thống chợ trên địa bàn tỉnh
2.1.2.1. Cơ chế và chính sách về quản lý nhà nước và kinh doanh chợ của nhà nước
Chính sách, pháp luật của Nhà nước giữ một vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới hoạt động quản lý Nhà nước, có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mô rộng lớn nhất. Do thuộc tính phức tạp và khuôn khổ rộng của chức năng quản lý kinh tế, nhà nước không thể trực tiếp tham dự vào các hoạt động kinh tế cụ thể mà chỉ thực hiện việc quản lý ở tầm vĩ mô và mang thuộc tính hành chính - kinh tế. Quá trình quản lý kinh tế không thể thực hành được nếu không dựa vào pháp luật.
Thời gian qua, trên cơ sở quản lý nhà nước đối với hệ thống Chợ nói chung, tỉnh Lào Cao đã ban hành các văn bản, quy định về cơ chế, tổ chức và quản lý chợ nhằm cụ thể hóa văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Tỉnh Lào Cai. Cụ thể:
Quyết định số 203/2000/QĐ – UB ngày 12/07/2000 về việc ban hành quy chế tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Quyết định số 3882/QĐ – UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn 2025
2.1.2.2. Các yếu tố thị trường bán lẻ và kinh doanh chợ trên địa bàn Tỉnh
Tình hình phát triển của nền kinh tế- xã hội, thị trường của Tỉnh trong thời gian qua diễn ra với tốc độ nhanh chóng, mức thu nhập bình quân của người dân trong thành phố tăng nhanh làm cho nhu cầu về cuộc sống tăng nhanh (nhu cầu về ăn măc, nhu cầu về tiêu dùng). Để đáp ứng nhu cầu của người dân đòi hỏi các Chợ phải có sự thay đổi cho nó phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế xã hội và thị trường, chính điều đó làm cho công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Những năm
qua khi mà các chợ cóc, chợ tạm bợ mọc lên tràn lan không đúng với quy hoạch của Tỉnh làm cản trở giao thông đi lại, ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm và rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác như cháy, nổ. Các chợ đã nằm trong quy hoạch cũng diễn biến rất phức tạp, công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn.
2.1.2.3. Năng lực và nguồn lực của hệ thống quản lý kinh doanh chợ của Tỉnh
Cán bộ quản lý là người trực tiếp nắm bắt tình hình, trực tiếp tham gia vào công tác quản lý, trực tiếp nhận nhiệm vụ từ cấp trên. Để có thể nắm bắt tốt được tình hình và công tác quản lý tốt thì đòi hỏi cán bộ quản lý phải có đủ năng lực và có đủ trình độ nhân thức tình hình và ngược lại.
Lực lượng cán bộ quản lý Chợ của Tỉnh chưa được đông đảo và năng lực, nhận thức của cán bộ quản lý còn ở mức độ chưa cao. Trong những năm gần đây thì vấn đề trên đã phần nào được khắc phục như mở lớp đào tạo cán bộ, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý nhưng điều đó vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra và những thay đổi, biến động nhanh chóng, sự phát triển ngày một mạnh mẽ tại các Chợ trên địa bàn thành phố. Cho nên, hiệu quả đem lại trong công tác QLNN đối với hệ thống Chợ trền địa bàn thành phố còn chưa cao.