Mở rộng hợp tác quốc tế trong giám định tư pháp trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám định tư pháp đối với các tội phạm về tham nhũng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 101 - 110)

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

3.3.7. Mở rộng hợp tác quốc tế trong giám định tư pháp trong tố tụng hình sự

Tiến hành hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp là hoàn toàn phù họp với xu thế chung hiện nay. Qua các hoạt động hợp tác quốc tế chúng ta có thể tranh thủ được sự giúp đỡ của nước bạn về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, có điều kiện tiếp cận với những cơng nghệ mới, góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác GĐTP. Đồng thời, hợp tác quốc tế cũng giúp chúng ta học hỏi những kinh nghiệm từ các nước bạn, tiếp thu những phương pháp, công nghệ mới trong lĩnh vực GĐTP, từ đó đem ứng dụng vào hoạt động GĐTP nước nhà.

Một vướng mắc phổ biến trong thực tiễn giám định tư pháp ở nước ta là các kết luận giám định trong một vụ việc nhiều khi trái ngược nhau. Điều này cũng gây

khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng khi sử dụng kết luận giám định, vấn đề đặt ra là trường hợp các kết luận giám định tư pháp mâu thuẫn với nhau, cơ quan tố tụng có được quyền gửi mẫu ra nước ngồi nhờ giám định, nếu được thì cơ sở, căn cứ để gửi được văn bản nào quy định [14].

Theo quy định của Luật Giám định tư pháp, cơ quan tố tụng chỉ được nhờ nước ngoài giám định tư pháp khi đối tượng cần giám định đang ở nước ngoài hoặc khả năng chun mơn, điều kiện về thiết bị, máy móc của cơ quan, tổ chức giám định tư pháp trong nước không đáp ứng được yêu cầu. Quy định này là hợp lý nhưng phải tùy trường hợp và có tiêu chí rõ ràng. Cụ thể, chỉ nên nhờ nước ngoài nếu trong nước thiếu máy móc, kỹ thuật. Bởi lẽ thiếu thiết bị thì mới khơng thể giám định được, còn kết quả giám định mâu thuẫn là do phương pháp giám định của các giám định viên khác nhau thì khó khăn vơ cùng cho các CQTHTT trong việc sử dụng kết quả giám định. Vì nói về phương pháp giám định thì vơ cùng, cùng một đối tượng giám định nhưng nếu ba giám định viên dùng ba phương pháp khác nhau thì dù máy móc có tối tân đến đâu cũng cho ra ba kết quả khác nhau. Nếu cứ thấy các kết luận giám định có mâu thuẫn lại nhờ nước ngồi giám định sẽ dễ dẫn đến tình trạng các đương sự trong vụ án lợi dụng nhằm kéo dài vụ án. Đặc biệt, trong lĩnh vực hình sự, khả năng của các tổ chức giám định trong nước đã đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu giám định nên không cần thiết phải gửi ra nước ngoài. Tuy nhiên, với các trường hợp phức tạp, nếu giám định trong nước không đáp ứng được thì cần nhờ cơ quan, tổ chức giám định nước ngồi hỗ trợ, giúp đỡ. Vì vậy, cần có những bổ sung vào các quy định của Pháp luật TTHS nhằm tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về giám định tư pháp hình sự. Bởi vì, chỉ khi có các quy định cụ thể trong pháp luật thì việc u cầu và nhờ nước ngồi giám định, hoặc thực hiện giám định theo yêu cầu của nước ngoài mới được thực hiện đồng bộ trên nhiều lĩnh vực và có cơ sở pháp lý. Giải quyết được vấn đề này sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng đảm bảo được thời hạn tố tụng cũng như tính chính xác khách quan trong việc ra bản án hình sự [16].

như: gia nhập các chương trình hợp tác quốc tế song phương, đa phương; tham gia hay tổ chức các diễn đàn, hội nghị quốc tế về lĩnh vực GĐTP để các quốc gia trên thế giới đều có thể đến hợp tác và chia sẻ với nhau những kinh nghiệm, nghiên cứu trong lĩnh vực GĐTP; cũng có thể đưa sinh viên, cán bộ thuộc ngành GĐTP của nước ta đi đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ tại nước ngoài hoặc thuê các chuyên gia nước ngoài tiến hành giảng dạy ngay trong nước...

