẻ và kinh doanh chợ trên địa bàn Tỉnh

Theo Bộ Công thương, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2018 của cả nước ước đạt 3.306,1 nghìn tỷ đồng (tương đương 142,8 tỷ USD), chiếm 75,2% tổng mức và tăng 12,4% so với năm trước. Đây là mức tăng trưởng khá cao, khi năm 2016 mức doanh thu này đạt khoảng 118 tỷ USD, tăng 10,2%; năm 2017 đạt 129,56 tỷ USD, tăng 10,9%. Như vậy, thị trường bán lẻ trong nước tiếp tục có xu hướng tăng trưởng cao ổn định, là thị trường tiềm năng cho các nhà bán lẻ.

Thực tế, thị trường đã có sự góp mặt của nhiều tên tuổi bán lẻ lớn trên thế giới. Hiện, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã chiếm 17% thị phần siêu thị và trung tâm thương mại, 50% bán hàng trực tuyến, 15% siêu thị mini, 70% cửa hàng tiện lợi. Song, thời gian gần đây đã chứng kiến sự trỗi dậy của một số doanh nghiệp bán lẻ trong nước, tạo ra cuộc cạnh tranh thực sự sôi động cho thị trường này.

Thị trường hàng hóa ngày càng phong phú với nguồn cung dồi dào; hình thức mua đa dạng với mua trực tiếp, mua tại chợ, cửa hàng tiện lợi, mua online... song vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết triệt để. Đó là tình trạng nhập nhèm về chất lượng khi hàng giả, hàng nhái, mất vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn lẫn lộn, thậm chí trà trộn trong các chương trình khuyến mại khiến người tiêu dùng khó phân biệt bằng mắt thường. Những vụ khiếu nại vẫn thường xuyên xảy ra.

Bên cạnh hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, thị trường bán lẻ còn có hệ thống chợ, cửa hàng lẻ hiện chiếm tới 75% thị phần. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của kênh này thời gian gần đây đã chậm lại. Nguyên nhân một phần do sự thiếu quan tâm đầu tư cho kênh này.

Chính vì vậy, với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi…, để nâng cao tính cạnh tranh, các chợ truyền thống cần được nâng cấp, tạo môi trường kinh doanh hiện đại, văn minh,

đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… mới có thể thu hút được người tiêu dùng và giữ được vị thế của mình.

1.3.1.3. Năng lực và nguồn lực của hệ thống quản lý kinh doanh chợ của Tỉnh

Thực hiện theo phương châm “xã hội hóa đầu tư phát triển nguồn nhân lực quản lý kinh doanh chợ”, nghĩa là để phát triển nguồn nhân lực quản lý kinh doanh chợ cần vận động và tổ chức xã hội tham gia đầu tư phát triển nguồn nhân lực quản lý kinh doanh chợ, huy động các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng, phát huy và sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực tạo điều kiện phát triển nhanh và có chất lượng đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho công tác quản lý kinh doanh chợ.

Bên cạnh giải pháp về chuyển đổi mô hình tổ chức và quản lý chợ - cũng chính là quá trình chuyển đổi cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý chợ được xem là một trong những giải pháp quan trọng trong cả quá trình chuyển đổi cũng như quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh, khai thác chợ. Hay nói cách khác, chuyển đổi từ mô hình ban quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp chợ đòi hỏi một sự chuyển đổi về chất lượng của lực lượng lao động của đơn vị quản lý chợ trong việc tham gia vào hoạt động quản lý, tổ chức, vận hành kinh doanh khai thác chợ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w