Thực trạng các yếu tố nguồn lực và năng lực của hệ thống quản lý nhà nước với hệ thống chợ của tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 70 - 74)

nhà nước với hệ thống chợ của tỉnh Lào Cai

2.2.4.1. Thực trạng các yếu tố nguồn lực

Nguồn Nhân lực quản lý

Chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Một nền hành chính chuyên nghiệp chỉ có thể hình thành trên cơ sở xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tương ứng mang tính chuyên nghiệp.

Các chợ tại địa bàn tỉnh Lào Cai đều phải được quản lý bởi các đơn vị quản lý chợ do UBND cấp có thẩm quyền thành lập hoặc công nhận.

Đối với chợ loại 1: Giao cho UBND huyện, thị xã có nhiệm vụ trực tiếp quản lý.

Đối với chợ loại 2, 3: Giao cho UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức quản lý.

Mỗi BQL trên đều có Trưởng ban quản lý và 1 Phó trưởng ban. Bên dưới là các tổ dịch vụ như trông giữ xe, vệ sinh, bảo vệ…

Trưởng ban, Phó trưởng ban do Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật.

Trưởng BQL chợ phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về toàn bộ hoạt động của chợ và của BQL chợ. Phó trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ do trưởng ban phân công.

Các Trưởng BQL chợ quyết định việc tổ chức các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ giúp việc quản lý, điều hành hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tại chợ; Ký hợp đồng tuyển dụng lao động, các hợp đồng khác với các cơ quan, doanh nghiệp về đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự… trong phạm vi chợ.

Ngoài ra, mỗi BQL đều có một cán bộ làm kế toán, một cán bộ làm thủ quỹ, thủ kho, các công việc khác (tùy theo khối lượng) có thể sử dụng thêm lao động theo chế độ hợp đồng cho phù hợp. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ trong ban quản lý chợ loại 1 phải có trình độ trung cấp về kinh tế - tài chính trở lên và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo chế độ tiền lương hiện hành.

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Các chợ được xây dựng với quy mô khác nhau phù hợp với khối lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn tỉnh góp phần phát triển sản xuất và đẩy mạnh giao lưu hàng hóa, chú trọng phát triển các chợ ở địa phương.

Quy hoạch phát triển chợ đồng bộ với quy hoạch xây dựng các khu dân cư, các công trình giao thông, điện, cấp thoát nước và các công trình công cộng khác bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp chợ thực hiện đúng quy hoạch và đề án đã được phê duyệt. Nhìn chung, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật các chợ trên địa bàn tỉnh đã và đang từng bước được nâng lên, nhất là các chợ hạng I, hạng II và một số chợ hạng III ở tỉnh, các chợ lân cận đã được quản lý đưa vào khai thác tương đối tốt.

Hạ tầng và công nghệ thông tin

Đối với hệ thống Hạ tầng và công nghệ thông tin: hoạt động QLNN về hệ thống chợ trên địa tỉnh thì tài chính luôn giữ một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính chưa dồi dào đã ảnh hưởng đến hoạt động QLNN đối với hệ thống chợ trên địa bàn huyện. Một số mục tiêu về QLNN về hạ tầng và công nghệ thông tin chợ còn chậm tiến độ do nguổn tài chính còn hạn chế dẫn đến hiệu lực QLNN còn chưa cao.

2.2.4.2. Năng lực và hiệu quả kiểm soát

Các ban quan lý chợ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh Lào Cai tiếp tục tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác quản lý, điều hành chợ, công tác thực hiện các quy chế quản lý chợ và xử lý các hành vi vi phạm trên địa bàn theo quy định của pháp luật, trong đó chú trọng các công việc sau:

- Theo dõi sát và kiểm soát diễn biến giá cả thị trường, rà soát cân đối cung - cầu đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn để chủ động tham mưu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh có phương án kịp thời nhằm bình ổn thị trường; đồng thời, căn cứ thẩm quyền và điều kiện thực tế, khả năng tài chính của địa phương để tham mưu trình Uỷ ban nhân dân xem xét, quyết định việc thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá tại địa phương.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát doanh nghiệp bán hàng hóa với giá cả và chất lượng theo đúng cam kết; có biện pháp nhằm tăng cường các hoạt động kinh doanh, mua bán; kết hợp với tổ chức bán hàng lưu động, các hình thức khuyến mãi để kích thích tiêu dùng, tăng sức mua...

+ Triển khai các biện pháp thúc đẩy liên kết từ khâu sản xuất, phân phối đến tiêu dùng nhằm chủ động tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài và bảo đảm chất lượng; thực hiện các biện pháp thích hợp để khuyến khích doanh nghiệp, các đại lý, của hàng kinh doanh thực hiện cam kết, bảo đảm đúng mục tiêu,

- Phối hợp với các đơn vị liên quan (Quản lý thị trường, Thanh tra, Công an, Thuế...):

+ Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí đối với những mặt hàng thuộc danh mục Nhà

nước định giá, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như: y tế, giáo dục, cước vận tải, sữa, thuốc chữa bệnh cho người, phí trông giữ xe đạp, ô tô, xe máy và các loại hàng hóa là nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất như: phân bón, thuốc bảo vệ động, thực vật, thức ăn chăn nuôi....

+ Thực hiện nghiêm, triệt để việc phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, nhất là đối với các mặt hàng xăng, dầu, khoáng sản, thuốc lá, rượu bia, đường; kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực phẩm tươi sống nhập khẩu.

+ Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng tăng giá, phí tùy tiện, trái pháp luật và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phối hợp các sở, ban ngành liên quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh giãn thời gian điều chỉnh giá một số hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước định giá, kiểm soát giá như: giá cả các mặt hàng thiết yếu, các loại phí và lệ phí ở chợ…; trường hợp điều chỉnh giá phải xây dựng phương án, lộ trình điều chỉnh trên cơ sở đánh giá kỹ tác động của việc điều chỉnh giá để hạn chế thấp nhất tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân, cũng như việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế tại địa phương.

- Tăng cường quản lý thu, kiểm soát thu NSNN; kiểm tra thực hiện pháp luật về thuế, kết hợp với kiểm tra thực hiện pháp luật về giá; kiểm tra, kiểm soát kê khai thuế, quyết toán thuế của các đơn vị, đặc biệt đối với đơn vị vừa qua được hưởng chính sách gia hạn, miễn, giảm, giãn thuế.

- Xây dựng, ban hành các nội quy quản lý, hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nội quy; hỗ trợ các hộ kinh doanh tiếp cận giao dịch với các cơ quan quản lý nhà nước để giải quyết vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh; phối hợp với Ban Quản lý thị trường, Chi cục thuế kiểm tra xử lý các vi phạm về kinh doanh; xử lý hành chính đối với các trường hợp vi phạm nội quy chợ; quản lý tài sản, đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự…theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w