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang mở cửa hội nhập quốc tế, ứng dụng thành tựu của khoa học-công nghệ hiện đại vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với sự tiến bộ và phát triển đó thì tình hình tội phạm nói chung, tội phạm về tham nhũng nói riêng ngày càng diễn phức tạp và không ngừng gia tăng về số lượng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Trong thời gian qua, tình hình tội phạm tham nhũng, chức vụ vẫn diễn biến phức tạp, phạm vi ngày càng lan rộng, phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp. Ngoài những lĩnh vực nhạy cảm hay xảy ra tham nhũng như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài sản cơng, tài chính, ngân hàng, quản lý sử dụng nhà đất, tài nguyên môi trường… tham nhũng đã lan sang các lĩnh vực từ trước tới nay rất coi trọng về đạo lý như giáo dục, y tế, chính sách thương binh liệt sỹ, chính sách nhân đạo, phúc lợi xã hội… thậm chí cịn xảy ra ở ngay tại các cơ quan bảo vệ pháp luật- những cơ quan cầm cân, nảy mực, đại diện cho công lý và công bằng xã hội. Tham nhũng xảy ra ở nhiều cấp trong xã hội, không chỉ ở cấp Trung ương, cấp tỉnh mà ngay cả cấp huyện, xã… tệ tham ơ, hối lộ, vịi vĩnh, sách nhiễu tiêu cực cũng ngày một phổ biến. Tội phạm tham nhũng không những là nguy cơ, mà còn thực sự là mối hiểm họa, đe dọa đến sự ổn định của đất nước, sự tồn vong của chế độ XHCN mà chúng ta đang gìn giữ, xây dựng, làm ảnh hưởng tiêu cực tới việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tha hóa đội ngũ cán bội, xói mịn lịng tin của quần chúng nhân dân đối với bộ máy chính quyền, tạo ra dư luận quốc tế không tốt, ảnh hưởng tới môi trường hợp tác, đầu tư của các đối tác nước ngoài.

Nhận thức được vấn đề đó, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, Nghị quyết vận động, chỉ đạo hệ thống chính trị, các cơ quan bảo vệ pháp luật, tổ chức xã hội và toàn xã hội tham gia vào cơng tác phịng chống tham nhũng, trong đó trọng tâm là phát hiện, xử lý tội phạm tham nhũng. Pháp luật là công cụ quan trọng trong cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm tham nhũng, trong đó

tham nhũng. Kết quả giám định là một trong những tài liệu, chứng cứ quan trọng để chứng minh có hay khơng có hành vi phạm tội, ai là người thực hiện hành vi phạm tội, hậu quả thiệt hại do hành vi đó gây ra. Nhờ giám định tư pháp mà rất nhiều vụ án tham nhũng đã được đưa ra ánh sáng, giúp các CQTHTT xử lý các vụ án khách quan, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, thu hồi được một lượng tài sản lớn cho xã hội, được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân và dư luận xã hội.

Thực tế đã chứng minh, trong những năm qua, hoạt động giám định tư pháp đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và tội phạm tham nhũng nói riêng; bảo vệ lợi ích xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, bảo vệ sự ổn định của chế độ, tạo mơi trường trong sạch góp phần phát triển kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động giám định tư pháp nói chung và giám định tư pháp đối với các tội phạm về tham nhũng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Bằng kết quả nghiên cứu của mình tác giả đã cố gắng phân tích làm rõ về những vấn đề mang tính lý luận chung, cũng như pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng giám định tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ án tham nhũng ở Việt Nam; phân tích những kết quả, thành tựu và đặc biệt là chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đã mạnh dạn đưa ra giải pháp cụ thể, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ án tham nhũng ở Việt Nam. Trong điều kiện nhà nước đang đẩy mạnh cơng cuộc cải cách tư pháp, phịng chống tham nhũng và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như hiện nay, việc đổi mới và hoàn thiện các tổ chức bổ trợ tư pháp nói chung và giám định tư pháp nói riêng là một trong những nội dung quan trọng. Việc tăng cường tổ chức hoạt động và công tác quản lý giám định tư pháp là nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Đồng thời đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của quá trình giải quyết các vụ án tham nhũng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp hình sự, bảo đảm phục vụ kịp thời, đắc lực các yêu cầu của hoạt động

tố tụng, không gây ách tắc, ảnh hưởng đến thời hạn, chất lượng của hoạt động tố tụng. Bên cạnh đó, từng bước xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân ngồi hoạt động tố tụng, góp phàn ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Do vấn đề nghiên cứu là vấn đề hết sức rộng lớn, trong khi đó, khả năng, điều kiện nghiên cứu của bản thân cịn có những khó khăn, hạn chế, nên luận văn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Tác giả rất mong sẽ nhận được sự quan tâm, đóng góp của các chuyên gia, các ngành, các cấp có liên quan để tác giả hồn thiện hơn luận văn của mình. Xin trân trọng cảm ơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Thị Nguyệt Ánh (2015), Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự (Trên cơ

sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc sỹ Luật học,

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Bình Dương (2009), Vụ án Cao Minh Huệ và đồng phạm bán 700ha đất

rừng cao su.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49 – NQ/TW ngày 2.6.2005 về chiến lược cải

cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

4. Bộ Công an (2014), Thông tư số 33/2014/TT-BCA ngày 5/8/2014 “Quy định

về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 138/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 hướng

dẫn một số nội dung của Luật giám định tư pháp, Hà Nội.

