Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 38 - 47)

1.3.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước với hệ thống chợ của một số địa phương trong nước.

Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ của TP Hà Nội

UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ về phát triển, quản lý chợ HĐND, UBND Thành phố giao, theo hướng dẫn của các sở, ngành, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu; cụ thể:

Đối với các chợ đủ điều kiện phân hạng, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị quản lý chợ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ gửi Sở Công Thương chủ trì thẩm định, trình UBND Thành phố xem xét, quyết định trước ngày 30/10/2018;

Đối với các chợ chưa có trong quy hoạch và còn vướng mắc về hồ sơ, UBND các quận, huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị quản lý chợ hoàn thiện hồ sơ, gửi về Sở Công Thương chủ trì thẩm định, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định trong năm 2018.

Về phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng: UBND quận/huyện Cầu Giấy, Tây Hồ, Đan Phượng, Thường Tín, Gia Lâm chỉ đạo hoàn thành việc phê duyệt tại các chợ trên địa bàn trước ngày 30/10/2018.

Về nội quy hoạt động: UBND huyện Đan Phượng chỉ đạo hoàn thành việc phê duyệt nội quy hoạt động chợ trên địa bàn trước ngày 20/10/2018.

Về phương án giá dịch vụ: UBND các quận, huyện: Gia Lâm, Thường Tín, Bắc Từ Liêm đôn đốc các đơn vị quản lý chợ hạng 1 trên địa bàn hoàn thiện phương án giá; gửi Sở Tài chính chủ trì thẩm định trình UBND Thành phố phê duyệt trưóc ngày 20/10/2018.

UBND các quận, huyện, thị xã (Đống Đa, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Thanh Xuân, Tây Hồ, Thường Tín, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Chương Mỹ, Thanh Oai, Phúc Thọ, Ba Vì, Sơn Tây) đôn đốc, hoàn thành phê duyệt phương án giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại các chợ hạng 2, 3 trên địa bàn trước ngày 20/10/2018.

Về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP): Chỉ đạo các phòng ban chức năng tích cực hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thành công tác cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh xong trước ngày 30/10/2018. Phối hợp các Sở: Công thương, Y tế, NN&PTNT tổ chức tập huấn, xác nhận kiến thức ATTP và hướng dẫn các hộ kinh doanh trong chợ ký cam kết đảm bảo ATTP theo quy định. Phấn đấu hết tháng 10/2018 đạt 100% các hộ kinh doanh có Giấy xác nhận/cam kết đảm bảo ATTP.

Về công tác chuyển đổi chợ: UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương công khai Kế hoạch chuyển đổi chợ được UBND Thành phố phê duyệt để kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã quan tâm đăng ký; chỉ đạo, đôn đốc xây dựng, công khai, phê duyệt, triển khai phương án chuyển đổi tại từng chợ theo Kế hoạch, tiến độ được duyệt và đúng quy định của UBND Thành phố tại Quyết định số 12/2011/QĐ- UBND ngày 09/3/2011 của UBND Thành phố.

Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc các đơn vị được giao quản lý, khai thác, kinh doanh chợ trên địa bàn: Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong công tác quản lý chợ; sắp xếp, bố trí điểm, ngành hàng kinh doanh; xây dựng phương án, thực hiện thu giá dịch vụ tại chợ; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo đúng quy định; Đảm bảo duy trì và niêm yết công khai Nội quy hoạt động chợ; đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, PCCC, an ninh trật tự tại chợ theo đúng quy định của pháp luật.

Rà soát thống kê toàn bộ các chợ cóc, chợ tạm để tổ chức tuyên truyền, vận động, kiên quyết giải tỏa và chấm dứt việc hình thành chợ cóc, chợ tạm gây mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến chợ truyền thống và hệ thống tiêu thụ thực phẩm an toàn; thực hiện sắp xếp họp lý chợ tạm gắn với quản lý đô thị văn minh, hiện đại; Ban quản lý, tổ quản lý chợ có vốn ngân sách đầu tư rà soát, xây dựng phương án tự chủ chi, báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư, cải tạo chợ; đôn đốc, chỉ đạo lập và triển khai kế hoạch cải tạo chợ, tập trung khắc phục các chợ đã xuống cấp nghiêm trọng để đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự và vệ sinh ATTP cho hoạt động chợ theo quy định. Rà soát, củng cổ, bố trí bộ máy quản lý chợ (có nguồn vốn ngân sách) đảm bảo năng lực, phấm chất, thực hiện tự chủ chi tại các đơn vị sự nghiệp; Đôn đốc, xử lý các dự án đầu tư xây dựng chợ chậm triển khai. Tăng cường công tác tuyên truyền, đối thoại công khai để giải

quyết khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến hoạt động của các chợ trên địa bàn.

Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ của tỉnh Quảng Ninh

Trong thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy; sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền các địa phương, Mặt trận Tố quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội về công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực; hệ thống chợ đã góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh sản xuất, phát triển dịch vụ, lưu thông hàng hóa, phục vụ tốt đời sống của nhân dân.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, bất cập liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về chợ, cụ thể như: Công tác đầu tư, di chuyển chợ, chuyển đổi mô hình quản lý chợ; công tác quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, an toàn phòng, chống cháy nổ; việc chuyển đổi công năng đối với một số chợ hoạt động không hiệu quả; việc phân cấp quản lý theo ngành và địa phương chưa thống nhất, chưa rõ trách nhiệm...; nhiều vụ khiếu kiện vẫn còn kéo dài, tập trung gây mất trật tự trên địa bàn, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân; việc xử lý dẹp bỏ đối với các chợ tạm, chợ tự phát còn hạn chế; xử lý đối với các hộ kinh doanh sinh sống trong phạm vi chợ và việc xây dựng văn minh thương mại tại chợ có nơi, có chỗ còn chưa được quyết liệt, đồng bộ, dứt điểm...

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phát triển chợ theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế, bất cập, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về chợ trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp, các ngành, các địa phương, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biên mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền Măt trận Tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, ý thức trách nhiệm của các hộ kinh doanh về vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ an toàn thực phẩm tại chợ; thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí và xây dựng văn hóa kinh doanh, văn minh thương mại. Nhất là hiện nay,

tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng thương hiệu địa phương liên quan đến chương trình “Nụ cười Hạ Long”.

Bên cạnh đó, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, các hộ kinh doanh để kịp thời nắm bắt, chỉ đạo giải quyết nhằm đáp ứng tâm tư nguyện vọng, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đặc biệt là tại các nơi xây dựng chợ mới, các chợ có chủ trương di chuyển hoặc đang thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý; lấy ý kiến của các hộ kinh doanh, người dân trong vùng dự án về quy hoạch chợ, phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, về phương án đầu tư xây dựng, quản lý kinh doanh chợ...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các địa phương nâng cao năng lực thẩm định, phê duyệt dự án về chợ và bảo đảm quy định tiêu chuẩn của Nhà nước về từng hạng mục công trình, giám sát xây dựng theo đúng dự án được phê duyệt; chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc hướng dẫn thực hiện đầu tư phát triển, quản lý kinh doanh khai thác hạ tầng thương mại theo đúng quy định của Nhà nước...

Các cấp ủy, tổ chức Đảng tăng cường chỉ đạo đối với các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm tham gia đóng góp ý kiến vào quy hoạch, giám sát việc thực hiện quy hoạch và tổ chức hoạt động của các chợ trên địa bàn đáp ứng yêu cầu tình hình thực tiễn, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn. Đồng thời tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường chợ; nâng cao trách nhiệm của đơn vị quản lý chợ đối với việc tổ chức thực hiện công tác quản lý hoạt động chợ; tăng cường chỉ đạo đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về quản lý hoạt động kinh doanh chợ, quản lý chất lượng hàng hóa...

UBND các địa phương tổ chức công khai, dân chủ và tăng cường kiểm tra, rà soát các chợ thuộc diện nâng cấp, cải tạo, di chuyển và xây mới theo quy hoạch đã được phê duyệt; yêu cầu triển khai công tác đầu tư xây dựng chợ theo đúng lộ trình đề ra; kịp thời phát hiện những bất cập, khó khăn trong quá trình thực hiện, đề xuất

điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, cơ chế, chính sách của địa phương; cương quyết xử lý những trường hợp vi phạm các quy định trong kinh doanh khai thác chợ; quyết liệt trong công tác giải tỏa, xóa bỏ các chợ hình thành tự phát không nằm trong quy hoạch phát triển chợ, xử lý nghiêm các hành vi gây cản trở giao thông, không bảo đảm vệ sinh môi trường đô thị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trong quy hoạch...

