Bảo đảm các điều kiện cho hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL nhƣ xây dựng cơ chế tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị, cơ sở dữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành hiện nay (Trang 100 - 102)

QPPL nhƣ xây dựng cơ chế tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị, cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL

Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động kiểm tra văn bản QPPL được hình thành trên cơ sở cơ chế quản lý tài chính hiện hành được quy định trong Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản chi tiết của Chính phủ, thơng tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Trên cơ sở này, ngày 17/8/2011 Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết tốn kinh phí bảo đảm cho cơng tác kiểm tra, xử lý, rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL nhưng so với tính chất và yêu cầu của hoạt động kiểm tra văn bản QPPL, mức chi đó vẫn cịn thấp. Vì vậy, các địa phương cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, dành kinh phí thỏa đáng cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, bố trí đầy đủ trang thiết bị làm việc và các điều kiện đảm bảo khác cho công tác kiểm tra văn bản, huy động các nguồn lực kể cả nguồn tài trợ của các dự án hợp tác quốc tế để xây dựng và từng bước tin học hóa hệ cơ sở dữ liệu văn bản QPPL của bộ, ngành và địa phương.

Ngoài ra, các cấp, các ngành cần quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa về đầu tư đầy đủ các nguồn thông tin pháp luật (chủ yếu là thông tin về văn bản QPPL) phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản QPPL bao gồm: nguồn thông tin truyền thống (tủ sách pháp luật, Công báo) và nguồn thông tin điện tử (các cơ sở dữ liệu văn bản QPPL). Việc tra cứu văn bản phục vụ cho hoạt động kiểm tra văn bản dựa trên hệ cơ sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên bằng công nghệ điện tử là rất cần thiết đối với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản vì việc tra cứu như vậy tiết kiệm thời gian, thông tin cập nhật kịp thời, đa dạng, hỗ trợ cho việc nghiên cứu, xem xét văn bản và các hoạt động khác liên quan đến công tác kiểm tra văn bản theo quy định của pháp luật.

Khi xây dựng hệ cơ sở dữ liệu, cơ quan nhà nước phải quan tâm đến những yêu cầu như: bảo đảm cập nhật, phân chia, sắp xếp các văn bản QPPL trong hệ dữ

101

liệu cơ sở phải khoa học, đáp ứng thường xuyên, kịp thời yêu cầu của công tác kiểm tra văn bản QPPL; đơn vị chức năng phải thường xuyên tổ chức rà sốt, xác định văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, đang có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra văn bản để làm cơ sở pháp lý phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản; hệ cơ sở dữ liệu phải là cơ sở chính xác, tin cậy để cơng tác kiểm tra văn bản QPPL được thực hiện một cách hiệu quả, đồng thời đây cũng là hệ cơ sở dữ liệu tiện ích cho những nhu cầu khác khi muốn tìm một văn bản đang cịn hiệu lực. Những tài liệu tham khảo cũng như các văn bản QPPL làm căn cứ pháp lý, đặc biệt là các văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước Trung ương quy định về các lĩnh vực cụ thể cần được cung cấp một cách đủ, kịp thời cho những người làm công tác kiểm tra văn bản. Vì vậy, việc xây dựng và sử dụng hệ cơ sở dữ liệu pháp luật là rất cần thiết để có cơ sở đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của các văn bản QPPL do bộ, ngành, địa phương ban hành.

Hệ cơ sở dữ liệu sử dụng cho công tác kiểm tra văn bản QPPL bao gồm: Các văn bản QPPL đã được chuẩn hóa hiệu lực, làm cơ sở pháp lý để kiểm tra văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra của bộ, ngành và UBND các cấp; kết quả kiểm tra và xử lý văn bản; các thông tin về nghiệp vụ kiểm tra; các thông tin, tư liệu khác phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản; các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Hệ cơ sở dữ liệu này có thể được cập nhật từ các nguồn: Văn bản lưu giữ tại cơ quan ban hành văn bản đó (văn bản gốc); văn bản lưu giữ tại cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện văn bản đó; những văn bản được đưa lên mạng tin học diện rộng của Chính phủ; văn bản được đăng trên Cơng báo Chính phủ, phụ lục cơng báo; văn bản của các bộ, ngành có trên mạng thơng tin nội bộ hoặc trong các ấn phẩm do bộ, ngành ban hành; các văn bản dưới dạng ấn phẩm do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành; các văn bản trong tập hệ thống hóa và các văn bản đăng trên báo, tạp chí của Trung ương, địa phương; các kết quả kiểm tra và tự kiểm tra của các đơn vị có chức năng kiểm tra văn bản QPPL; các tạp chí, sách, báo có những thơng tin nghiên cứu về nghiệp vụ, chuyên môn liên quan đến công tác kiểm tra văn bản.

Trên cơ sở nguồn dữ liệu nêu trên khi đưa vào hệ cơ sở dữ liệu, cần phải xử

102

lý sao cho những văn bản này được sắp xếp một cách khoa học. Những văn bản là cơ sở pháp lý cho công tác kiểm tra phải là những văn bản đã được chuẩn hóa hiệu lực để đáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm tra văn bản QPPL. Tuy nhiên, để có được hệ cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh theo hướng phục vụ đồng thời cho cả hoạt động rà soát, hệ thống hóa và hoạt động kiểm tra văn bản QPPL, cơ quan chức năng cần quan tâm đầu tư hơn nữa đến nguồn kinh phí, trang bị đầy đủ các phương tiện công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu kiểm tra, rà soát hiệu quả nhất. Đây là cách làm mang lại hiệu quả cao về kinh tế và thuận lợi trong công việc, bởi giữa hoạt động kiểm tra và rà soát, hệ thống hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, các bộ, ngành và địa phương cần hướng đến xây dựng các nguồn thông tin pháp luật thống nhất chung phục vụ cho hoạt động kiểm tra và rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành hiện nay (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)