Kiến nghị đối với tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 88 - 100)

Xây dựng Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2025 được UBND tỉnh phê duyệt, cần tổ chức công bố công khai và rộng rãi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thực hiện quy hoạch. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Lào Cai cần phối hợp với các Sở ban ngành:

- Sở Công Thương: Công bố “Quy hoạch hệ thống chợ tỉnh Lào Cai đến năm 2025” đến các tổ chức, các tầng lớp dân cư; Tổ chức, quản lý việc thực hiện Quy hoạch và các hoạt động trong quá trình kinh doanh chợ; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các huyện/thành phố trong việc lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển hệ thống chợ trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch này và các văn bản pháp luật có liên quan; Hướng dẫn, kiểm tra các huyên/thành phố trong việc phân bổ và sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư phát triển chợ từ ngân sách nhà nước, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả; Tham gia thẩm định các dự án nâng cấp cải tạo, xây mới

chợ trên địa bàn huyện, thành phố của Tỉnh; Tổng hợp những vấn đề nảy sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy hoạch trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình chợ hàng năm theo Quy hoạch được phê duyệt; thẩm định các dự án đầu tư chợ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định (đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định).

- Sở Tài Chính: Tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định khung về quản lý giá hay mức phí cho thuê hoặc bán diện tích kinh doanh trên chợ, trung tâm thương mại cũng như các quy định khác về tổ chức các dịch vụ có thu theo hướng tăng cường tính chủ động cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh; kịp thời bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình chợ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Sở Giao thông vận tải: Phối hợp với các Sở, ngành và địa phương có liên quan hướng dẫn, kiểm tra các chủ đầu tư xây dựng chợ thực hiện nghiêm các quy định về hành lang an toàn giao thông.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên cơ sở quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị và trung tâm thương mại được phê duyệt, bố trí quỹ đất để xây dựng chợ, siêu thị và trung tâm thương mại, đồng thời xác định và cắm mốc địa giới cho các công trình theo Quy hoạch đã được duyệt. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường ở các chợ, siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh.

- Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý về quy hoạch và kiến trúc đối với tất cả các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị; xây dựng mẫu chuẩn hoá đối với từng hạng chợ trên địa bàn tỉnh gắn với Chương trình nông thôn mới đến năm 2025 trên cơ sở quy hoạch nông thôn mới. Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về quy hoạch và

xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh và thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng tại các chợ.

- Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; tăng cường công tác an ninh, kiểm tra phòng cháy, chữa cháy trong quản lý hoạt động chợ; tham gia thẩm định hạng mục phòng chống cháy nổ trong các dự án đầu tư xây dựng chợ.

- Các cơ quan, ban ngành khác: Tổ chức thực hiện quy hoạch theo chức năng nhiệm vụ của ngành, đơn vị mình.

- Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố: Phối hợp với Sở Công Thương, cơ quan liên quan thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn; Xét duyệt dự án đầu tư chợ theo phân cấp hoặc theo uỷ quyền của UBND tỉnh; thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng chợ.

KẾT LUẬN

Chợ là loại hình thương mại truyền thống, ra đời từ rất sớm, gắn liền và thân thuộc với mọi người dân, mọi vùng miền của đất nước. Chợ không chỉ là nơi trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ mà hơn thế nữa chợ góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm... và đặc biệt chợ còn giữ gìn, làm phong phú thêm bản sắc văn hoá dân tộc. Muốn tìm hiểu khái quát kinh tế - xã hội ở một vùng miền nào đó khi lần đầu đặt chân tới, chúng ta có thể biết được nếu đến thăm một phiên chợ...

Với những kiến thức được học tập ở nhà trường, với kết quả điều tra, phân tích tình hình thực tiễn quản lý phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, luận văn đã góp phần:

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về chợ, làm rõ khái niệm và các loại hình chợ; Một số chủ trương chính sách lớn của Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng về quy hoạch, đầu tư, quản lý, phát triển chợ cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống và điều kiện kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Đề tài cũng đã đi sâu tìm hiểu mô hình cũng như công tác quản lý chợ của các nước trên thế giới, thực tiễn ở một số địa phương. Từ đó giúp cho việc hoàn thiện cơ chế chính sách, cho phép xây dựng những loại hình chợ mới làm nâng cao chất lượng các hoạt động thương mại truyền thống gắn với việc tạo điều kiện thúc đẩy các loại hình thương mại hiện đại ra đời, phát triển.

Luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng kinh tế - xã hội, công tác đầu tư, phát triển, quản lý hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, thấy được những mặt mạnh, những ưu điểm đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, yếu kém của hệ thống chợ của tỉnh, trong đó đặc biệt nhất mạnh đến những yếu kém về đầu tư xây dựng, về quy mô quản lý, còn thiếu các loại hình chợ cần phát triển để không chỉ thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá.

Từ tình hình thực tiễn, gắn với lý luận và những cơ chế chính sách hiện hành, luận văn đã đề xuất những giải pháp lớn về huy động vốn, về quy hoạch phát triển, về vai trò quản lý của các ngành, các cấp đối với việc quy hoạch đầu tư, phát triển

hệ thống chợ của tỉnh. Trong đó, đã đề xuất một số cơ chế ưu đãi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh vào đầu tư, khai thác chợ trên địa bàn của tỉnh (ưu đãi về thuế, thời gian thuê đất, san lấp, đền bù giải phóng mặt bằng, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ...) và đề nghị phát triển một số loại hình chợ cần được quan tâm đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Song song đó, luận văn cũng đề xuất việc phát triển hệ thống chợ cần gắn liền với kêu gọi thu hút đầu tư phát triển các loại hình phân phối hiện đại, có thể đầu tư phát triển một khu riêng nhưng cũng có thể phát triển Trung tâm thương mại, siêu thị trong lòng chợ, tận dụng được lợi thế thương mại, bổ sung lẫn nhau giữa hai loại hình một cách hài hoà, hiệu quả. Đồng thời cũng kiến nghị với Trung ương, với tỉnh và với UBND tỉnh Lào Cai cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển chợ. Cấp uỷ và Chính quyền các cấp phải thực sự chuyển biến trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ phát triển và quản lý chợ một cách thiết thực, hiệu quả phục vụ nhân dân đặc biệt là hơn 80% dân số sinh sống ở nông thôn.

Mặc dù đã có nhiều số gắng, song chắc chắn luận văn còn nhiều hạn chế nhất định, bản thân rất mong nhận được sự động viên, góp ý của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề này.

2. Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21/8/2009 hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội.

3. Bộ Thương mại (2003), Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15/8/2003 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ, Hà Nội.

4. Bộ Thương mại (2004), Tập bài giảng kiến thức và kỹ năng quản lý thương mại ở địa phương, Hà Nội.

5. Bộ Xây dựng (2006), Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày 19/4/2006 của ban hành TCXDVN - 361 - 2006: chợ tiêu chuẩn thiết kế, Hà Nội.

6. Nguyễn Thanh Bình, Chủ nhiệm bộ môn Marketing quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (2010), Tài liệu tập huấn "Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam theo cam kết WTO", Hà Nội.

7. C.Mác - Ăngghen (1981), Tuyển tập, tập 12, NXB chính trị QG, Hà Nội. 8. Chính phủ (2003), Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ, Hà Nội.

9. Chính phủ (2009), Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP, Hà Nội.

10. Chính phủ (2010), Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.

11. PGS - TS Trần Văn Chử (1999), Giáo trình kinh tế học phát triển, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Cục công nghiệp Địa phương (2010), báo cáo hội nghị ngành công thương 14 tỉnh, thành phố vùng ĐBSH và bắc trung bộ, Bắc Ninh.

13. Cục thống kê Lào Cai (2019), Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai 2019. 14. Học viên chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Giáo trình kinh tế chính trị, chương trình cao cấp, tập I, II, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Nghị định số: 11/VBHN-BCT, quy định về Phát triển và Quản lý chợ của Bộ Công Thương ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2014.

