1.1. Khái quát về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự
1.1.4. Đối tượng, nội dung và thủ tục giám định tư pháp trong tố tụng hình sự
1.1.4.1. Đối tượng
Đối tượng của GĐTP trong TTHS là những vấn đề liên quan trong giải quyết vụ án hình sự đươ ̣c giám đi ̣nh nhằm làm rõ sự thâ ̣t , giúp các cơ quan tố tụng giải quyết vụ án triệt để, chính xác, khách quan án.
Về phương diện thực tiễn, có thể nói đối tượng giám định trong TTHS rất phong phú, đa dạng và không thể liệt kê đầy đủ được vì mỗi vụ án, mỗi loại tội phạm sẽ có những vấn đề cần giám định khác nhau; hoặc cùng là một loại tội ,
nhưng không phải các đối tượng giám định trong loại tội đó đều giống nhau . Bên
cạnh đó, đới tươ ̣ng giám đi ̣nh cũng có thể là đồ vâ ̣t , tài liệu, nhưng cũng có thể là con người; có thể là hữu hình nhưng cũng có thể là vơ hình (giám định tâm thần, giám định âm thanh). Do vậy, khi nghiên cứu đối tượng giám định trong tố tụng hình sự, chúng ta khơng xác định đối tượng cụ thể của hoạt động giám định, mà chúng ta chia thành các nhóm đối tượng giám định để phân biệt. Có thể chia các nhóm đối tượng giám định trong tố tụng hình sự như sau:
- Nhóm giám định pháp y như: đối tượng giám định là mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể người như: tử thi, máu, dấu vân tay, tóc,da, gàu, các loại lơng...
- Nhóm giám định pháp y tâm thần: Đối tượng giám định là năng lực trách
nhiệm hình sự, khả năng nhận thức.
- Nhóm giám định kỹ thuật hình sự: Đối tượng giám định như: Dấu vết
phương tiện giao thông; giám định cháy, nổ; giám định dấu vết cơ học; giám định dấu vết súng đạn; giám định hoá học pháp lý; giám định dấu vết vân tay, vân chân; giám định tài liệu (chữ kí, chữ viết, hình dấu, in ấn phẩm); giám định âm thanh…
- Nhóm giám định các chuyên ngành khác, như: tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả… thì đối tượng là chứng từ, sổ sách kế tốn, hồ sơ xây dựng, cơng trình xây dựng,....
1.1.4.2. Nội dung
Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với 3 lĩnh vực: Giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần và giám định kỹ thuật hình sự; bên cạnh đó cùng với sự phát triển của xã hội đã phát triển nhiều lĩnh vực giám định chuyên ngành như: giám định tài chính, giám định trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, giám định xây dựng, giám định về tài nguyên môi trường, giám định về lĩnh vực giao thông vận tải...
Giám định pháp y: Nội dung của giám định pháp y gồm: giám định và
giám định lại tổn hại sức khỏe; giám định tình trạng sức khỏe; giám định sự xâm phạm thân thể; giám định và giám định lại tử thi, giám định hài cốt và giám định hung khí; giám định và giám định lại trên hồ sơ do cơ quan tố tụng trưng cầu và các tổ chức, cá nhân yêu cầu; giám định hóa pháp gồm: độc chất, ma túy, nồng độ rượu, tân dược và các loại thực phẩm nghi ngờ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người.
Giám định pháp y tâm thần: Giám định pháp y tâm thần gắn liền với việc
xác định trách nhiệm hình sự của một người. Nội dung của giám định Pháp y tâm thần là kết luận xác định rõ đối tượng có rối loạn tâm thần khơng, các rối loạn đó có tác động đến hành vi của họ khơng, tác động trong thời điểm nào, ở mức độ nào... để giúp các cơ quan tố tụng giải quyết vụ án được chính xác, cơng bằng, đúng pháp luật.
Giám định kỹ thuật hình sự: Giám định kỹ thuật hình sự do giám định viên tư
pháp về Kỹ thuật hình sự thực hiện tại Cơ quan giám định kỹ thuật hình sự, hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án. Theo Điều 3, Thông tư số 33/2014/TT-BCA ngày 5/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an“Quy định về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ
nhiệm, miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự” quy định về giám định viên kỹ
Giám định dấu vết đường vân; Giám định tài liệu; Giám định dấu vết cơ học; Giám định súng, đạn; Giám định hóa học; Giám định sinh học; Giám định cháy, nổ; Giám định kỹ thuật; Giám định âm thanh; Giám định kỹ thuật số và điện tử.
Giám định tài chính: là một lĩnh vực áp dụng những kiến thức về tài chính,
kế tốn để nghiên cứu, bổ trợ cho hoạt động tư pháp. Tại Điều 3- Thông tư số 138/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Luật giám định tư pháp và Nghị định số 85/2013 ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp đã quy định “Giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính bao gồm: Giám định tư pháp về kế
toán, kiểm toán; Giám định tư pháp về giá; Giám định tư pháp về chứng khoán; Giám định tư pháp về thuế; Giám định tư pháp về hải quan và các lĩnh vực tài chính khác theo quy định của pháp luật” [5].
Ngoài ra đối với các lĩnh vực giám định chuyên ngành khác, các Cơ quan chủ quản đều có những văn bản hướng dẫn cụ thể việc giám định tư pháp trong lĩnh vực của mình. Ví dụ: thơng tư số 44/2014/TT-NHNN ngày 29/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, thông tư số 35/2009/TT-BXD ngày 05/10/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn giám định tư pháp xây dựng; thông tư số 44/2014/TT-BTNMT ngày 01/8/2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; thông tư số 33/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ giao thông vận tải quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải;.....
1.1.4.3. Thủ tục
Giám định tư pháp được tiến hành dựa trên quyết định trưng cầu giám định của CQTHTT, NTHTT. Tức là khi có căn cứ cần phải giám định một đối tượng nào đó để phục vụ cho việc giải quyết vụ án, phải có quyết định trưng cầu giám định do những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành. Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định, họ tên người được trưng cầu hoặc tên cơ quan người được trưng cầu giám định, quyền và nghĩa vụ của người
giám định theo quy định của pháp luật. Sau khi nhận được quyết định trưng cầu giám định thì tổ chức giám định, người giám định có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện giám định. Sau một khoảng thời hạn nhất định, người làm công tác giám định phải có kết quả giám định được thể hiện bằng bản kết luận giám định. Đây là một nguồn chứng cứ quan trọng đối với những người tham gia tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, Cơ quan điều tra có thể hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết và có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trong trường hợp cần giám định bổ sung hoặc giám định lại thì phải do giám định viên khác tiến hành và theo thủ tục chung [16]. Sau khi tiến hành giám định, nếu bị can u cầu thì được thơng báo về nội dung kết luận. Bị can được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những điều này được ghi vào biên bản. Trong trường hợp Cơ quan điều tra không chấp nhận yêu cầu của bị can thì phải nêu rõ lý do và báo cho bị can biết. Kết luận giám định sẽ được đưa vào hồ sơ vụ án hình sự và được sử dụng tại phiên tòa xét xử vụ án.