tham nhũng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Nâng cao hiệu quả giám định tư pháp trong tố tụng hình sự là vấn đề cấp thiết hiện nay. Qua nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, tác giả mạnh dạn đề xuất một số phương hướng, giải pháp như sau:
3.2.1. Hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự
BLTTHS đóng vai trị quan trọng, là cơ sở pháp lý của hoạt động giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, những quy định về giám định tư pháp trong BLTTHS cịn tồn tại những điểm bất cập, gây khó khăn cho q trình giải quyết vụ án, hạn chế hiệu quả xử lý tội phạm nói chung và tội phạm về tham nhũng nói riêng; do đó BLTTHS cần phải được hồn thiện các nội dung sau về giám định tư pháp:
Thứ nhất: Trong phần chung của BLTTHS hiện hành chỉ quy định thẩm
quyền trưng cầu giám định của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát (Điều 34, 36 BLTTHS) mà chưa quy định cụ thể về thẩm quyền trưng cầu giám định của Tòa án
(Điều 38 BLTTHS). Theo Luật Giám định tư pháp năm 2012 quy định thì người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (tại khoản 2 Điều 2 Luật Giám định tư pháp). Cũng theo quy định tại Điều 65, 215, 311, 315 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án đều có quyền trưng cầu giám định. Vì thế, nếu trong trường hợp Tịa án xét thấy cần thiết phải trưng cầu giám định thì sẽ thiếu cơ sở pháp lý để trưng cầu giám định [16]. Điểm này đã được BLTTHS 2015 khắc phục, cụ thể tại điểm đ- khoản 2- Điều 45 về nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán chủ tọa phiên tòa: “Quyết định trưng cầu
giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại..”; tại khoản 4- Điều 316 quy
định “Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc
giám định lại, định giá lại tài sản.”
Thứ hai: thời hạn cử giám định viên kể từ khi cơ quan tiến hành giám định
nhận được Quyết định trưng cầu giám định và thời hạn tiến hành trưng cầu giám định là thời hạn hết sức quan trọng nhưng BLTTHS 2003 vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Trong một số vụ án nếu khơng có kết quả giám định thì CQTHTT sẽ không thể giải quyết được vụ án, kết quả giám định chậm sẽ làm cho quá trình tố tụng bị kéo dài do phải trưng cầu nhiều lần chưa kể đến có nhiều trường hợp kết quả giám định mỗi lần trưng cầu lại mỗi khác. Để đảm bảo tiến độ giải quyết vụ án được nhanh chóng, khách quan, đúng người, đúng tội cần phải quy định một cách cụ thể về thời hạn trưng cầu giám định. Vấn đề này đã được khắc phục tại BLTTHS 2015, cụ thể: tại Điều 205 quy định về Trưng cầu giám định đã quy định Quyết định Trưng cầu giám định phải có nội dung thời hạn trả kết luận giám định; tại Điều 208 đã quy định rõ về thời hạn giám định trong từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, BLTTHS 2015 cũng đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thời hạn định giá tài sản trong TTHS.
Thứ ba: BLTTHS chưa có quy định hướng dẫn về việc sử dụng kết luận
giám định nào trong trường hợp giám định lại hoặc kết luận của các cơ quan giám định khác nhau dẫn đến các CQTHTT lúng túng trong việc sử dụng Kết luận giám định, làm chậm tiến độ và hiệu quả giải quyết các vụ án; do vậy cần quy định cụ thể
việc sử dụng kết luận giám định nào trong trường hợp phải giám định nhiều lần, giám định tại nhiều cơ quan giám định khác nhau. Tại BLTTHS 2015 đã quy định tại Điều 212 về Giám định lại trong trường hợp đặc biệt, theo đó Kết luận giám định trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.
