kiểm tra và xử lý văn bản QPPL
Nghị định số 40/2010/NĐ-CP đã quy định những hành vi vi phạm pháp luật trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản của cơ quan, người có văn bản được kiểm tra như: Không gửi văn bản đã ban hành đến cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra theo quy định; không cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản; Không thực hiện việc đăng công báo, niêm yết, đưa tin các văn bản quy phạm pháp luật đã được xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật; Không tổ chức tự kiểm tra để phát hiện, xử lý văn bản trái pháp luật do mình ban hành; Khơng tổ chức tự kiểm tra, xử lý văn bản khi có yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra hoặc yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cơ quan thông tin đại chúng và cá nhân... Nghĩa là Nghị định số 40/2010/NĐ-CP mới chỉ quy định chủ thể (cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản và cơ quan, người có văn bản được kiểm tra) và hành vi vi phạm trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản. Những vấn đề khác như trong quy trình ban hành văn bản QPPL, theo quy định của pháp luật, đối tượng chịu sự tác động của văn bản được hỏi ý kiến nhưng trên thực tế cơ quan có thẩm quyền khơng hỏi, thì đối tượng chịu sự tác động cũng có thể có khiếu nại theo cơ chế hiện hành.
103
Tuy nhiên, vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc ban hành văn bản QPPL trái pháp luật lại chưa được đề cập.
Từ thực tế đó, theo tác giả, trong Luật ban hành văn bản QPPL và các văn bản pháp luật khác có liên quan cũng cần có chế tài xử lý cụ thể, mở rộng chủ thể và phạm vi đối tượng của khiếu nại và tố cáo đối với việc ban hành văn bản trái pháp luật, như: cơ quan, tổ chức, cơng dân có quyền khiếu nại, tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL trái pháp luật gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.Việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Luật Trách nhiệm Bồi thường Nhà nước năm 2009 và các quy định khác của pháp luật.