Áp dụng các biện pháp bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giao dịch bảo đảm và thực tiễn áp dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 65 - 67)

2.2. Áp dụng pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay

2.2.3. Áp dụng các biện pháp bảo đảm

Với tình hình kinh tế ngày càng phát triển, hiện đại của nƣớc ta hiện nay, việc giao lƣu, thƣơng mại, hợp tác đôi bên cùng có lợi thì các giao dịch bảo đảm là biện pháp hữu hiệu đƣợc các nhà kinh tế cũng nhƣ ngƣời dân ƣu tiên sử dụng trong giao kết hợp đồng kinh doanh thƣơng mại hay hợp đồng vay vốn ngân hàng và có xu hƣớng gia tăng.

chấp tài sản đƣợc lựa chọn làm biện pháp bảo đảm ở hầu hết các quan hệ tín dụng. Nếu nhƣ trong biện pháp cầm cố tài sản, bên có nghĩa vụ phải "giao tài sản" cho bên có quyền, thì trong quan hệ thế chấp, bên bảo đảm chỉ "dùng tài sản để bảo đảm" mà "không chuyển giao tài sản đó" cho bên có quyền. Dùng tài sản để bảo đảm mà không phải chuyển giao và lợi ích của các bên trong quan hệ vẫn đạt đƣợc là một giải pháp tuyệt vời hữu hiệu chỉ có ở biện pháp thế chấp tài sản. Các biện pháp đặt cọc, biện pháp ký cƣợc, biện pháp ký quỹ ít đƣợc ngân hàng và khách hàng sử dụng bởi một số nguyên nhân sau:

Đặt cọc: Về mặt lý luận, đặt cọc đƣợc hiểu là một biện pháp bảo đảm cho

việc ký kết hợp đồng, sau khi hợp đồng đƣợc ký kết, khoản đặt cọc này sẽ đƣợc trả lại hoặc đƣợc trừ vào nghĩa vụ thanh toán của bên đặt cọc. Ngƣợc lại, nếu hợp đồng không đƣợc giao kết, bên có lỗi phải chịu một khoản phạt cọc theo quy định của pháp luật và hoặc theo thỏa thuận của các bên.

Theo quy định ACB, giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ đƣợc bảo đảm, trừ trƣờng hợp cấp phê duyệt quyết định mức cho vay có bảo đảm một phần, mà biện pháp đặt cọc thông thƣờng sẽ nhỏ hơn nhiều so với giá trị hợp đồng tín dụng nên nếu lựa chọn biện pháp này, ngân hàng sẽ đƣa mình vào thế rủi ro đối với khoản tín dụng của mình.

Đặt cọc thƣờng đƣợc sử dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, còn đối với hợp đồng tín dụng – ACB và Bên đƣợc cấp tín dụng, thì ai sẽ là bên đặt cọc? ACB chắc chắn sẽ không bao giờ đƣa cho khách hàng một khoản đặt cọc để bảo đảm hợp đồng tín dụng. Còn khách hàng có lẽ sẽ rất ƣa thích biện pháp này vì nhƣ vậy, họ vừa "ép" đƣợc ngân hàng về việc giao kết hợp đồng và vừa phải bảo đảm khoản vay bằng một tài sản có giá trị thấp hơn rất nhiều so với giá trị hợp đồng vay. Do vậy, đặt cọc là một biện pháp có quá nhiều bất lợi cho ngân hàng nên xét trên phƣơng diện thực tế, ngân hàng sẽ không lựa chọn hình thức này để đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng tín dụng, dù trên phƣơng diện lý luận, pháp luật không cấm.

tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo việc trả lại tài sản thuê. Tín dụng bản chất là một hợp đồng vay, không phải hợp đồng thuê tài sản nên việc áp dụng ký cƣợc trong hợp đồng vay sẽ không phù hợp.

Ký quỹ: Là việc bên bảo đảm gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý

hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại ACB để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên đƣợc cấp tín dụng tại ACB. Các tài sản để ký quỹ, về bản chất, đều là tiền hoặc các giấy tờ có giá trị nhƣ tiền, nếu gửi "tiền" vào một tài khoản phong tỏa của ngân hàng để bảo đảm cho một hợp đồng "vay tiền" khác thì có lẽ không hợp với logic, vì nếu khách hàng đã có tiền thì không có lý gì mang tiền đó đi ký cƣợc để đảm bảo cho một hợp đồng vay tiền khác và phải chịu thêm một khoản lãi. Do vậy, trên thực tế, khách hàng sẽ không lựa chọn biện pháp bảo đảm trên trong hợp đồng tín dụng.

Hoạt động cho vay luôn đặt ra áp lực đảm bảo tính hiệu quả đồng thời đảm bảo tính an toàn đối với lƣợng tín dụng đƣợc cấp. Có nhiều phƣơng án đƣợc pháp luật thừa nhận, nhƣng ACB dựa vào các tiêu chuẩn nhƣ: tính hiệu quả của dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của ngƣời đi vay, mục đích sử dụng tiền vay, số tiền vay... để lựa chọn áp dụng biện pháp cho phù hợp nhƣ cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giao dịch bảo đảm và thực tiễn áp dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)