Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về bảo đảm trong hoạt động cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giao dịch bảo đảm và thực tiễn áp dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 82 - 84)

vay của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

3.1.1. Khắc phục những bất cập trong các quy định về giao dịch bảo đảm

Quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với đƣờng lối đổi mới kinh tế trong những năm vừa qua có ảnh hƣởng sâu sắc đến toàn bộ hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về giao dịch bảo đảm. Trên thực tế, pháp luật về giao dịch bảo đảm chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu là công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ tốt nhất lợi ích cho các chủ thể trong quan hệ dân sự. Những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã vƣợt quá ngƣỡng an toàn cho phép và đƣợc coi là hiện tƣợng không bình thƣờng và rất đáng lo ngại. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng trên là có một bộ phận chủ thể trung gian đã lợi dụng các khe hở của pháp luật kết hợp với sự thiếu hiểu biết của ngƣời dân, sự non yếu trong nghiệp vụ và sự tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ tín dụng để tiến hành ký kết, thực hiện các hợp đồng có dấu hiệu lừa đảo, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng cho ngân hàng. Hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm là để khắc phục những nhƣợc điểm yếu kém của pháp luật so với những yêu cầu thực tiễn là một nhiệm vụ quan trọng. Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng có thể phát huy tốt nhất chức năng của mình nếu đáp ứng đƣợc các tiêu chí cơ bản sau đây:

Thứ nhất, tiêu chí về tính an toàn

Có thể thiết kế các câu hỏi sau để kiểm tra tính an toàn trong quan hệ bảo đảm tiền vay nhƣ sau: Có đủ cơ sở chắc chắn để khẳng định quyền sở hữu đối với tài sản đƣợc dùng để bảo đảm tiền vay chƣa? Liệu bên nhận bảo đảm (ngân hàng) có đƣợc bảo vệ quyền lợi trong trƣờng hợp có các khiếu kiện chống lại quyền sở hữu của bên bảo đảm hoặc có đƣợc bảo vệ khi có những cản trở xuất phát từ chính bên bảo đảm.

Thứ hai, tiêu chí về tính hiệu quả về kinh tế

Tính hiệu quả về lợi ích kinh tế đƣợc thể hiện ở ba khía cạnh: việc xác lập các quan hệ bảo đảm tiền vay có đơn giản không, có nhanh chóng không và có tiết kiệm về chi phí hay không?

Thứ ba, tiêu chí về tính mềm dẻo, linh hoạt

Tính mềm dẻo, linh hoạt trong các quy định về giao dịch bảo đảm xoay quanh các nội dung chủ yếu sau: Liệu bất cứ chủ thể nào cũng có thể xác lập một quan hệ bảo đảm tiền vay với ngân hàng không? Biện pháp bảo đảm có thể bảo đảm cho tất cả các khoản nợ không? Một tài sản có thể thế chấp để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ không? Ngân hàng đƣợc quyền chủ động bán tài sản bảo đảm theo cách thức đã thỏa thuận khi phải xử lý tài sản bảo đảm hoặc có quyền thực hiện việc kiểm soát toàn bộ quá trình xử lý tài sản bảo đảm hay không?.

Mặc dù hệ thống pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện hành đã có những chuyển biến tích cực nhƣng vẫn không tránh khỏi một thực trạng có quá nhiều các văn bản pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh một quan hệ bảo đảm nhƣng thiếu thống nhất nên đã khiến cho các chủ thể áp dụng rất lúng túng và mất thời gian để nghiên cứu, vận dụng cho đúng. Rà soát lại tất cả các văn bản pháp luật có liên quan để tiến hành loại bỏ những quy định không phù hợp và hạn chế tối đa việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn là một việc cần phải hoàn thiện trong thời gian tới. Pháp luật về giao dịch bảo đảm cần xóa bỏ sự phân chia, tách biệt giữa các Bộ, ngành trong việc ban hành các văn bản pháp luật. Các quy định về giao dịch bảo đảm phải xuất phát từ những quy định của BLDS về vật quyền bảo đảm, về trái quyền, về nguyên tắc thỏa thuận bình đẳng trong quan hệ dân sự... Phải coi BLDS là văn bản pháp lý gốc cho các quy định về giao dịch bảo đảm. Bên cạnh đó, các quy định khác về giao dịch bảo đảm phải phù hợp, có tính thống nhất với quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành nhƣ pháp luật về đất đai, nhà ở, về công chứng, về bán đấu giá tài sản, về thi hành án.

3.1.2. Bảo đảm yêu cầu của nền kinh tế, lợi ích chung của xã hội

Các quy định của pháp luật đƣợc sửa đổi cần phải đáp ứng nhu cầu thực tại của nền kinh tế thị trƣờng. Chức năng của pháp luật chỉ có thể thực hiện đƣợc khi

nó đƣợc xây dựng phù hợp với những điều kiện cụ thể của xã hội trong mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định. Sự thay đổi liên tục của nền kinh tế thị trƣờng đặt ra yêu cầu pháp luật về giao dịch bảo đảm cần phải đƣa ra các quy định mới phù hợp với những sự thay đổi đó. Tính minh bạch trong các thông tin liên quan đến tài sản bảo đảm là một yêu cầu bức thiết của thị trƣờng khi mà các giao dịch tín dụng đƣợc phát triển với số lƣợng ngày càng lớn.

Những quy định của pháp luật cần đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế với việc đảm bảo các lợi ích khác trong xã hội. Mục tiêu quan trọng của pháp luật bảo đảm là đảm bảo quyền cho bên cho vay làm sao có thể bảo toàn đƣợc lợi ích của mình cho dù bất cứ sự rủi ro nào có thể xảy ra đối với bên vay.

3.1.3. Bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế

Để đáp ứng nhu cầu giao lƣu kinh tế quốc tế, tạo sự hấp dẫn trong đầu tƣ nƣớc ngoài, Việt Nam cần đẩy mạnh quốc tế hóa pháp luật, trong đó có các quy định về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay vốn. Hiện có nhiều quan điểm, khái niệm pháp lý, nhiều quy định về biện pháp bảo đảm, tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm của pháp luật Việt Nam không tƣơng thích hoặc phù hợp với quy định trong các văn bản pháp luật của các nƣớc. Có quan điểm, học thuyết pháp lý đã đƣợc hình thành và phát triển tƣơng đối phổ biến ở các nƣớc nhƣng lại chƣa đƣợc ghi nhận trong các quy định pháp luật Việt Nam nhƣ học thuyết về vật quyền, trái quyền. Do vậy, việc tham khảo các quy định của pháp luật nƣớc ngoài trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn của Việt Nam là hết sức cần thiết. Yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu một cách căn bản, có hệ thống, phải học hỏi kinh nghiệm lập pháp của các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới cũng nhƣ khu vực, để chuyển hóa và tiếp thu có chọn lọc những quy định, tập quán quốc tế cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giao dịch bảo đảm và thực tiễn áp dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)