hiện các quy chế quản lý chợ và xử lý các hành vi vi phạm
Trong những năm gần đây hệ thống chợ là loại hình tổ chức thương mại truyền thống và hiện đại đang phát triển phổ biến trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Có thể nói, đó là hiện thân của các hoạt động thương mại, là sự tồn tại và phát triển của thị trường nội địa. Tuy nhiên, quá trình phát triển mạng lưới chợ thời gian qua cho thấy, bên cạnh các chợ đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp đảm bảo các điều kiện phục vụ nhu
cầu mua bán của dân cư vẫn còn nhiều chợ được hình thành tự phát, quy mô nhỏ lẻ, nhiều chợ còn lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường gây cản trở giao thông và mất vệ sinh môi trường…
2.2.3.1. Công tác kiểm tra, giám sát quản lý điểm kinh doanh tại chợ
Quy định chung về quản lý điểm kinh doanh tại chợ được nêu rõ tại điều 14, quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Cụ thể như sau:
Quản lý điểm kinh doanh
a) Căn cứ thiết kế xây dựng chợ, đơn vị quản lý chợ lập phương án bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt; ký hợp đồng với thương nhân được giao, thuê địa điểm kinh doanh tại chợ;
b) Điểm kinh doanh trong chợ được đơn vị quản lý chợ giao hoặc cho thương nhân thuê để kinh doanh được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này. Thương nhân sử dụng điểm kinh doanh tại chợ phải thực hiện theo đúng phương án bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điểm kinh doanh tại chợ bao gồm:
a) Điểm kinh doanh giao cho thương nhân sử dụng kinh doanh trong trường hợp có hợp đồng góp vốn giữa thương nhân với đơn vị đầu tư chợ để đầu tư xây dựng chợ hoặc trả tiền sử dụng một lần trong một thời hạn nhất định, sau khi chợ được xây dựng xong thì được giao sử dụng điểm kinh doanh có thời hạn. Trường hợp này thương nhân không phải tham gia đấu giá điểm kinh doanh mà được bố trí để nhận điểm kinh doanh theo thỏa thuận đã ký kết với đơn vị quản lý chợ; Loại này có thời gian sử dụng cùng với thời gian của dự án được duyệt.
b) Điểm kinh doanh cho thương nhân thuê để sử dụng kinh doanh thông qua hình thức bốc thăm vị trí theo phương án tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối tượng được bốc thăm là các thương nhân đã thuê địa điểm trước khi đầu tư xây dựng mới chợ và các hộ phải giải tỏa di rời do đầu tư nâng cấp, xây mới chợ
có nhu cầu thuê điểm kinh doanh trong chợ. Loại này có kỳ hạn từ 05 năm đến 10 năm và thanh toán một lần trước khi nhận địa điểm kinh doanh;
c) Điểm kinh doanh cho thương nhân thuê do đơn vị quản lý chợ bố trí sắp xếp thông qua hình thức bốc thăm trong trường hợp số lượng thương nhân đăng ký thuê điểm kinh doanh ít hơn số lượng điểm kinh doanh. Loại này có kỳ hạn tối thiểu là 05 năm, tiền thuê trả theo tháng và được thanh toán vào ngày 25 hàng tháng;
d) Điểm kinh doanh cho thương nhân thuê thông qua hình thức đấu giá: Loại này có kỳ hạn từ 05 năm đến 10 năm và thanh toán một lần trước khi nhận địa điểm kinh doanh. Mức giá cho thuê địa điểm kinh doanh là kết quả đấu giá trực tiếp theo vị trí điểm kinh doanh.
Diện tích điểm kinh doanh tại chợ
a) Diện tích của mỗi điểm kinh doanh tại chợ dành cho ngành hàng rau, hoa, củ, quả và thực phẩm tươi sống tối thiểu là 3m2.
b) Diện tích của mỗi điểm kinh doanh tại chợ hạng 1, hạng 2 dành cho ngành hàng không phải rau, hoa, củ, quả và thực phẩm tươi sống tối thiểu là 9m2; đối với chợ hạng 3 được xây dựng kiên cố tổi thiểu là 6 m2.
Nguyên tắc bố trí địa điểm kinh doanh theo hình thức cho thuê:
Ưu tiên bố trí đủ địa điểm kinh doanh cho các thương nhân đã thuê điểm kinh doanh tại chợ và các hộ phải giải tỏa di rời trước khi đầu tư xây dựng mới chợ theo mức giá cho thuê, do đơn vị quản lý khai thác chợ xây dựng trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giá thuê cho từng điểm kinh doanh được xác định trên cơ sở chi phí đầu tư hợp lý và hệ số lợi thế thương mại.
Kết thúc mỗi kỳ hạn thuê địa điểm, đơn vị quản lý chợ xây dựng phương án giá thuê địa điểm kinh doanh phù hợp với mặt bằng giá thời điểm, trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt, ưu tiên cho thương nhân đang kinh doanh tại điểm đó tiếp tục thuê để bán hàng. Trường hợp thương nhân đã thuê kỳ trước không có nhu cầu thuê lại thì tổ chức đấu giá cho thuê.
