Khi tiến hành hoạt động kiểm tra, người kiểm tra phải đối chiếu, xem xét văn bản được kiểm tra với văn bản làm cơ sở pháp lý về từng nội dung kiểm tra bao gồm: Căn cứ pháp lý ban hành, thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung; nội dung phù hợp với quy định của pháp luật; thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục xây dựng, ban hành và đăng Công báo, đưa tin hoặc cơng bố văn bản, từ đó xem xét, kết luận về tính hợp pháp của văn bản. Ngoài ra, để hoạt động kiểm tra đạt hiệu quả cao, các chủ thể tiến hành cịn dựa trên những tiêu chí mang tính khoa học để đánh giá về chất lượng của văn bản QPPL như: sự phù hợp về nội dung của văn bản với đường lối, chính sách của Đảng, với lợi ích chính đáng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp hay với tình hình thực tiễn...
Từ góc độ lý luận, khi tiến hành kiểm tra, người kiểm tra xem xét về tính hợp pháp và hợp lý của văn bản QPPL với những nội dung sau:
Kiểm tra căn cứ pháp lý của văn bản QPPL
Văn bản được ban hành phải dựa trên các căn cứ pháp lý và căn cứ pháp lý đó phải đang có hiệu lực pháp luật vào thời điểm ban hành; cơ quan, thủ trưởng đơn
37
vị trình dự thảo văn bản phải có thẩm quyền trình theo quy định của pháp luật và những đề nghị ban hành văn bản là hợp pháp.
Kiểm tra về thẩm quyền ban hành văn bản QPPL
Cơ quan kiểm tra tiến hành xem xét, đánh giá về thẩm quyền ban hành văn bản QPPL bao gồm đúng tên loại văn bản theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2008 và Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 và có nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước ban hành văn bản QPPL đó.
Kiểm tra tính hợp pháp về nội dung của văn bản QPPL
Văn bản QPPL của HĐND, UBND phải phù hợp với Hiến pháp, Luật và văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản QPPL của UBND còn phải phù hợp với nghị quyết của HĐND cùng cấp. Việc quy định như vậy nhằm bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật. Nếu nội dung văn bản có liên quan đến điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập thì nội dung văn bản cịn phải phù hợp với điều ước quốc tế đó.
Kiểm tra về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản theo quy định của pháp luật
Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản QPPL thuộc phạm vi kiểm tra bao gồm các yếu tố như: tiêu đề (tiêu ngữ, quốc hiệu); tên cơ quan, tổ chức ban hành; số và ký hiệu của văn bản (ghi năm ở giữa số và ký hiệu); địa danh, ngày, tháng, năm ban hành; tên loại văn bản và trích yếu nội dung của văn bản; nội dung văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp tiếng việt và văn phong pháp luật; nơi nhận; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; đóng dấu của cơ quan, tổ chức. Hiện nay, các yếu tố trên đã được quy định rất cụ thể tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ, Văn phịng Chính phủ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, Thơng tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27/12/20011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản QPPL.
Kiểm tra về thủ tục, trình tự xây dựng, ban hành văn bản QPPL
Đối với văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban hành, thủ tục xây
38
dựng, ban hành, công bố văn bản phải tuân theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004, Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này. Các nội dung trên sẽ được kiểm tra khi phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật và kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.
Ngoài những nội dung trên, khi tiến hành hoạt động kiểm tra, người kiểm tra cần tiến hành kiểm tra sự phù hợp của nội dung văn bản QPPL với đường lối, chính sách của Đảng, đánh giá về sự phù hợp của nội dung văn bản với thực tiễn và sự phù hợp của nội dung văn bản QPPL với các quy phạm xã hội khác như: đạo đức, tôn giáo, tập quán… để bảo đảm tính khả thi của văn bản đó khi triển khai trên thực tế.