Áp dụng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giao dịch bảo đảm và thực tiễn áp dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 77 - 82)

2.2. Áp dụng pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay

2.2.6. Áp dụng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay

2.2.6.1. Ngân hàng không được tổ chức bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ

Nghị định số 163/2006/NĐ-CP không có những quy định chi tiết và cụ thể khi xử lý tài sản bảo đảm mà chỉ quy định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải đƣợc thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch (khoản 3 Điều 58). Trong trƣờng hợp tài sản đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó đƣợc thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nếu các bên không có thỏa thuận thì tài sản đƣợc bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Đối với trƣờng hợp tài sản đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó cũng đƣợc thực hiện theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận đƣợc, thì tài sản đƣợc bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, thực tế ngân hàng không đƣợc tự tổ chức bán đấu giá tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Ngân hàng phải thuê trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc

doanh nghiệp bán đấu giá chuyên nghiệp để bán đấu giá. Ngân hàng phải tự lập hồ sơ xin bán đấu giá tài sản bảo đảm, sau đó gửi lên cơ quan có thẩm quyền cho phép bán đấu giá. Việc quy định nhƣ vậy đã hạn chế quyền tự thỏa thuận của các bên trong xử lý tài sản bảo đảm. Đã có trƣờng hợp ACB tự tổ chức bán đấu giá tài sản và có khách hàng đã mua đƣợc tài sản sau khi tham gia đấu giá. Nhƣng khi tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng mua bán tại Phòng Công chứng Nhà nƣớc thì bị từ chối do Công chứng viên cho rằng ngân hàng không có quyền bán đấu giá tài sản thế chấp và yêu cầu ngân hàng phải tổ chức bán lại theo yêu cầu của cơ quan công chứng.

Mặt khác, cả ACB và khách hàng đều không muốn đƣa tài sản ra phát mại tại Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản vì thời gian kéo dài và chi phí cao hơn so với việc các bên tự tổ chức bán đấu giá tài sản. Tại nhiều địa phƣơng, trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá chuyên nghiệp chƣa đƣợc thành lập, do vậy ngân hàng không thể thực hiện theo quy định. Hoặc nếu có trung tâm bán đấu giá thì thời hạn thực hiện việc bán đấu giá rất lâu, làm kéo dài thời gian thu nợ của ngân hàng. Thêm vào đó, trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thƣờng chỉ muốn bán đƣợc nhanh tài sản để thu phí dịch vụ, chứ không quan tâm đến tài sản đƣợc bán với giá bao nhiêu. Do vậy, quyền lợi của các bên không đƣợc bảo đảm một cách tối đa.

Thiết nghĩ, pháp luật nên có hƣớng dẫn về việc bãi bỏ quy định phải xin phép chấp thuận của cơ quan hành chính khi xử lý tài sản bảo đảm, tránh sự can thiệp không cần thiết của cơ quan công quyền vào các giao dịch hợp pháp của ngân hàng và khách hàng.

2.2.6.2. Pháp luật hiện hành thiếu các quy định cần thiết nhằm hỗ trợ và thúc đẩy bên nhận bảo đảm thực thi quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý

Về nguyên lý chung, trong trƣờng hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã giao kết, bên nhận bảo đảm có quyền truy đòi, thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý. Tuy nhiên, do việc chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý đồng nghĩa với việc bên bảo đảm bị mất tài sản đó, nên bên bảo đảm thƣờng có thái độ bất hợp tác, chây ì và tìm cách trì hoãn việc chuyển giao

tài sản bảo đảm. Thực tế, khi bên vay vốn không trả đƣợc nợ, cán bộ ACB đã nhiều lần yêu cầu bên thế chấp bàn giao khu đất thế chấp nhƣng bên thế chấp cố tình lẩn trốn hoặc có hành vi cản trở, chống đối cán bộ ACB đến làm nhiệm vụ. Nhiều trƣờng hợp, bên thế chấp đã kêu gọi anh em, ngƣời thân của mình để cản trở quá trình xử lý tài sản của ACB. Khoản 5 Điều 63 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã quy định về sự hỗ trợ của UBND cấp xã và cơ quan công an đối với hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm trong vai trò "giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện

quyền thu giữ tài sản bảo đảm". Việc quy định vai trò giữ gìn an ninh, trật tự của

UBND cấp xã và cơ quan công an trong quá trình bên nhận bảo đảm thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm là hợp lý, nhằm tránh tình trạng "hành chính hóa" các quan hệ dân sự, kinh doanh, thƣơng mại. Tuy nhiên, hiện pháp luật chƣa có các quy định về cụ thể về việc UBND và cơ quan công an thực thi vai trò này nhƣ thế nào? Khi ACB yêu cầu UBND và cơ quan công an địa phƣơng hỗ trợ, giúp đỡ thì các cơ quan này thƣờng viện cớ bận công việc để từ chối. Chính vì vậy, mà tiến độ xử lý tài sản bảo đảm không thể nhanh đƣợc.

Vậy, cơ quan nào có thể giúp bên nhận bảo đảm thực hiện quyền năng này? Và theo quy định của pháp luật hiện hành, bên nhận bảo đảm chỉ có cách khởi kiện ra Tòa án đòi tài sản và cơ quan thi hành án sẽ thực hiện công việc này sau khi bản án đã tuyên của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, quá trình này thƣờng mất rất nhiều thời gian và chi phí của bên nhận bảo đảm.

