Thực trạng công tác ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý hệ thống chợ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 50 - 58)

sách về phát triển và quản lý hệ thống chợ.

2.2.1.1. Cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư chợ

Tỉnh Lào Cai có lợi thế là cửa ngõ giao thương và hội nhập kinh tế quốc tế, chính vì vậy mà thành phố xác định việc phát triển mạng lưới chợ, đặc biệt là những chợ văn minh, hiện đại gắn với phát triển thương mại, dịch vụ được xem là bước đi trong thời gian tới, nhằm tạo cho việc giao lưu hàng hóa phát triển thương mại du lịch, dịch vụ. Do đó các chợ ở thành phố Lào Cai được qui hoạch, xây dựng với chức năng không chỉ là trung tâm mua sắm, trao đổi hàng hóa, mà còn phục vụ nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước khi đi du lịch và mua sắm. Đây cũng

chính là mô hình đang được nhiều nơi, nhiều địa phương áp dụng triển khai mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định số 203/2000/QĐ – UB ngày 12/07/2000 về việc ban hành quy chế tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Quyết định số 3882/QĐ – UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn 2025.

Tại địa bàn Tỉnh Lào Cai đã có các phương án quy hoạch, cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư chợ như sau:

- Thành phố Lào Cai:

Đầu tư chợ tại các phường mới được đô thị hóa và các xã trên địa bàn thành phố với quy mô hạng III; Định hướng đến năm 2025, quy hoạch bổ sung 3 chợ, nâng tổng số chợ trên địa bàn là 18 chợ; Nâng cấp mở rộng đối với 09 chợ, trong đó nâng cấp 02 chợ đạt tiêu chí hạng I; di chuyển 02 chợ, giải tỏa 1 chợ do vị trí không bảo đảm.

- Huyện Bát Xát:

Nâng cấp, cải tạo các chợ hiện có, bổ sung quy hoạch và xây dựng mới 2 chợ là Dền Sáng, Lũng Pô, trong đó xem xét đàm phán, thỏa thuận với phía Trung Quốc để chợ Lũng Pô và một số vị trí khác thành cặp chợ biên giới.

- Huyện Sa Pa:

Nâng cấp chợ Tả Phìn; Đầu tư mới 02 chợ hạng III bao gồm chợ Sa Pa, chợ Bản Khoang; Nâng cấp, cải tạo các chợ hiện có.

- Huyện Mường Khương:

Đến năm 2025, xóa quy hoạch 1 chợ, bổ sung quy hoạch 1 chợ và xây dựng mới 1 chợ (Bản Xen), nâng cấp các chợ hiện có. Thỏa thuận với phía Trung Quốc để xây dựng một số cặp chợ biên giới.

- Huyện Si Ma Cai:

Mạng lưới chợ: Từ nay đến năm 2020, nâng cấp các chợ hiện có; quy hoạch thêm 02 chợ hạng III gồm 01 chợ tại khu phố cũ, xã Si Ma Cai. Giai đoạn 2021 - 2025 bổ sung 01 chợ tại khu vực thôn Lù Dì Sáng (xã Sán Chải), nơi dự kiến mở cửa khẩu phụ trong tương lai.

- Huyện Bắc Hà

Đầu tư nâng cấp chợ thị trấn thành chợ văn hóa đặc sắc của khu vực Tây Bắc, đầu tư xây dựng các chợ bảo đảm các điều kiện tối thiểu theo tiêu chuẩn; Quy hoạch mới thêm 01 chợ đạt quy mô hạng III tại xã Tả Củ Tỷ.

- Huyện Bảo Thắng:

Từ nay đến năm 2022, điều chỉnh vị trí 2 chợ (Tằng Loỏng, Cầu Nhò), bổ sung quy hoạch 1 chợ (Sơn Hà), cải tạo tối thiểu 4 chợ. Giai đoạn 2021 - 2025, bổ sung quy hoạch 1 chợ (Làng Bạc - xã Xuân Quang) và mở rộng một số chợ; nâng cấp các chợ còn lại; di chuyển sang vị trí mới đối với những chợ không bảo đảm các tiêu chí theo quy định.