6. Bộ tư pháp (2004), Đổi mới tổ chức hoạt động giám định tư pháp, Nxb Tư pháp.

7. Bộ Tư pháp (2010-2014), Báo cáo kết quả cơng tác kỹ thuật hình sự và pháp y

của Công an Thành phố Hà Nội các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo tổng thuật về giám định tư pháp của Cộng hòa

liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Thụy Điển, Nhật Bản, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một số nước khác, Hà Nội.

9. Lê Cảm (2004), “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng”, Tạp

chí kiểm sát, (02), https://luathinhsu.wordpress.com.

10. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2013), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt

Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Chính phủ (2005) Nghị định số 67/2005/NĐ – CP ngày 19/5/2005 quy định chi

tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Giám định tư pháp, Hà Nội.

12. Chính phủ (2010), Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định

tư pháp của Thủ tướng chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 258/ QĐ – TTg ngày 11.2.2010, Hà Nội.

13. Chính phủ (2013), Nghị định số 85/2013/NĐ – CP ngày 29/7/2013 quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Giám định tư pháp, Hà Nội.

14. Đăng. Hải Đăng (2013), “Một số khó khăn khi áp dụng quy định về chi phí

giám định tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (Chuyên đề).

15. Phạm Mạnh Hùng (2003), “Một số ý kiến về hoàn thiện các quy định của pháp

luật tố tụng hình sự về giám định”, Tạp chí Kiểm sát, (5).

16. Nguyễn Thị Loan (2015), Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự Việt Nam,

Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Trần Văn Luyện (2011), “Người giám định giải thích kết luận giám định tại

phiên tịa hình sự”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (1).

18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp 1992,

Nxb Chính trị Quốc gia

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Bộ luật Hình sự

1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Bộ luật Tố tụng

Hình sự 2003, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật giám định

tư pháp 2012, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Hiến pháp 2013,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Thắng (2006), “Ảnh hưởng của kết luận giám định đối với sự thật

của vụ án”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật.

24. Ngọc Thiện (2005), “Bàn về giải quyết xung đột về kết luận giám định tư

pháp”, Tạp chí Tịa án nhân dân.

25. Nguyễn Thị Thụy (2007), “Những khó khăn vướng mắc của hoạt động giám

định tư pháp trong việc phục vụ hoạt động tố tụng”, Tạp chí Kiểm sát.

26. Nguyễn Thị Thụy (2014), “Nâng cao hiệu quả nhiệm vụ thống nhất quản lý

nhà nước về giám định tư pháp của Bộ Tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp

27. Trần Quang Tiệp (2004), “Về kết luận giám định trong vụ án hình sự”, Tạp chí

Tịa án nhân dân, (8).

28. Trần Nam Trung (2010), “Một số vấn đề về cơng tác giám định tư pháp”, Tạp

chí Dân chủ và pháp luật, (7).

29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

30. Nguyễn Văn Trượng (2007), “Bàn về nhận thức và áp dụng các quy định của

Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về thẩm quyền trưng cầu giám định tư pháp”, Tạp

chí Kiểm sát, (3).

31. Nguyễn Văn Trượng (2011), “Một số vướng mắc khi áp dụng các quy định của

pháp luật về giám định tư pháp”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (29).

32. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh Giám định tư pháp 2004, Hà Nội.

33. Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa &

Nxb Tư pháp, Hà Nội.

34. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng & Trung tâm từ

điển học.

35. Vụ án Nguyễn Anh Tuấn và đồng phạm cố ý làm trái xảy ra tại Sở quản lý

kinh doanh vốn và ngoại tệ - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

36. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục.

37. Đỗ Hoàng Yến (2013), “Luật giám định tư pháp sau một năm thi hành”, Tạp

chí Dân chủ và pháp luật, (Chuyên đề).

II. Tài liệu trang trang Website

38. http://www.pup.edu.vn/vi/Nghien-cuu-trao-doi/Cac-linh-vuc-giam-dinh-ky- thuat-hinh-su-hien-nay 1130. 39. http://giamdinhtuphap.org/giam-dinh-tu-phap-chuyen-tu-mot-cai-tat/. 40. http://vksdaklak.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=2401. 41. http://moj.gov.vn/bttp/News/Lists/GiamDinh/View_Detail.aspx?ItemID=371. 42. http://dantri.com.vn/xa-hoi/thao-go-ngay-vuong-mac-ve-giam-dinh-trong-cac-

43. http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201502/kho-khan-vuong-mac-cua- giam-dinh-tu-phap-trong-mot-so-vu-an-tham-nhung-nguyen-nhan-va-giai-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám định tư pháp đối với các tội phạm về tham nhũng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 101 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)