Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có 2 hình thức xử lý, đó là xử lý đối với văn bản trái pháp luật và xử lý đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật đó.
Thứ nhất, xử lý đối với văn bản QPPL trái pháp luật có các hình thức là:
Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc tồn bộ nội dung văn bản, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản, đính chính, thay thế đối với văn bản QPPL đó. Khi áp dụng biện pháp xử lý, người kiểm tra văn bản cần phải phân biệt rõ về mặt khái niệm, hậu quả pháp lý của từng hình thức xử lý trên để áp dụng đúng trong thực tiễn.
Hình thức đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản. Đây là biện pháp mang tính thủ tục trước mắt, áp dụng trong trường hợp nội dung văn bản trái pháp luật đó nếu chưa được sửa đổi, bãi bỏ, huỷ bỏ kịp thời và nếu tiếp tục thực hiện thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Biện pháp đình chỉ việc thi hành có hai hình thức, có thể là đình chỉ tạm thời để xem xét xử lý hoặc đình chỉ vĩnh viễn.
Hình thức sửa đổi được áp dụng trong trường hợp văn bản được ban hành
đúng thẩm quyền nhưng có một phần nội dung không phù hợp với nội dung văn
44
bản của cơ quan Nhà nước cấp trên mới được ban hành hoặc khơng cịn phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội và cần phải có quy định khác thay thế nội dung đó.
Hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung của văn bản trong trường
hợp nội dung đó trái với nội dung của văn bản mới ban hành là cơ sở pháp lý của văn bản được kiểm tra mà không thuộc trường hợp cần đề xuất sửa đổi.
Hình thức huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung của văn bản trong trường
hợp toàn bộ hoặc một phần văn bản đó được ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật ngay từ thời điểm ban hành văn bản đó.
Hình thức huỷ bỏ cũng được áp dụng đối với các văn bản của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân có chứa QPPL nhưng khơng được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL và văn bản do cơ quan khơng có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL ban hành.
Đính chính văn bản. Trong q trình kiểm tra phát hiện văn bản chỉ sai về
căn cứ pháp lý được viện dẫn, thể thức, kỹ thuật trình bày cịn nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp thì đính chính đối với những sai sót đó.
Thay thế là biện xử lý được áp dụng đối với văn bản QPPL có dấu hiệu như:
nội dung văn bản không phù hợp với thực tiễn, khơng cịn phù hợp với quyền và lợi ích chính đáng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản... Thẩm quyền thay thế văn bản QPPL thuộc về cơ quan đã ban hành văn bản đó.
Thứ hai, biện pháp xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, ngƣời đã ban hành văn bản trái pháp luật.
Nghị định số 40/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL đã có những quy định khá rõ ràng, cụ thể về việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành xử lý văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý. Có thể nói đây là những quy định rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra và xử lý, bảo đảm quá trình kiểm tra và xử lý công khai, minh bạch, khách quan và đúng quy định pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm trong hoạt động xử lý văn bản QPPL mà người có
45
thẩm quyền xử lý bị truy cứu trách nhiệm hình sự và kỷ luật và phải khắc phục hậu quả pháp lý do văn bản QPPL đó gây ra (trách nhiệm dân sự). Bên cạnh việc xem xét hành vi vi phạm trong quá trình xử lý văn bản QPPL, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành cũng như tham mưu ban hành văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Căn cứ vào nội dung trái pháp luật và mức độ thiệt hại trên thực tế do văn bản trái pháp luật gây ra, người kiểm tra văn bản kiến nghị cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật phải kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành và thực hiện văn bản trái pháp luật gây ra. Trong trường hợp
huỷ bỏ văn bản sai trái, người kiểm tra văn bản kiến nghị cơ quan, người đã ban hành văn bản khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi có văn bản đó. Đồng thời kiến nghị cơ quan, người có thẩm về hình thức, mức độ xử lý theo quy định của pháp luật về trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự đối với cơ quan, người đã ban hành và cả người đã tham mưu, đề xuất nội dung trái pháp luật trong trường hợp người đó có lỗi.