Vị trí, vai trị, ý nghĩa của hoạt động kiểm tra văn bản QPPL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành hiện nay (Trang 32 - 34)

Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hoạt động có vị trí quan trọng, không thể thiếu trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật; có vai trò to lớn trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành nói chung và nâng cao chất lượng văn bản QPPL nói riêng, biểu hiện cụ thể như sau:

Hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật góp phần đảm bảo tính

đồng bộ, thống nhất, phù hợp của hệ thống pháp luật. Thông qua hoạt động kiểm

tra, những quy định mâu thuẫn, chồng chéo được loại bỏ làm cho hệ thống pháp

33

luật đồng bộ, minh bạch. Việc đặt ra nhiệm vụ kiểm tra văn bản QPPL trong khi văn bản đó đã được thẩm định, thẩm tra trước khi ban hành là vì:

Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật giúp phát hiện những qui định mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật của văn bản mà các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, thẩm tra có thể khơng hoặc chưa phát hiện được hết. Hơn nữa hoạt động thẩm định, thẩm tra chỉ mang tính chất khuyến nghị nên khơng thể xử lý triệt để những mâu thuẫn, chồng chéo trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có thể phát hiện và xử lý nhanh chóng, kịp thời những văn bản khiếm khuyết vì hoạt động này được tiến hành thường xuyên ngay sau khi văn bản được ban hành và có sự tham gia của nhiều chủ thể

Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật góp phần thực hiện nhiệm vụ đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản. Vì thơng qua việc xem xét, đánh giá văn bản, chủ thể tiến hành sẽ chỉ ra được những thiếu sót, chưa hồn chỉnh trong quy trình ban hành, đồng thời có những kiến nghị nhằm đổi mới, hồn thiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đối với hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản, thông qua việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền sẽ phát hiện sai sót trong quy trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành điển hình như: Ban hành khơng đúng thẩm quyền; khơng tn theo trình tự, thủ tục soạn thảo, thẩm định, thẩm tra cịn mang tính hành thức…Khi phát hiện và kiến nghị để xử lý về những sai sót, hoạt động kiểm tra văn bản cũng đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cơ quan soạn thảo, ban hành văn bản.

Hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cũng góp phần tạo dựng mơi trường pháp lý minh bạch, ổn định, lành mạnh, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế. Các nhà đầu tư và các đối tác nước ngồi ln quan tâm tới những rủi ro có thể xảy ra từ chính sách pháp luật. Muốn giảm thiểu những rủi ro trước hết các cơ quan nhà nước cần tiến hành tốt hoạt động kiểm tra để loại bỏ những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật, khơng cịn phù hợp với thực tế của văn bản quy phạm pháp luật.

Hoạt động kiểm tra văn bản cịn có ý nghĩa trong việc duy trì trật tự quản lý nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

34

Thực tế cho thấy, một số văn bản quy phạm pháp luật sai trái được ban hành đã xâm phạm đến trật tự quản lý, làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan nhà nước và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thông qua hoạt động kiểm tra văn bản, các cơ quan nhà nước đã kịp thời phát hiện, đề xuất chủ thể có thẩm quyền xử lý, khắc phục sai sót, điều này cũng có nghĩa phần nào bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tạo lập lòng tin của người dân đối với Nhà nước.

Hoạt động kiểm tra phát huy vai trị quan trọng trong việc bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật.

Việc bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng, giúp cho những quy định trong văn bản được áp dụng một cách hiệu quả vào thực tiễn theo đúng định hướng mà Nhà nước mong muốn. Pháp luật hiện hành đã quy định cơ chế tự kiểm tra văn bản mà một trong những nội dung quan trọng của cơ chế này là cơ quan có thẩm quyền khi soạn thảo, ban hành văn bản phải cân nhắc, tính tốn đầy đủ về tính khả thi của quy định do mình ban hành. Yêu cầu này một lần nữa lại được xem xét trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra sau khi văn bản được ban hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành hiện nay (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)