Thương nhân đã ký hợp đồng và trả tiền thuê địa điểm nhưng trong thời gian quá 6 tháng liên tục kể từ ngày nhận địa điểm kinh doanh không tổ chức kinh
doanh; đơn vị quản lý, khai thác chợ được quyền thanh lý hợp đồng phần thời gian còn lại mà không phải bồi thường cho thương nhân.
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Lào Cai đã đầu tư cải tạo, xây dựng mới hệ thống chợ nông thôn. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng, quản lý chợ đã bộc lộ nhiều bất cập.
- Chợ bỏ không, hoạt động kém hiệu quả: Chợ thổ cẩm xã Tả Phìn (Sa Pa) được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2014; chợ Lục Cẩu, xã Đồng Tuyển. Chợ được xây dựng từ năm 2013, quy mô 25 ki ốt và bắt đầu đi vào hoạt động cuối năm 2016, với hơn 40 hộ đăng ký kinh doanh. Thời gian đầu, có gần chục hộ kinh doanh, nhưng đến thời điểm hiện tại, tất cả ki ốt đều bỏ không…
Toàn tỉnh hiện có 77 chợ (20 chợ đô thị tập trung ở thành phố Lào Cai và trung tâm các huyện lỵ; 57 chợ nông thôn), trong đó có 7 chợ hoạt động không hiệu quả, 1 chợ hoạt động hiệu quả thấp và 2 chợ đã chuyển đổi mục đích sử dụng. Việc triển khai xây dựng ồ ạt các chợ theo tiêu chí nông thôn mới mà không xuất phát từ nhu cầu thực tế đã và đang gây lãng phí nguồn lực không nhỏ của Nhà nước cũng như của chính người dân đóng góp.
- Trước thực trạng đó, Sở Công thương đã đề xuất một số phương án. Đối với các chợ đã xây dựng xong nhưng không hoạt động, giao cho UBND xã, phường quản lý và chuyển đổi mục đích sử dụng phù hợp với địa phương. Đến nay, đã có 4 chợ chuyển đổi sang mục đích khác, gồm chợ Chiềng Ken, Nậm Tha, Dương Quỳ (Văn Bàn), chợ Lục Cẩu (thành phố Lào Cai). Hiện còn 4 chợ hoạt động không hiệu quả đang được nghiên cứu để tiếp tục chuyển đổi trong thời gian tới. Đối với các chợ hoạt động kém hiệu quả, chính quyền các địa phương đã tuyên truyền, vận động nhân dân vào kinh doanh trong chợ, đồng thời kiên quyết xử lý hoạt động của các chợ cóc, chợ lấn chiếm hành lang, vỉa hè, chợ tự phát dọc các tuyến đường giao thông để dần đưa chợ thành nơi trao đổi, mua bán chủ yếu của nhân dân trong vùng. Quá trình phát triển mạng lưới chợ thời gian qua cho thấy, bên cạnh các chợ đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp đảm bảo các điều kiện phục vụ nhu cầu mua bán của dân cư vẫn còn nhiều chợ được hình thành tự phát, quy mô nhỏ lẻ, nhiều chợ còn lấn
chiếm vỉa hè, lòng, lề đường gây cản trở giao thông và mất vệ sinh môi trường… Trong giai đoạn năm 2017 – 2019, việc kiểm tra, giám sát địa điểm kinh doanh được thực hiện liên tục. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, sai địa điểm kinh doanh diễn ra thường xuyên và đã được xử lý. Trong những năm qua, đặc biệt từ đầu năm 2019, UBND các huyện, thành phố đã thường xuyên yêu cầu các phòng chức năng tăng cường tuyên truyền, kết hợp kiểm tra, xử lý các điểm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, buôn bán, đặc biệt là các khu vực chợ trung tâm. Riêng thành phố Lào Cai tiến hành triển khai đồng bộ các biện pháp để giải tỏa các hành vi lấn chiếm các tuyến phố tiếp giáp 3 chợ trên địa bàn là chợ Cốc Lếu, Nguyễn Du, Kim Tân. Đến nay, việc duy trì trật tự tại các chợ này đã được đảm bảo, không phát sinh vi phạm.
Cùng với đó, các địa phương đã tăng cường xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm hành lang, vỉa hè, lòng đường, tăng cường tính tự quản của cộng đồng trong thực hiện và giám sát các nội dung trong kế hoạch thực hiện “Năm trật tự văn minh đô thị 2019”; kiểm tra tình hình quản lý tại tất cả các chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Bảng 2.3. Kiểm tra, giám sát địa điểm kinh doanh chợ
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số vụ Số vụ Số vụ vi phạm lấn chiếm 127 113 105
(Nguồn: Sở công thương Tỉnh Lào Cai)
Từ bảng 2.3 có thể thấy, số vụ lấn chiếm địa điểm kinh doanh tại chợ đã giảm nhẹ qua các năm. Số vụ vi phạm lấn chiếm năm 2017 là 127 vụ, số vụ vi phạm lấn chiếm năm 2019 là 105 vụ.