Thứ tư: BLTTHS nên bổ sung thêm phần thẩm quyền giải quyết của tịa án
khi có xung đột KLGĐ. Xét về mặt lý luận, tịa án là cơ quan có thẩm quyền đánh giá chứng cứ tại phiên tịa. Điều này có nghĩa là tịa án phải đánh giá toàn bộ lời khai, tài liệu, cũng như toàn bộ những yếu tố liên quan đến vụ án và quyết định đâu là chứng cứ có thể sử dụng trong vụ án. Trong trường hợp hai hay nhiều bản giám định có nội dung mâu thuẫn hoặc không thống nhất trong cùng một vụ án, Tịa án hồn tồn có quyền quyết định sử dụng bản giám định nào có độ tin cậy cao hơn, phù hợp và logic với các tài liệu khác, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. Cịn nếu cả hai bản giám định đều khơng có cơ sở, đều khơng phù hợp dẫn tới việc Hội đồng xét xử không thể đưa ra quyết định sử dụng bản giám định nào thì Hội đồng xét xử sẽ trả hồ sơ để điều tra bổ sung [1].
Thứ năm: Khoản 3- Điều 155 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định khi rơi vào
một trong các trường hợp tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật TTHS năm 2003 hoặc khi cơ quan THTT, người THTT xét thấy cần thiết thì ra quyết định trưng cầu giám định. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một hướng dẫn cụ thể nào quy định như thế nào là “khi xét thấy cần thiết”, khiến cơ quan THTT, người THTT lúng túng hoặc tùy tiện khi áp dụng quy định này trên thực tiễn. Do đó, cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Thứ sáu: đối với quy định tại Điều 158 BLTTHS năm 2003 thì trong trường
hợp giám định theo quyết định trưng cầu của CQTHTT, NTHTT, bị can, bị cáo, người bị hại khơng đồng ý với KLGĐ thì có quyền u cầu cơ quan THTT, người THTT giám định bổ sung, giám định lại. Tùy trường hợp, cơ quan THTT, người THTT có thể chấp nhận hoặc khơng chấp nhận yêu cầu của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu khơng chấp nhận u cầu thì phải nêu rõ lý do và thơng báo cho họ biết.
giám định tư pháp đã hạn chế quyền lợi hợp pháp của bị can, bị cáo, người bị hại so với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trong khi kết quả giải quyết vụ án hình sự ảnh hưởng lớn nhất đến bị can, bị cáo, người bị hại [1].
Để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bị can, bị cáo, người bị hại, Bộ luật TTHS năm 2015 đã quy định rõ quyền được yêu cầu giám định, định giá tài sản của bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án (các Điều 60, 61, 62,63, 64, 65- BLTTHS 2015). Cùng với sự điều chỉnh của BLTTHS 2015, Luật Giám định tư pháp cũng cần điều chỉnh lại các quy định ở Điều 2 để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo.
Thứ bảy: trong q trình giải quyết các vụ án tham nhũng có rất nhiều vụ án
cần phải tiến hành định giá tài sản, tuy nhiên trong những năm qua, việc định giá tài sản trong nhiều trường hợp mang tính hành chính, kéo dài do cịn thiếu những quy định cụ thể. Những vấn đề liên quan đến định giá tài sản trong TTHS đã được BLTTHS 2015 quy định tương đối đầy đủ như: yêu cầu định giá, thời hạn định giá, định giá lại tài sản, kết luận định giá... (Điều 215 đến Điều 222- BLTTHS 2015).
Thứ tám: trong những năm qua, quá trình giải quyết các vụ án tham nhũng có
nhiều trường hợp quan điểm của các CQTHTT còn chưa thống nhất về việc có cần thiết phải giám định tư pháp khơng? Điều này dẫn đến quá trình giải quyết nhiều vụ án còn kéo dài, phải trả hồ sơ điều tra nhiều lần, thậm chí nhiều vụ án phải đình chỉ điều tra; do vậy, BLTTHS cần có những quy định cụ thể về những trường hợp cần phải giám định tư pháp đối với những vụ án tham nhũng.