2.2.6.3. Chưa xử lý được tài sản bảo đảm do quy trình tố tụng còn nhiều hạn chế

Pháp luật quy định trong trƣờng hợp không xử lý đƣợc tài sản bảo đảm theo thỏa thuận, thì ngân hàng có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.

Trong nhiều trƣờng hợp, hợp đồng bảo đảm đã đƣợc các bên ký kết theo đúng quy định của pháp luật (hợp đồng đƣợc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm), nhƣng khi phát sinh tranh chấp thì Tòa án vẫn phải giải quyết theo một quy trình tố tụng chung nên dẫn đến hệ quả là tài sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Tòa án do giá trị bị giảm, bị hƣ hỏng, bị tẩu tán.

là thủ tục thi hành án thông thƣờng phải kéo dài ít nhất 2 năm. Thực trạng này ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả thu hồi vốn vay cũng nhƣ kết quả kinh doanh của ACB.

2.2.6.4. Trình tự, thủ tục xử lý còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản, ngân hàng chưa được toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm trong khuôn khổ pháp luật

Việc chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm từ bên bảo đảm sang ngƣời mua, ngƣời nhận chuyển nhƣợng tài sản bảo đảm bị xử lý đƣợc xem là "khâu cuối cùng", đồng thời là "kết quả" của quá trình xử lý tài sản. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, mặc dù pháp luật cho phép bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm trong trƣờng hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo giao dịch đã giao kết nhƣng khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, việc định giá và chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm vẫn phải phụ thuộc nhiều vào ý chí của chủ sở hữu, gây khó khăn cho bên nhận bảo đảm trong quá trình xử lý (ví dụ: Chủ sở hữu tài sản bỏ trốn hoặc không chịu ký vào biên bản định giá tài sản hoặc không chịu ký văn bản chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua, bên nhận chính tài sản bảo đảm). Ngoài ra, kết quả xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn phụ thuộc vào cách thức giải quyết của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản khi bên nhận bảo đảm thực hiện thủ tục sang tên, trước bạ đối với tài sản bảo đảm.

Ngoài ra phải nói đến trƣờng hợp trong thời gian thế chấp, bên bảo đảm đã sử dụng tài sản bảo đảm làm phƣơng tiện phạm tội. Khi xử lý hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng đã tịch thu tài sản đã làm cho nghĩa vụ đƣợc bảo đảm hợp pháp trở thành nghĩa vụ không có tài sản bảo đảm và chính bên nhận bảo đảm là ngƣời phải gánh chịu một tình huống rủi ro không thể lƣờng trƣớc mặc dù họ hoàn toàn không có lỗi và đã thực hiện đầy đủ thủ tục về giao dịch bảo đảm một cách đúng pháp luật. Thực trạng trên đây đang là vấn đề nổi cộm trong hệ thống pháp luật về kinh doanh, thƣơng mại, dân sự, cần phải có những điều chỉnh, sửa đổi mang tính toàn diện trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay đã phù hợp với những thay đổi và nhu cầu của thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các chủ thể xác lập các quan hệ vay vốn một cách an toàn và hiệu quả.

Tài sản bảo đảm, các biện pháp bảo đảm trong hoạt động cho vay đƣợc ACB áp dụng một cách linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của các tổ chức, cá nhân trong toàn quốc. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành cũng bộc lộ nhiều bất cập khi chúng đƣợc vận dụng trong thực tiễn. ACB phải đối mặt với nhiều khó khăn khi xác định tính xác thực của quyền sở hữu tài sản do hiện tƣợng làm giấy tờ đăng ký sở hữu giả ngày càng tinh vi và phổ biến, do thủ đoạn gian dối của bên bảo đảm, ăn cắp phôi giấy tờ sở hữu, do những sai sót của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản nhƣ ghi tên ngƣời đứng tên chủ quyền không đúng theo căn cứ xác lập quyền sở hữu. Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo đảm chƣa đƣợc pháp luật phân biệt rõ ràng. Tài sản hình thành trong tƣơng lai, đặc biệt là các dự án hay căn hộ hình thành trong tƣơng lai đƣợc pháp luật cho phép thế chấp nhƣng các quy định để chuyển hóa chúng vào thực tế thì chƣa đầy đủ. Những quy định về đối tƣợng của giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, chấm dứt giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm còn bộc lộ nhiều yếu điểm: việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành còn phụ thuộc vào ý chí của bên bảo đảm, việc thu giữ tài sản thế chấp từ ngƣời thứ ba theo quy định của pháp luật cũng còn nhiều bất cập do còn có sự mâu thuẫn giữa các quy định của luật hiện hành, phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm không có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật nhƣ BLDS 2005, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, Luật Đất đai... Tất cả những bất cập đƣợc phân tích, bình luận và lý giải ở chƣơng 2 sẽ là căn cứ cho những kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện pháp luật sẽ đƣợc đề cập ở chƣơng 3 của luận văn.

Chương 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA

CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giao dịch bảo đảm và thực tiễn áp dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)