- Huyện Bảo Yên:

Từ nay đến năm 2022, nâng cấp chợ hiện có; phát triển thêm 01 chợ chuyên doanh gia súc quy mô hạng III tại khu vực xã Tân Dương; bổ sung quy hoạch chợ Kim Sơn; Đôn đốc đầu tư chợ thị trấn Phố Ràng. Giai đoạn 2021 - 2025, bổ sung quy hoạch chợ Xuân Hòa quy mô hạng III.

- Huyện Văn Bàn:

Từ nay đến năm 2022, nâng cấp, mở rộng các chợ hiện có, điều chỉnh chợ Trung tâm huyện về vị trí mới phù hợp với quy hoạch của thị trấn Khánh Yên, chuyển đổi mục đích sử dụng một số chợ hoạt động không hiệu quả. Bổ sung quy hoạch chợ Tân An, chợ Liêm Phú. Định hướng đến năm 2025 hình thành chợ gia súc Dương Quỳ.

Các dự án đối với chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư chợ tại địa bàn Tỉnh Lao Cai trong giai đoạn từ năm 2017 -2019 được thể hiện như sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất và vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các loại hình chợ tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 - 2019

STT T Loại hình kết cấu hạ tầng thương mại Số dự án đầu tư Nhu cầu sử dụng đất

Vốn đầu tư xây dựng

(Dự án) (ha) (Tỷ đồng)

I Các loại hình chợ 78 31 298

2 Chợ hạng II 10 7 70

3 Chợ hạng III 66 20 198

(Nguồn: Sở công thương Tỉnh Lào Cai)

Qua bảng 2.1 có thể thấy, vốn đầu tư xây dựng các chợ tại tỉnh Lào Cai trong giai đoạn từ năm 2017 -2019 là 298 tỷ đồng. Cụ thể danh mục các dự án hạ tầng được ưu tiên đầu tư như sau:

Bảng 2.2: Danh mục các chợ được ưu tiên đầu tư từ giai đoạn năm 2017 -2019 TT Tên công trình Địa chỉ Tính chất đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư

(tỷ đồng)

I CHỢ

1 Chợ Cốc Lếu P. Cốc Lếu, TP. Lào Cai

Nâng cấp lên hạng I,

sửa chợ B 15

2 Chợ Phố Mới Phường Phố Mới, TP. Lào Cai

Nâng cấp, bổ sung

nhà chợ tươi sống 200 3 Chợ Kim Tân Phường Kim Tân, TP.