Xử phạt về hành vi kinh doanh không đúng địa điểm đăng ký được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 41 Nghị định 50/2016/NĐ-CP như sau: Đối với hành vi kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng không thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài xử phạt hành vi kinh doanh không đúng địa điểm đăng ký, hộ kinh doanh trong trường hợp bạn nêu còn có thể bị xử phạt vì những hành vi khác. Cụ thể:
+ Đối với hành vi kinh doanh mở nhạc ồn ào quá 22h đêm đến 06h sáng hôm sau, chủ hộ kinh cá thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức xử phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
+ Đối với hành vi lấn chiếm lề đường để kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
2.2.3.2. Công tác giám sát, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ
Công tác giám sát, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ tại địa bàn Tỉnh Lào Cai trong những năm qua được thực hiện tương đối tốt.
Quy định chung về hàng hóa dịch vụ kinh doanh tại chợ được nêu rõ tại điều 17, quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
* Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ là hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục pháp luật cấm kinh doanh, đồng thời không thuộc các loại sau đây:
- Hàng hóa có chứa chất phóng xạ và thiết bị phát bức xạ ion hóa;
- Các loại vật liệu nổ, các loại chất lỏng dễ gây cháy nổ như: xăng, dầu (trừ dầu hỏa thắp sáng) khí đốt hóa lỏng (gas), các loại khí nén;
- Các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh; - Các loại hóa chất độc hại thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện.
- Hàng nhái, hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng quá hạn sử dụng, hàng không bảo đảm chất lượng (mất phẩm chất, kém chất lượng, nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh), hàng gây ô nhiễm môi trường, hàng không đúng quy định về tem, nhãn.
* Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại chợ phải chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ bán ra.
* Hàng hóa kinh doanh tại chợ phải thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp theo ngành hàng, nhóm hàng, theo tính chất và yêu cầu phòng chống hỏa hoạn, thiên tai; không bố trí liền kề các ngành hàng có
ảnh hưởng xấu về chất lượng lẫn nhau... bảo đảm mỹ quan và văn minh thương mại theo sự hướng dẫn của đơn vị quản lý chợ.
* Yêu cầu đối với thực phẩm kinh doanh tại chợ
- Đối với động vật đã được giết mổ, sản phẩm động vật trước khi đưa vào chợ phải được kiểm tra, kiểm soát và có xác nhận của của cơ quan thú y (đóng dấu hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt hoặc dán tem vệ sinh thú y) theo quy định;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào chợ lưu thông phải đảm bảo đầy đủ các quy định về hàng hóa nhập khẩu, phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam trên bao bì theo quy định;
- Thực phẩm trưng bày, kinh doanh tại chợ phải được bố trí, sắp xếp riêng biệt thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chế biến tránh lây nhiễm, gây bệnh…
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của thương nhân kinh doanh cố định tại chợ: + Quầy, tủ, bàn, giá trưng bày, bảo quản thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng, sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Được kê ở nơi thoáng mát, dễ dàng vệ sinh cọ, rửa, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Bao bì đóng gói hàng cho khách: Phải đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; quảng cáo trên bao bì phải trung thực với chất lượng hàng hóa;
+ Thực phẩm phải được niêm yết giá và bán đúng giá. Vị trí bảng giá phải được niêm yết ở những nơi khách hàng dễ quan sát;
+ Có đủ nguồn nước sạch cho khâu chế biến thực phẩm và vệ sinh đồ dùng; + Khu vực bố trí ngành hàng tươi sống bố trí khu giết mổ gia cầm tập trung hoặc sơ chế thực phẩm tươi sống, phải có hệ thống thu gom phân loại rác thải và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. * Hàng hóa lưu thông trong chợ cửa khẩu, chợ biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu: Ngoài thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt
động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và các quy định có liên quan.
Trong giai đoạn năm 2017 – 2019, hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ được kiểm tra giám sát thường xuyên và định kỳ 06 tháng/ lần hoặc đột xuất khi có nhu cầu. Trong giai đoạn này, ban quản lý chợ đã xử lý các trường hợp vi phạm, thu giữ, tiêu hủy hàng hóa, xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:
Bảng 2.4 Giám sát, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ kinh doanh hệ thống chợ Tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 – 2019.
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số vụ Tỷ trọng Số vụ Tỷ trọng Số vụ Tỷ trọng Số vụ vi phạm 218 231 252 Vi phạm về danh mục cấm 23 10,5% 28 12,0% 27 10,8 % Vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm 75 34,5% 74 32,1% 90 35,6 % Vi phạm hàng lậu, hàng nhái 30 13,70% 33 14,2% 32 12,8 % Vi phạm về giá 46 21,20% 51 22,1% 52 20,6 % Vi phạm khác 44 20,10% 45 19,6% 51 20,2 %
(Nguồn: Sở công thương tỉnh Lào Cai)
Qua bảng 2.4 có thể thấy, số vụ vi phạm về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại các chợ địa bàn tỉnh Lào Cai tăng qua các năm. Năm 2017, tổng số vụ vi phạm là