Qui định của pháp luật về giám định tư pháp đối với các tội phạm về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám định tư pháp đối với các tội phạm về tham nhũng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 41 - 44)

2.1. Qui định của pháp luật về giám định tư pháp đối với các tộ

2.1.1. Qui định của pháp luật về giám định tư pháp đối với các tội phạm về

tham nhũng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự trước năm 2003

GĐTP Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với 3 lĩnh vực cơ bản là giám định pháp y, Giám định pháp y tâm thần, giám định kỹ thuật hình sự.

Giám định pháp y: Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ngày 30/11/1945, Chủ

tịch nước đã ban hành Sắc lệnh số 68 về vấn đề công tác tổ chức Pháp y. Ngày 25/6/1946 Chủ tịch nước ra Sắc lệnh số 162 quy định về hoạt động của ngành Pháp y toàn quốc. Ngày 12/12/1956, Bộ Y Tế và Bộ Tư pháp ra Thông tư 2795 quy định về một số điểm cụ thể trong công tác giám định pháp y. Có thể nói đây là những văn bản pháp lý đầu tiên có đề cập tới pháp y, giám định pháp y nói riêng và giám định tư pháp nói chung [16].

Giám định pháp y tâm thần: Ở nước ta, việc giám định pháp y tâm thần chủ

yếu được tiến hành bởi các bệnh viện tâm thần. Từ năm 1954 đến năm 1975, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nước ta đã quan tâm và cải tạo nhiều cơ sở tâm thần thành các bệnh viện Tâm thần trung ương. Năm 1957 bộ môn thần kinh và tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội được thành lập để đào tạo các khóa y sỹ, bác sỹ chuyên khoa tâm thần và thần kinh, việc ra đời của bộ môn thần kinh cũng đã hỗ trợ rất lớn cho hoạt động giám định pháp y tâm thần. Năm 1963, bệnh viện Tâm thần Trung ương được thành lập tại Thường Tín (Hà Tây cũ) năm 1969 trở thành bệnh viện Tâm thần Trung ương giúp Bộ Y Tế trong việc chỉ đạo ngành tâm thần đồng thời thực hiện hoạt động giám định pháp y tâm thần. Ngày 14/01/1975 Hội đồng Bộ

tâm thần.Từ năm 1975 đến nay, hệ thống tổ chức của các bệnh viện tâm thần ngày càng được củng cố và phát triển. Điều này đã hỗ trợ cho hoạt động giám định pháp y tâm thần, góp phần tích cực vào cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm. Năm 2004 Pháp lệnh Giám định tư pháp ra đời đã quy định về giám định pháp y tâm thần một cách có hệ thống và đến khi Luật Giám định tư pháp năm 2012 ra đời đã hoàn chỉnh các quy định về vấn đề này [16].

Giám định kỹ thuật hình sự: Ngày 21/02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc

lệnh số 23/SL sáp nhập các tổ chức Công an đầu tiên thành Việt Nam Công an vụ. Trong đó bắt đầu xây dựng lực lượng cán bộ làm cơng tác kỹ thuật hình sự. Ngày 22/4/1960 Bộ Nội vụ thành lập Phòng kỹ thuật khoa học hình sự thuộc Cục Kỹ thuật nghiệp vụ (C39). Bộ ra Chỉ thị số 01 – P3/C39 về tăng cường công tác kỹ thuật hình sự và đó là Chỉ thị đầu tiên của Bộ về công tác kỹ thuật hình sự. Để xây dựng lực lượng kĩ thuật hình sự, trong thời gian này nhiều cán bộ trong quân đội, công an vũ trang và sinh viên xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, trung cấp trong nước về cơng tác tại Phịng Kỹ thuật hình sự, hàng trăm lượt cán bộ được cử đi đào tạo về công tác này. Cùng với việc thành lập Viện KHHS (1978), ngày 10/7/1981, Bộ Nội Vụ (nay là Bộ Cơng an) đã ra quyết định thành lập phịng KTHS và Phịng CSĐTXH – KTHS ở một số Cơng an tỉnh và thành phố trong cả nước. Nhờ sự lớn mạnh và góp sức của lực lượng KTHS trong công tác khám nghiệm hiện trường, giám định kỹ thuật hình sự, pháp y mà nhiều vụ án hình sự nhanh chóng được khám phá. Hiện nay, bên cạnh những lĩnh vực giám định truyền thống như đường vân, súng đạn, chữ viết… nhiều công nghệ tiên tiến của thế giới đã được áp dụng vào nước ta như giám định âm thanh, giám định gen DNA… Việc áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới vào kỹ thuật hình sự đã phần nào đáp ứng được mục tiêu chung trong đấu tranh phòng, chống tội phạm [16].