3.2.2. Hoàn thiện về luật giám định tư pháp
- Về quy định tại Điều 29, Điều 30 Luật GĐTP năm 2012, Theo quy định tại
khoản 2 Điều 29 Luật giám định tư pháp thì: "Việc giám định lại được thực hiện
trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu khơng chính xác”.
Tuy nhiên, như thế nào là "có căn cứ cho rằng kết luận giảm định lần đầu khơng
chính xác" [21, Điều 29, Khoản 2] thì chưa có hướng đẫn nên dễ dẫn đến việc tùy
một tổ chức giám định mà kết quả giám định lần đầu và kết luận giám định lại mà khác nhau hoặc kết luận giám định lần đầu của Trung tâm pháp y cấp tỉnh và kết luận giám định lại của Viện pháp y Quốc gia mà khác nhau về cùng một vấn đề giám định thì các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào kết luận nào để giải quyết vụ án hay bắt buộc phải trưng cầu giám định lại lần thứ hai.
- Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung các quy định tại Bộ luật TTHS năm 2003 thì cần phải ra văn bản hướng dẫn Luật GĐTP, trong đó giải thích rõ như thế nào là
“có kiến thức chuyên sâu”, thế nào là “trường hợp đặc biệt”... Việc quy định tiêu
chuẩn của người giám định theo vụ việc tại khoản 2 Điều 18 Luật Giám định tư pháp là chưa cụ thể, chưa rõ ràng, kiến thức chuyên sâu là ở mức độ nào khi người đó khơng có trình độ đại học thì chưa được xác định rõ.
Mặt khác, tiêu chí nào để xác định một trường hợp là đặc biệt để Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án TAND tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định theo quy định tại Điều 30 Luật GĐTP để tránh tình trạng tùy tiện của CQTHTT, người THTT khi áp dụng. Về bản chất, kết luận giám định là một nguồn chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xem xét, đánh giá và sử dụng để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, nên việc có giám định lại hay khơng hồn tồn thuộc thẩm quyền của CQTHTT quyết định trong trường hợp cần thiết. Đương sự có quyền đề nghị, nhưng việc quyết định trưng cầu lại thuộc thẩm quyền của CQTHTT. Trường hợp người u cầu giám định khơng nhất trí với kết luận giám định thì có quyền đề nghị hoặc khiếu nại theo quy định của pháp luật tố tụng. Do đó, cần quy định chi tiết hay đưa ra được định hướng để hướng dẫn thêm cho CQTHTT nói chung... việc lựa chọn kết quả giám định hay giới hạn thời gian giám định kể từ thời điểm khởi tố vụ án hay thuộc vào trường hợp nào mới được yêu cầu giám định lại. Trong trường hợp khơng nêu rõ thì gây khó khăn cho Cơ quan điều tra và cơ quan xét xử vì trong cùng một vụ án có quá nhiều kết quả giám định khác nhau. Theo tôi, Điều 30 Luật GĐTP mới giải quyết được thủ tục giám định lần thứ hai, nhưng việc giải quyết xung đột 3, 4 kết quả giám định của các cơ quan giám định khác nhau sẽ giải quyết như thế nào thì vẫn cịn bỏ ngỏ [16].
- Xây dựng nghị định quy định chi tiết Luật Giám định tư pháp năm 2012 về lĩnh vực giám định tài chính, ngân hàng, chất lượng cơng trình… gồm các nội dung chính như: thời hạn tiến hành giám định nhằm phù hợp với quy định của BLTTHS; trách nhiệm của cơ quan giám định, trách nhiệm của giám định viên đối với các kết luận giám định của mình; những trường hợp khơng nhất thiết phải giám định nhằm tránh việc lạm dụng giám định, sử dụng kết quả giám định thay cho hoạt động điều tra.
- Cần có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng kết luận giám định nào trong trường hợp giám định lại hoặc các kết luận của các cơ quan giám định khác nhau…