Lào Cai Nâng cấp, mở rộng 7

4 Chợ Pom Hán

Phường Pom Hán, TP. Lào Cai

Nâng cấp, cải tạo lên

hạng I 15

5 Chợ Bách hóa TH Di chuyển sang vị trí

mới 15

6 Chợ Cam Đường TP. Lào Cai Quy hoạch mới 7

7 Xuân Giao Xã Xuân Giao, Huyện

Bảo Thắng Nâng cấp, mở rộng 3

8 Chợ Tằng Loỏng Thị trấn Tằng Loỏng,

huyện Bảo Thắng Nâng cấp, mở rộng 7 9 Chợ Cầu Nhỏ Xã Trì Quang, huyện

Bảo Thắng

Di chuyển sang vị trí

mới 3

10 Chợ Thanh Bình Xã Thanh Bình, huyện

Mường Khương Nâng cấp cải tạo 15 11 Chợ Pha Long Xã Pha Long, huyện

Mường Khương Nâng cấp cải tạo

Đang đầu tư, 3 tỷ đồng 12 Chợ Na Lốc Xã Bản Lầu, huyện

13 Chợ thị trấn Bắc Hà Thị trấn Bắc Hà,

huyện Bắc Hà Nâng cấp, mở rộng 7 14 Chợ xã Lùng Cải Xã Lùng Cải, huyện

Bắc Hà Quy hoạch mới 7

15 Chợ xã Tả Củ Tỷ Xã Tả Củ Tỷ, huyện

Bắc Hà Quy hoạch mới 7

16 Chợ Cốc Cù Xã Bản Mế, huyện Si

Ma Cai Nâng cấp cải tạo 3

17 Chợ Cán Cấu Xã Cán Cấu, huyện Si

Ma Cai Nâng cấp cải tạo 7

18 Chợ Si Ma Cai Khu phố cũ, xã Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai

Quy hoạch mới

(đang xây dựng) 3

19 Chợ Nậm Tha Xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn

Chuyển đổi mục

đích sử dụng 3

20 Chợ Võ Lao Xã Võ Lao, huyện Văn

Bàn Nâng cấp, mở rộng 3

21 Chợ Tân An Xã Tân An,

huyện Văn Bàn Quy hoạch mới, nhu cầu vốn mỗi chợ khoảng 5 tỷ đồng

5 22 Chợ Liêm Phú Xã Liêm Phú, huyện

Văn Bàn 5

23 Chợ gia súc Dương Quỳ

Xã Dương Quỳ, huyện

Văn Bàn 5 24 Chợ Bát Xát Thị trấn Bát Xát, huyện Bát Xát Nâng cấp, mở rộng toàn phần Đang xây dựng kiên cố, 7 tỷ đồng

25 Chợ Bản Vược Xã Bản Vược, huyện

Bát Xát Nâng cấp cải tạo

Thuộc khu hợp tác qua biên giới (đang đàm

phán, vốn 7 tỷ đồng) 26 Chợ Lũng Pô Xã A Mú Sung, huyện

Bát Xát Quy hoạch mới 7

27 Chợ Dền Sáng Xã Dền Sáng, huyện

Bát Xát Quy hoạch mới 7

huyện Bảo Yên vốn 3 tỷ đồng 29 Chợ Nghĩa Đô Xã Nghĩa Đô, huyện

Bảo Yên Nâng cấp cải tạo 3

30 Chợ Long Khánh Xã Long Khánh,

huyện Bảo Yên Nâng cấp cải tạo 3 31 Chợ trâu xã Tân

Dương

Xã Tân Dương, huyện

Bảo Yên Quy hoạch mới 7

32 Chợ đầu dốc Bản Dền Xã Bản Dền, huyện Sa

Pa Nâng cấp cải tạo 3

33 Chợ Tả Phìn Xã Tả Phìn, huyện Sa

Pa Nâng cấp cải tạo 3

34 Chợ Thác Bạc Xã San Xả Hồ, huyện

Sa Pa Nâng cấp cải tạo

Chợ văn hóa (7 tỷ đồng)

(Nguồn: Sở công thương tỉnh Lào Cai)

Các chính sách ưu đãi đầu tư đối với các chợ tại địa bàn tỉnh Lào Cai đang được áp dụng theo các Nghị định 35/2002/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 108/2006/NĐ-CP), các dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại ở những địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn; Nghị định 108/2006/NĐ-CP được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 20/NĐ-CP, Nghị định số Số: 11/VBHN-BCT, quy định về Phát triển và Quản lý chợ của Bộ Công Thương ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2014; Nghị định 114/2009/NĐ-CP đã quy định chính sách ưu đãi đầu tư đối với các chủ thể tham gia đầu tư chợ như sau: “Dự án đầu tư chợ của các thành phần kinh tế được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư như đối với các ngành nghề sản xuất, dịch vụ thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ- CP; được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP”.

Việc áp dụng các chính sách ưu đãi đã nâng cao hiệu quả đầu tư đối với các chợ tại địa bàn Tỉnh Lào Cai.

Tỉnh đã đưa ra chủ trương từng bước xây dựng mô hình chợ văn minh thương mại trên toàn địa bàn; từng bước nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp và chuẩn hóa đội ngũ lao động ngành thương mại - dịch vụ - du lịch; tăng cường công tác

quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, chống buôn lậu và gian lận thương mại kết hợp với các quy tắc ứng xử văn hóa văn minh trong thương mại, dịch vụ và du lịch.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cùng với đà phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ thương mại sẽ ngày càng tăng lên cả về qui mô, phạm vi không gian cũng như sự đa dạng của các hình thức kinh doanh, trong đó hoạt động mua bán hàng hoá qua mạng lưới chợ, sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn. Tỉnh Lào Cai có những định hướng nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất: Trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh cần có sự ưu tiên đối với phát triển mạng lưới chợ theo một quy hoạch tổng thể thống nhất.

Thứ hai: Quan tâm đầu tư, xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ hiện có với các cấp độ, quy mô, tính chất khác nhau, đan xen giữa loại hình kinh doanh hiện đại với loại hình kinh doanh truyền thống.