Nghị định số 117/HĐBT ngày 21/7/1988 về giám định tư pháp là văn bản có tính quy phạm đầu tiên ra đời quy định một cách rõ ràng và đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của GĐTP, tạo ra bước ngoặt cơ bản và quan trọng của GĐTP Việt Nam. Kể từ đây, mạng lưới tổ chức GĐTP được hình thành và phát triển trong

tồn quốc ở các lĩnh vực giám định pháp y, giám định pháp y tâm thầm, giám định kỹ thuật hình sự, xây dựng, văn hóa, mơi trường, góp phần tích cực vào cơng tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Nghị định này có 14 Điều trong đó đã đề cập một cách khái quát những vấn đề về: khái niệm của hoạt động GĐTP, thẩm quyền giám định, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của giám định viên. Ngồi ra thời gian đó cịn có một số văn bản liên quan đến công tác giám định tư pháp phục vụ cho việc giải quyết các vụ án hình sự như: Thông tư số 78/ TT - QĐ ngày 26/1/1989 của Bộ tư pháp hướng dẫn Nghị định 117/1988; Thông tư liên tịch số 166/ TTLT năm 1988 về công tác giám định pháp y và pháp y tâm thần do Bộ Y Tế, Bộ Tư pháp ban hành.

Một văn bản nữa cũng phục vụ đắc lực cho hoạt động giải quyết vụ án hình sự có liên quan đến giám định là Bộ luật tố tụng hình sự 1988. Bộ luật đã dành 5 Điều, từ Điều 130 đến Điều 134 để quy định các vấn đề cần thiết nhất liên quan đến GĐTP.

Tuy nhiên sau 15 năm ban hành việc áp dụng Nghị định 117/1988 đã bộc lộ nhiều hạn chế, khơng cịn phù hợp với tình hình đất nước. Do đó một u cầu bức thiết đặt ra đó là việc ban hành một văn bản pháp luật mới để kịp thời thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Ngày 23/05/2004 Ban soạn thảo dự án pháp lệnh GĐTP đã được thành lập với thành phần gồm đại diện lãnh đạo Bộ tư pháp, Bộ quốc phịng, Bộ cơng an, Bộ y tế, Tòa án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao soạn thảo pháp lệnh GĐTP. Ngày 28/9/2004 tại phiên họp lần thứ 22, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thơng qua pháp lệnh GĐTP, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2005. Ngày 19/5/2005 Chính phủ ban hành nghị định số 67/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh GĐTP. Đây là văn bản pháp lý quy định tập trung nhất về tổ chức và hoạt động GĐTP.

Trong thời gian trước khi Pháp lệnh giám định tư pháp ra đời, cơng tác giám định tư pháp nói chung, giám định tư pháp đối với các tội phạm về tham nhũng nói riêng chủ yếu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 117/1988, Thông tư liên tịch số 166/TTLT và thơng tư số 78/TT-QĐ.

nói riêng ngày càng tinh vi, đa dạng, diễn ra ở nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội; pháp luật về giám định tư pháp cũng dần hoàn thiện và khắc phục những bất cập trước đó để đáp ứng được tình hình. Chính vì thế nên Luật giám định tư pháp 2012 ra đời tồn tại song song với những quy định về giám định tư pháp trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 ở các điều 64, 73, 155, 156, 157, 158, 159, 193, 215 và điều 311 [1]. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành chun mơn cũng có nhiều văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các quy định của Luật giám định tư pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa, xử lý tội phạm nói chung, tội phạm tham nhũng nói riêng trong lĩnh vực của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám định tư pháp đối với các tội phạm về tham nhũng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)