lý văn bản QPPL của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thực tế công tác triển khai thi hành Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND năm 2004, trong những năm qua trên địa bàn thành phố Hà Nội
59
cho thấy, công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL luôn được các cấp chính quyền quan tâm và đang dần đi vào nền nếp, chất lượng văn bản được nâng lên một bước. Về cơ bản, quy trình xây dựng, soạn thảo và ban hành được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo việc gửi dự thảo văn bản tới Ban Pháp chế, cơ quan Tư pháp cùng cấp để thẩm tra, thẩm định, góp phần đảm bảo về mặt pháp lý cho văn bản trước khi ký ban hành. Tránh được tình trạng trước đây văn bản được ban hành không qua cơ chế kiểm tra trước (hay còn gọi là tiền kiểm), gây ra những thiếu sót, vi phạm trong việc soạn thảo, ban hành văn bản.
Việc lập Chương trình xây dựng Nghị quyết của HĐND thành phố và văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố cơ bản đã được thực hiện theo quy định tại Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND năm 2004 và Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 quyđịnh chi tiết Luật năm 2004 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 91/2006/NĐ-CP). Theo đó, từ quý IV năm trước, các Sở, Ngành dự kiến việc đề nghị thành phố ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành, gửi Sở Tư pháp; Sở Tư pháp phối hợp với Văn phòng UBND dự thảo và trình UBND thành phố ban hành Kế hoạch; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, do yêu cầu phát sinh trong hoạt động chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương hoặc văn bản của Trung ương thay đổi, thành phố đã ban hành Kế hoạch điều chỉnh về tiến độ, bổ sung các văn bản cần ban hành... Tuy nhiên, quá trình thực hiện trên thực tế cho thấy việc lập và thực hiện Kế hoạch ban hành văn bản của địa phương thường bị động, do các văn bản của Trung ương ban hành nhiều nhưng không đảm bảo đúng tiến độ đề ra, nên nhiều văn bản của địa phương đưa vào Kế hoạch phải chuyển sang năm sau, hoặc vừa mới ban hành phải sửa đổi, bổ sung… Theo quy định của Luật năm 2004 thì cấp huyện, cấp xã không phải lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên trên thực tế hàng năm các quận, huyện, thị xã đã ban hành Kế hoạch xây dựng văn bản.
Hàng năm, UBND thành phố đều thực hiện việc ban hành Kế hoạch xây dựng, ban hành văn bản, theo đó văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc Sở, Ban, Ngành nào thì phân cơng, giao trách nhiệm cho
60
Sở, Ngành đó chủ trì soạn thảo, dự thảo. Đối với những văn bản quy phạm pháp luật có nội dung điều chỉnh liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành thì UBND thành phố chỉ định cơ quan chủ trì soạn thảo. Các văn bản do HĐND, UBND thành phố ban hành đều đảm bảo về trình tự, thủ tục xây dựng theo quy định pháp luật. UBND thành phố đã chỉ đạo Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành được giao nhiệm vụ soạn thảo đều phải thực hiện đúng quy trình về lấy ý kiến góp ý. Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức và nhân dân vào các dự thảo văn bản QPPL thành phố được thực hiện có hiệu quả. Đối với văn bản của cấp huyện, cấp xã tùy tính chất và phạm vi điều chỉnh của văn bản, việc lấy ý kiến góp ý có thể trong phạm vi hẹp hay mở rộng các đối tượng liên quan.
Trong những năm đầu thi hành Luật việc thực hiện gửi hồ sơ thẩm định cho cơ quan Tư pháp cùng cấp trước khi ban hành còn chưa đảm bảo đúng quy định như: tỉ lệ các văn bản yêu cầu cơ quan Tư pháp thẩm định còn thấp, hồ sơ gửi thẩm định không đầy đủ các tài liệu theo quy định, các ý kiến thẩm định của cơ quan Tư pháp (chủ yếu ở cấp huyện) chất lượng chưa cao… Tuy nhiên, tình trạng này được chấn chỉnh, nên công tác thẩm định đã dần đi vào nền nếp (đặc biệt là cấp thành phố). Việc thẩm định văn bản của cơ quan Tư pháp theo quy định của Luật là một khâu quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn.
Việc thẩm tra dự thảo Nghị quyết đã được các Ban của Hội đồng nhân dân thực hiện nghiêm túc, đúng trình tự thủ tục, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Báo cáo thẩm tra đã đảm bảo các vấn đề cơ bản như: sự cần thiết ban hành, căn cứ ban hành Nghị quyết, sự phù hợp của Nghị quyết với các văn bản của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương, những ý kiến còn khác nhau… tạo cơ sở cho đại biểu xem xét, đánh giá thảo luận toàn diện về dự thảo Nghị quyết. Tuy nhiên, do việc các thành viên của các Ban (ở cấp huyện) đa số hoạt động kiêm nhiệm nên điều kiện nghiên cứu tổ chức khảo sát thực tế để lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Nghị quyết... cịn gặp khó khăn, phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng thẩm tra.
61
Việc xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được thực hiện đảm bảo đúng quy định. Đại diện Uỷ ban nhân dân trình bày dự thảo nghị quyết; đại diện Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra. Sau đó Hội đồng nhân dân thảo luận, tiến hành biểu quyết thơng qua khi có q nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành và Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực Nghị quyết. Nhìn chung, việc thơng qua dự thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND thành phố được thực hiện đúng theo quy định của Luật năm 2004. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dự thảo văn bản QPPL của UBND cấp huyện không được thông qua tại cuộc họp UBND, mà chỉ lấy ý kiến của các thành viên hoặc trình lãnh đạo phụ trách ký ban hành.
Các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND các cấp ban hành được thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND, cụ thể: Đối với văn bản cấp thành phố đăng công báo của UBND thành phố, đăng và đưa tin trên cổng giao tiếp điện tử của UBND thành phố và Báo pháp luật & xã hội (Sở Tư pháp). Đối với văn bản cấp huyện, cấp xã được niêm yết tại trụ sở cơ quan ban hành, đưa tin trên trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh huyện, xã hoặc cổng giao tiếp điện tử.
Việc mở sổ theo dõi, lưu trữ văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo đúng pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ. Cổng giao tiếp điện tử thành phố đã đăng tải hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của thành phố, trang Công báo tạo điều kiện cho tổ chức, công dân và cán bộ công chức trong việc khai thác văn bản. Tuy nhiên, tại cấp quận, huyện chưa thiết lập cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật. Một số đơn vị chưa thực hiện việc theo dõi số văn bản QPPL riêng, mà chung cùng với văn bản hành chính (chưa tuân thủ đúng theo quy định tại Điều 7 Luật năm 2004).