Thứ ba: Triển khai xây dựng chợ đầu mối chuyên doanh rau quả nông sản tại Khu Công nghiệp - Thương mại Kim Thành liên kết thành chuỗi hệ thống chợ, siêu thị tại các huyện, thành phố nhằm tiêu thụ hàng hoá nông sản, thực phẩm sản xuất ở khu vực nông thôn và các vùng lân cận.

Thứ tư: Hỗ trợ xây dựng, cải tạo và nâng cấp mạng lưới chợ ở nông thôn (chợ loại III) với tư cách là một kênh phân phối hàng hoá chủ yếu của khu vực xã cùng với hệ thống các cửa hàng, kho hàng của các thành phần kinh tế tạo ra mạng lưới thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá nông sản, thực phẩm và hàng hoá công nghiệp tiêu dùng trong hệ thống phân phối giữa khu vực đô thị, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc, giữa bán buôn và bản lẻ.

Thứ năm: Đẩy nhanh việc chuyển đổi mô hình quản lý từ các Ban quản lý, tổ quản lý hiện nay thành các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh.

Thứ sáu: Đầu tư phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh là yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển thương mại nói riêng, nhằm thực hiện lộ trình tổ chức lại và phát triển thương mại nội địa theo hướng văn minh, hiện đại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tiếp theo.

2.2.1.2. Cơ chế kinh doanh khai thác và quản lý chợ

Tại Điều 10, Quyết định 14/2017/QĐ-UBND Quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cơ chế tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý chợ được quy định như sau: - Các chợ đều phải được quản lý bởi các đơn vị quản lý chợ do UBND cấp có thẩm quyền thành lập hoặc công nhận.

- Đối với các chợ xây dựng mới, xây dựng lại: Tổ chức quản lý kinh doanh khai thác chợ là chủ đầu tư xây dựng chợ hoặc là đơn vị được quy định trong quyết định phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị quản lý khai thác chợ thành lập.

- Đối với các chợ đang hoạt động:

+ Chợ đang hoạt động do doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý, kinh doanh khai thác chợ: Đơn vị quản lý chợ tiếp tục hoạt động theo pháp luật và quy định hiện hành của tỉnh;

+ Chợ đang hoạt động do Ban quản lý, Tổ quản lý đảm nhiệm quản lý chợ: Thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo quy định tại Quyết định số 56/2015/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 của UBND tỉnh Lào Cai. Tiến độ chuyển đổi thực hiện theo Kế hoạch do UBND tỉnh ban hành.

2.2.1.3. Cơ chế tài chính trong việc kinh doanh khai thác, quản lý chợ.

Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó có vai trò trong việc bảo đảm nguồn kinh phí duy trì hoạt động của bộ máy quản lý, đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng chợ theo hướng xã hội hóa, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường...

Các khoản thu hoạt động chợ và quản lý, sử dụng các khoản thu chi ở chợ thực hiện theo quy định tại văn bản của Bộ Tài chính và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan.

Tại Điều 11.Nguồn thu, trách nhiệm thu và nhiệm vụ chi. 1. Nguồn thu tại các chợ bao gồm:

- Các loại thuế - Tiền bán ki ốt

- Tiền cho thuê ki ốt, thuê địa điểm kinh doanh - Thu phí chợ.

- Tiền bán vé chợ (đối với người buôn bán nhỏ không thường xuyên) và thu từ dịch vụ khác

Các loại phí theo quy định của Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001, bao gồm: Phí chợ; phí trông giữ xe; phí vệ sinh môi trường...mức thu các loại phí nêu trên thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Quản lý, sử dụng các khoản thu, chi ở chợ: Các khoản thu nói trên về cơ bản dùng để chi cho các nội dung sau:

+ Hoàn trả vốn đầu tư xây dựng chợ. Chi cho người lao động, gồm các khoản: tiền lương, tiền công, tiền ăn ca, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo qui định.

+ Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, điện, nước, thông tin liên lạc, hội nghị tổng kết, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máy móc thiết bị...

+ Chi cho các hoạt động tổ chức thu;

+ Chi cho hoạt động cung ứng dịch vụ và chi khác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w