17. Sở Công Thương Lào Cai (2008 - 2010), Báo cáo hoạt động Công Thương, Lào Cai.

18. Sở Công thương Lào Cai (2010 - 2019), Báo cáo hoạt động thương mại, Lào Cai.

19. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 phê duyệt đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010, Hà Nội.

20. Thủ tướng Chính phủ (2004), Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg ngày 31/3/2004 về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa, Hà Nội.

21. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 phê duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010, Hà Nội.

22. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 phê duyệt đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

23. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/1/2010 phê duyệt đề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020", Hà Nội.

24. PGS-TS Hoàng Thọ Xuân (2004), Tài liệu tập huấn "xây dựng và quản lý chợ", Hà Nội.

25. Website: Vietbao.vn ngày 13/8/2010 - Tùng Nguyên: Thị trường bán lẻ Việt Nam: Sự tái sinh của chợ truyền thống.

Cao Bá Quý Phó trưởng ban ban quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai Phạm Tuấn Cường Trưởng phòng kinh tế TP. Lào Cai

Phạm Quang Trung Giám đốc ban quản lý chợ Cốc Lếu Phạm Trọng Trinh Giám đốc ban quản lý chợ Bát Xát

Nguyễn Thị Hảo Thương nhân kinh doanh tạp hóa tại chợ Pom Hán

Phụ lục 2: Nội dung tham khảo ý kiến chuyên gia

Nghiên cứu này tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hệ thống chợ gồm: Trưởng/phó phòng quản lý chợ, Giám đốc/ phó GD công ty chợ và đại diện của thương nhân trong chợ.

Câu hỏi phỏng vấn bao gồm:

(a) Theo ông/bà, hoạt động quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn Tình Lào Cai hiện nay là như thế nào? Điểm nào đạt được và chưa đạt?

(b) Theo ông/bà, yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn Tình Lào Cai hiện nay?

(c) Theo ông/bà, để hoàn thiện quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn Tình Lào Cai cần cải thiện và thực hiện những giải pháp nào?

Phụ lục 3: Kết quả tham khảo ý kiến chuyên gia

Kết quả tham khảo 5 chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hệ thống chợ gồm: ông Cao Bá Quý - phó trưởng ban ban quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai, ông Phạm Tuấn Cường - Trưởng phòng kinh tế thành phố Lào Cai, ông Phạm Quang Trung - giám đốc ban quản lý chợ Cốc Lếu, ông Phạm Trọng Trinh - giám đốc ban quản lý chợ Bát Xát và bà Nguyễn Thị Hảo thương nhân tại chợ Pom Hán.

Bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia là Quản lý chợ, Công ty chợ Ý kiến / Nhận định Hoạt động quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn Tình Lào Cai hiện nay

− Hoạt động quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn Tình Lào Cai hiện nay đã và đang tổ chức thực hiện theo các quyết định số 203/2000/QĐ – UB ngày 12/07/2000, Quyết định số 3882/QĐ – UBND về việc ban hành quy chế tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

− Các BQL chợ hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tương đối làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc hướng dẫn,

tạm mọc lên không theo quy hoạch của tỉnh vẫn còn nhiều.

− Nguồn nhân lực tại các ban quản lý vẫn còn mỏng, trình độ chưa cao nên thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm như buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại được thực hiện nghiêm túc và triệt để.

Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn Tình Lào Cai hiện nay

− Cơ chế và chính sách về quản lý nhà nước và kinh doanh chợ của nhà nước: Hệ thống cơ chế, chính sách là căn cứ và tiền đề pháp lý cho các hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước.

− Các yếu tố thị trường bán lẻ và kinh doanh chợ.

− Năng lực và nguồn lực của hệ thống quản lý.

Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn Tình Lào Cai

− Bàn hành thêm một số cơ chế, chính sách để tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn Tình Lào Cai như quy hoạch, thị trường, …

− Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng.

− Phối với lực lượng kiểm soát thị trường để tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát.

Bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia là đại diện của thương nhân trong chợ Ý kiến / Nhận định Hoạt động quản lý nhà nước về hệ thống chợ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 88 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w