công tác tự kiểm tra chưa được triển khai thống nhất và đi vào nền nếp, chưa phát huy được vai trò để nâng cao chất lượng ban hành văn bản QPPL của HĐND.
2.2.3. Về chế độ chính sách và các điều kiện khác đảm bảo cho công tác kiểm tra văn bản kiểm tra văn bản
Với sự ra đời của Thông tư số 122/2011/TTLT-BTP-BTC ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp, quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho cơng tác kiểm tra, xử lý, rà sốt và hệ thống hóa văn bản QPPL, mức hỗ trợ kinh phí đã được nâng lên đáng kể.
- Đối với thành phố: Quý IV hàng năm các Sở, Ban, Ngành trên cơ sở dự kiến Chương trình xây dựng văn bản của thành phố do mình chủ trì soạn thảo, đã tiến hành lập dự tốn kinh phí phục vụ cho cơng tác soạn thảo, kiểm tra, rà sốt văn bản. Sở Tài chính tổng hợp chung các Sở, ngành và báo cáo UBND thành phố. Trên cơ sở đó, UBND thành phố trình HĐND quyết định Dự tốn ngân sách năm tới tại kỳ họp.
- Đối với cấp huyện: Kinh phí hỗ trợ cho cơng tác văn bản cấp huyện nhìn chung đã được HĐND và UBND cấp huyện quan tâm, tuy nhiên kinh phí ở mỗi địa
73
phương là khác nhau, mức hỗ trợ từ 15 – 70 triệu đồng/năm, một số đơn vị kinh phí cho công tác văn bản được phân bổ trong khốn chi của các đơn vị , chưa có kinh phí hỗ trợ riêng.
Việc xây dựng hệ cơ sở dữ liệu văn bản là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Ủy ban nhân dân thành phố quan tâm thực hiện. UBND thành phố đã thành lập Trung tâm Công báo của thành phố, Trung tâm Cơ sở dữ liệu điện tử. Cơng tác tin học hóa cơng tác kiểm tra được đầu tư đúng mức. Kinh phí, trang thiết bị để phục vụ công tác kiểm tra văn bản, đặc biệt là kinh phí cho cơng tác xây dựng hệ cơ sở dữ liệu, cơng tác rà sốt hệ thống hóa đã được quan tâm giải quyết.
Nhìn chung, việc đầu tư về kinh phí, trang thiết bị và nguồn nhân lực hiện nay trên địa bàn thành phố đã được quan tâm thực hiện, phần nào đã đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên chế độ kinh phí được quy định tại Thông tư liên tịch số 122/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm tra văn bản QPPL quá thấp, chưa xứng với tầm quan trọng của công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản QPPL. Cơ chế tài chính, chế độ bồi dưỡng và mức chi như hiện nay chưa phù hợp với thực tế, bên cạnh đó cũng khơng có chế độ nhằm động viên, khuyến khích, hỗ trợ cho người làm cơng tác kiểm tra. Do đó, cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Với điều kiện nguồn kinh phí cịn chưa phù hợp, chưa tương xứng với cơng việc kiểm tra văn bản QPPL (có những văn bản QPPL cán bộ kiểm tra phải xem xét, rà soát kỹ lưỡng mọi dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý trong nhiều ngày mới hoàn thành) đã trở thành nguyên nhân làm cho hoạt động kiểm tra văn bản QPPL được tiến hành chậm, bỏ sót nhiều nội dung phải kiểm tra, thậm chí bỏ sót cả văn bản QPPL khơng được kiểm tra. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu hiện nay chủ yếu được cập nhật một cách cơ học, chưa thực hiện việc rà sốt và chuẩn hóa hiệu lực pháp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu cập nhật nhanh chóng, chưa được phân loại theo những tiêu chí phù hợp với việc phân chia thẩm quyền kiểm tra. Chính vì vậy việc tìm kiếm văn bản QPPL làm căn cứ pháp lý cho hoạt động kiểm tra khá khó khăn.
74