nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL bảo đảm có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức
Với mục đích của hoạt động kiểm tra là bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật, việc lựa chọn và bố trí những cán bộ có đủ năng lực, đảm bảo vững về kiến thức pháp lý và chuyên sâu về nghiệp vụ để thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL là hết sức cần thiết.
Theo hướng này, các Bộ, ngành và cơ quan tư pháp địa phương cũng phải xây dựng, kiện tồn bộ máy tổ chức của mình để đảm bảo tính đồng bộ. Theo quy định, cơng tác pháp chế nói chung và kiểm tra văn bản QPPL nói riêng phải do công chức chuyên trách thực hiện. Do vậy, các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm, củng cố tổ chức và kịp thời tăng cường biên chế cho công tác này. Về tổ chức bộ máy, Chính phủ cho phép một số bộ, cơ quan ngang bộ có quyền thành lập phịng thuộc vụ thì khẩn trương thành lập Phòng kiểm tra văn bản thuộc Vụ Pháp chế. Đối với Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ vào tình hình thực tế và khối lượng công việc trong từng lĩnh vực cụ thể để xác định số
97
lượng và cơ cấu phịng chun mơn nghiệp vụ kiểm tra văn bản cho phù hợp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, mỗi Sở Tư pháp cần thành lập Phòng Kiểm tra văn bản QPPL đảm bảo tính thống nhất trong phạm vi cả nước.
Đối với các Sở chuyên môn khác trước mắt cần bổ sung công chức thực hiện nhiệm vụ pháp chế, về lâu dài có thể thành lập Phịng pháp chế thuộc sở để tham mưu về khía cạnh pháp lý cho văn bản QPPL do sở đó chủ trì soạn thảo, góp phần giảm bớt gánh nặng cho cơng tác kiểm tra văn bản QPPL của Sở Tư pháp.
Bên cạnh việc xây dựng và kiện toàn về tổ chức bộ máy, trong thời gian tới, cần đồng thời xây dựng đội ngũ công chức thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản QPPL đủ về số lượng và có năng lực nghề nghiệp, đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn như: phải là công chức từ ngạch chuyên viên trở lên; có trình độ cử nhân luật hoặc tương đương trở lên; có chứng chỉ đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra văn bản hoặc có thời gian làm cơng tác pháp luật nhất định. Ngồi ra, những người làm cơng tác này khơng những phải có kiến thức pháp lý vững vàng mà cịn địi hỏi phải có kiến thức chuyên môn chuyên sâu trong từng lĩnh vực kiểm tra được phân công. Đối với trường hợp cơng chức pháp chế đã có bằng cử nhân luật, nhưng chưa có kiến thức chun ngành thuộc lĩnh vực mình cơng tác, thì hàng năm phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ kiểm tra, xử lý văn bản QPPL.
Cần phải tiến hành rà soát, đánh giá về tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL. Đặc biệt, chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã phải phân cơng, bố trí cán bộ có đủ trình độ chun mơn, đảm bảo cho cán bộ, công chức kiểm tra văn bản QPPL không phải kiêm nhiệm các công tác khác. Theo số liệu thống kê về số lượng công chức của cơ quan Tư pháp địa phương (bao gồm Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh; Phịng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và cơng chức Tư pháp - Hộ tịch thuộc UBND cấp xã) tính đến hết tháng 9/2010 có 17.446 người, trong đó Sở Tư pháp là 1.823 người (bình qn 29 người/01 Sở), Phịng Tư pháp cấp huyện là 2.811 người (bình qn 04 người/01 Phịng); công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã là 12.797 người (bình quân 1,15 người/01 đơn vị xã, phường, thị trấn). Tuy nhiên, chức danh cán bộ Tư pháp cấp huyện, công chức Tư pháp - hộ tịch
98
cấp xã vẫn chưa có bằng cử nhân luật chiếm số lượng lớn, bên cạnh đó vẫn đang phải thực hiện nhiều mảng cơng tác tư pháp khác như: chứng thực, quản lý và đăng ký hộ tịch… điều này ảnh hưởng đến việc triển khai và chất lượng của công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL theo thẩm quyền. Do đó, cần phải xây dựng đội ngũ công chức chuyên trách làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL ở cấp huyện và cấp xã theo hướng: mỗi đơn vị có ít nhất 01 lãnh đạo và 01 công chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản QPPL theo thẩm quyền.
Đội ngũ công chức kiểm tra, xử lý văn bản QPPL không chỉ được tăng cường về số lượng mà cịn cần được nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, có ý thức kỷ luật và trách nhiệm cao trong công việc. Để đạt được mục tiêu này, UBND các tỉnh, thành phố cần chú trọng ngay từ khâu tuyển dụng cơng chức; bố trí cơng chức phù hợp với nhiệm vụ công việc cho đến thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện bồi dưỡng, đào tạo và tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL.
Trong điều kiện hiện nay, khi đội ngũ cơng chức cịn thiếu về số lượng, yếu về trình độ chun mơn, cơng tác kiểm tra văn bản QPPL lại khá phức tạp, khó về nghiệp vụ, phạm vi nội dung kiểm tra rộng và khối lượng công việc nhiều, việc đặt ra nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cộng tác viên để hỗ trợ hoạt động này là thực sự cần thiết. Cùng với biện pháp tăng cường đội ngũ công chức kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, các cơ quan nhà nước ở địa phương cần chủ động xây dựng đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản QPPL tại các cơ quan có liên quan theo hướng ngày càng chuẩn hóa và có tính chun nghiệp cao. Cộng tác viên là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực pháp luật, các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Họ sẽ tư vấn giúp cơ quan kiểm tra văn bản QPPL trong việc kiểm tra và xử lý văn bản QPPL. Để thu hút và quản lý tốt đội ngũ này, cơ quan kiểm tra cần xây dựng được cơ chế tài chính phù hợp, cơ chế giao văn bản, nhận kết quả kiểm tra, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của họ, tạo điều kiện cộng tác tốt cho cộng tác viên để họ hồn thành cơng việc với chất lượng cao nhất; tránh tình trạng mời cộng tác viên chưa có sự chọn lọc, ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra, xử lý văn bản.
99
Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp cũng cần coi trọng, quan tâm và triển khai thường xuyên công tác tập huấn nghiệp vụ về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL. Đây là biện pháp khá hữu hiệu để nâng cao hiểu biết kỹ năng, nghiệp vụ kiểm tra và xử lý văn bản QPPL.