quả hoạt động giám định tư pháp đối với các tội phạm về tham nhũng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
3.1.1. Cơ sở và yêu cầu về mặt lập pháp
Giám định tư pháp là hoạt động bổ trợ tư pháp, xuất hiện và tồn tại do nhu cầu của hoạt động tố tụng, có ý nghĩa đặc biệt và không thể thiếu trong bất kỳ nền tư pháp nào. Sự tương tác giữa hoạt động giám định và hoạt động tố tụng là một trong những tiêu chí để đánh giá, là yếu tố phản ánh trình độ phát triển hệ thống tư pháp của một quốc gia.
Trong cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư pháp có vị trí rất quan trọng. Bởi vì, các cơ quan tư pháp là cơng cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nhân dân, các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của người dân, bảo đảm kỷ cương xã hội.Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc đổi mới và hoàn thiện các tổ chức bổ trợ tư pháp nói chung và giám định tư pháp nói riêng là một trong những nội dung quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động giám định tư pháp vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả giám định tư pháp là do hệ thống pháp luật về giám định tư pháp cịn nhiều thiếu sót, vướng mắc và chưa cụ thể, rõ ràng. Nguyên nhân này tác động không nhỏ đến tổ chức và hoạt động cũng như chất lượng, hiệu quả cơng tác giám định tư pháp. Chính vì vậy, hồn thiện hệ thống pháp luật luôn luôn là một yêu cầu hàng đầu trong chuỗi những giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác giám định tư pháp nói chung và giám định tư pháp trong
3.1.2. Cơ sở và yêu cầu về mặt thực tiễn
Sự phát triển của xã hội, sự hội nhập của nền kinh tế thị trường một cách nhanh chóng đã kéo theo rất nhiều hệ lụy cho xã hội mà chúng ta chưa kịp ngăn chặn, đón đầu trong đó có sự gia tăng của tình hình tội phạm, đặc biệt là tội phạm về tham nhũng. Tham nhũng đã và đang trở thành vấn đề nóng, rất đáng quan tâm, đe dọa sự tồn tại của bất kỳ chế độ chính trị, sự ổn định của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển như nước ta.
Trong Nghị quyết các Đại hội Đảng, Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về “Chiến lược An ninh quốc gia”; Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết số 28- NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XI về “Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta đều xác định tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn gây mất ổn định chính trị, làm suy giảm lịng tin của quần chúng nhân dân đối với sự Lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đồng thời chỉ rõ “Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng”. Như vậy, tham nhũng khơng những là nguy cơ, mà cịn thực sự là mối hiểm họa, đe dọa đến sự ổn định của đất nước, sự tồn vong của chế độ XHCN mà chúng ta đang gìn giữ, xây dựng, làm ảnh hưởng tiêu cực tới việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tha hóa đội ngũ cán bội, xói mịn lịng tin của quần chúng nhân dân đối với bộ máy chính quyền, tạo ra dư luận quốc tế không tốt, ảnh hưởng tới môi trường hợp tác, đầu tư của các đối tác nước ngoài.
Cùng với đó là trình độ và ý thức pháp luật của người dân được nâng cao, các phương tiện truyền thông nhanh nhạy luôn theo sát với từng vụ án, đặc biệt là những vụ án tham nhũng nghiêm trọng... thì tầm quan trọng cũng như vai trị của hoạt động giám định tư pháp càng cần được trú trọng hơn. Trong khi đó, trên thực tế hoạt động này chưa được hiểu đúng bản chất của nó. Nhà nước cũng chưa có chương trình, kế hoạch để đầu tư, phát triển và nâng cao hiệu quả giám định như
một số nước trên thế giới. Chính vì thế u cầu của thực tiễn đặt ra là phải đổi mới phương hướng hoạt động, nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động giám định tư pháp trong các vụ án hình sự trong đó đặc biệt là các vụ án tham nhũng để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.
Nghị quyết 49-NQ/TW ngà y 02/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đã yêu cầu đổi mới toàn diện, đồng bộ hệ thống tư pháp nên việc đổi mới về tổ chức của các cơ quan tư pháp, các thể chế pháp luật trong đó giám định tư pháp cũng là một hoạt động bổ trợ tư pháp và người giám định cũng là một trong số những người tham gia tố tụng nên cải cách hoạt động này là phù hợp với yêu cầu của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh đó, trong những năm qua thực tiễn công tác giám định tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ án tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, làm hạn chế hiệu quả giải quyết các vụ án; do đó cần thiết phải có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác giám định tư pháp trong q trình giải quyết các vụ án về tham nhũng.