1.3.2.2. Một số bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nước với hệ thống chợ tỉnh Lào Cai

UBND các cấp cần đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ về phát triển, quản lý chợ HĐND, UBND Tỉnh Lào Cai giao, theo hướng dẫn của các sở, ngành, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu; cụ thể:

Đối với các chợ đủ điều kiện phân hạng, UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị quản lý chợ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ gửi Sở Công Thương chủ trì thẩm định, trình UBND Tỉnh xem xét; Đối với các chợ chưa có trong quy hoạch và còn vướng mắc về hồ sơ, UBND các huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị quản lý chợ hoàn thiện hồ sơ, gửi về Sở Công Thương chủ trì thẩm định, tổng hợp, báo cáo UBND Tỉnh xem xét, quyết định.

Về phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng: UBND huyện, thị xã chỉ đạo hoàn thành việc phê duyệt tại các chợ trên địa bàn.

Về nội quy hoạt động: UBND huyện, thị xã chỉ đạo hoàn thành việc phê duyệt nội quy hoạt động chợ trên địa bàn.

Về phương án giá dịch vụ: UBND các huyện, thị xã đôn đốc các đơn vị quản lý chợ trên địa bàn hoàn thiện phương án giá; gửi Sở Tài chính chủ trì thẩm định trình UBND Tỉnh phê duyệt. UBND các huyện, thị xã đôn đốc, hoàn thành phê duyệt phương án giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại các chợ hạng 2, 3 trên địa.

Về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP): Chỉ đạo các phòng ban chức năng tích cực hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thành công tác cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Phối hợp các Sở: Công thương, Y tế,

NN&PTNT tổ chức tập huấn, xác nhận kiến thức ATTP và hướng dẫn các hộ kinh doanh trong chợ ký cam kết đảm bảo ATTP theo quy định.

Về công tác chuyển đổi chợ: UBND các huyện, thị xã khẩn trương công khai Kế hoạch chuyển đổi chợ được UBND Tỉnh phê duyệt để kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã quan tâm đăng ký; chỉ đạo, đôn đốc xây dựng, công khai, phê duyệt, triển khai phương án chuyển đổi tại từng chợ theo Kế hoạch, tiến độ được duyệt và đúng quy định của UBND Tỉnh.

Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc các đơn vị được giao quản lý, khai thác, kinh doanh chợ trên địa bàn: Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong công tác quản lý chợ; sắp xếp, bố trí điểm, ngành hàng kinh doanh; xây dựng phương án, thực hiện thu giá dịch vụ tại chợ; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo đúng quy định; Đảm bảo duy trì và niêm yết công khai Nội quy hoạt động chợ; đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, PCCC, an ninh trật tự tại chợ theo đúng quy định của pháp luật.

Rà soát thống kê toàn bộ các chợ cóc, chợ tạm để tổ chức tuyên truyền, vận động, kiên quyết giải tỏa và chấm dứt việc hình thành chợ cóc, chợ tạm gây mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến chợ truyền thống và hệ thống tiêu thụ thực phẩm an toàn; thực hiện sắp xếp họp lý chợ tạm gắn với quản lý đô thị văn minh, hiện đại; Ban quản lý, tổ quản lý chợ có vốn ngân sách đầu tư rà soát, xây dựng phương án tự chủ chi, báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư, cải tạo chợ; đôn đốc, chỉ đạo lập và triển khai kế hoạch cải tạo chợ, tập trung khắc phục các chợ đã xuống cấp nghiêm trọng để đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự và vệ sinh ATTP cho hoạt động chợ theo quy định. Rà soát, củng cổ, bố trí bộ máy quản lý chợ (có nguồn vốn ngân sách) đảm bảo năng lực, phấm chất, thực hiện tự chủ chi tại các đơn vị sự nghiệp; Đôn đốc, xử lý các dự án đầu tư xây dựng chợ chậm triển khai. Tăng cường công tác tuyên truyền, đối thoại công khai để giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến hoạt động của các chợ trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w