KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG CĨ LIÊN QUAN ĐẾN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự tại thành phố hải phòng (Trang 46 - 54)

PHỊNG CĨ LIÊN QUAN ĐẾN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

Hải Phịng là một trong những thành phố lớn của nước ta. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tình hình diễn biến tội phạm trên địa bàn Hải Phòng ngày càng phức tạp. Điều này được thể hiện ở tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ngày càng cao với số lượng bị cáo tham gia đơng, có sự móc nối ổ nhóm mang tính xã hội đen, coi thường pháp luật. Trong đó, đặc biệt đáng báo động là hiện trạng đối tượng phạm tội là người chưa thành niên ngày càng gia tăng, qua đó cho thấy xu hướng trẻ hóa của tội phạm trên địa bàn thành phố, cũng như người phạm tội là người giữ chức vụ quan trong trong bộ máy công quyền.

Trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2009, các loại tội phạm được thực hiện trên địa bàn thành phố đã bị Cơ quan điều tra phát hiện, khởi tố và bị Tòa án nhân dân các cấp tại Hải Phòng đưa ra xét xử gồm:

- Các loại tội phạm về ma túy: 2853 vụ với tổng số 3444 bị cáo;

- Tội phạm về kinh tế: 101 vụ với tổng số 173 bị cáo;

- Tội phạm về môi trường: 7 vụ với tổng số 12 bị cáo;

- Các tội phạm về tham nhũng: 22 vụ với tổng số 79 bị cáo;

- Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe: 268 vụ với tổng số 652 bị cáo;

- Các tội phạm về tình dục: 249 vụ với 339 bị cáo.

- Mua bán phụ nữ, trẻ em: 33 vụ với tổng số 67 bị cáo;

Như vậy, trong số các loại tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành, trên địa bàn thành phố Hải Phòng các loại tội phạm được thực hiện phổ biến nhất là tội phạm về ma túy, tội phạm về kinh tế, các tội phạm về trật tự xã hội gồm giết người, trộm cắp tài sản, cướp tài sản và mại dâm. Có thể lý giải những yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến diễn biến tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Hải Phịng như: Hải Phịng là thành phố có điều kiện, tiềm năng về phát triển du lịch biển. Đây vừa là lợi thế để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đồng thời cũng là môi trường phát triển lý tưởng cho tội phạm về mại dâm. Mặt khác, Hải Phòng là thành phố cảng thực hiện trung chuyển hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam và đây là con đường chính để các loại tội phạm phát triển. Ví dụ việc vận chuyển các chất ma túy dưới các dạng như cần sa, ma túy tổng hợp... du nhập vào Việt Nam qua thành phố Hải Phòng. Chẳng hạn như trong năm 2008 tại thành phố Hải Phịng đã thu giữ 1,5 kg hêrơin, 3,77 kg cần sa tươi, trên 15 kg ma túy tổng hợp hoặc gần nhất là năm 2009 Tòa án nhân dân thành phố đã xử vụ án ma túy nghiêm trọng nhất từ trước đến nay tại Hải Phòng với số lượng bị cáo động (9 bị cáo) do Phạm Văn Hoàn cầm đầu với số lượng 88 bánh hêrôin. Diễn biến của loại tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố hiện nay ngày càng tinh vi với số đối tượng sử dụng chất ma túy tại các nhà hàng, các vũ trường ngày càng tăng, đáng chú ý là sự hình thành các đường dây buôn ma túy xuyên quốc gia (liên quan đến nhiều địa phương và người nước ngoài) với khối lượng chất ma túy lớn, cá biệt tại một số nơi tại Hải Phòng còn phát hiện một số đối tượng tự thực hiện trồng cây cần sa. Các loại tội xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố diễn biến ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Trong đó, phần lớn loại tội phạm này đều là mua bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngồi, điển hình là vụ Cao Văn Chót, Vũ Trọng Đại, Phạm Thị Duyên, Nguyễn Văn Cường mua bán phụ nữ. Đa phần nạn nhân

của loại tội phạm này là trẻ em, phụ nữ từ khu vực nông thơn ra tìm kiếm việc làm tại nội thành hoặc thị xã do nguyên nhân phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc như đã được trình trên đây.

Nền kinh tế thị trường làm cho sự phân cực giữa tầng lớp giàu nghèo trên địa bàn thành phố ngày càng trở nên gay gắt. Tình trạng thiếu việc làm trở thành gánh nặng của tồn xã hội nói chung cũng như tại Hải Phịng nói riêng. Hệ quả của nó là lao động tại vùng nơng thơn, trong đó chủ yếu là lao động thuần nông với thu nhập thấp, bỏ quê về nội thành, hoặc thị xã làm ăn kiếm sống. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai trong số lao động trên đều có thể tìm được việc làm. Vì vậy, dẫn đến việc họ bước vào con đường thực hiện tội phạm, như thực hiện cướp tài sản, mại dâm, trộm cắp tài sản, buôn bán ma túy... Tỷ lệ người chưa thành niên phạm tội ngày càng cao. Tình trạng học sinh bỏ học, tụ tập thành những ổ nhóm để phạm tội và hành xử với nhau khi phát sinh mâu thuẫn theo kiểu "giang hồ" làm cho số vụ cố ý gây thương tích và số vụ giết người xảy ra nhiều. Bên cạnh đó, tính chất phạm tội tại Hải Phịng rất đa dạng, thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau ở nhiều tầng lớp người, nhất là thanh thiếu niên.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao nhưng cũng là nguyên nhân sâu xa của hiện tượng tha hóa trong một bộ phận cán bộ trong bộ máy công quyền của thành phố từ cấp xã, cấp quận huyện đến cấp thành phố. Biểu hiện tập trung của hiện tượng này là những vụ án tham nhũng tại địa bàn thành phố được thực hiện với nhiều bị cáo và giá trị tài sản bị chiếm đoạt rất lớn, trong đó chủ yếu là đất đai. Ví dụ như vụ án "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Quán Nam - xã Dư Hàng Kênh; vụ án xảy ra trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai mà các bị cáo là nguyên Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đồ Sơn phạm tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành cơng vụ" năm 2007 v.v…

Có thể thấy bên cạnh những thành tựu trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước nâng cao chất lượng đời sống xã hội thì những mặt trái của kinh tế thị trường, lối sống thực dụng chính là nguyên nhân sâu xa ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố. Trong đó, đáng báo động là hiện tượng trẻ hóa trong số người phạm tội và tình trạng phạm tội có tổ chức với nhiều đồng phạm đang có xu hướng gia tăng. Theo đó, nhóm tội phạm có tổ chức trên địa bàn thành phố hoạt động hết sức tinh vi với số lượng đồng phạm đơng (điển hình là băng nhóm Dung Hà, băng nhóm Cu nên, đường dây buôn bán ma túy của Dư Kim Dũng có số lượng hàng chục tên…).

Theo số liệu thống kê từ năm 2002 đến năm 2009, trong bảy năm tòa án nhân dân các cấp tại thành phố Hải Phòng đã thụ lý tổng số 13.128 vụ án hình sự, với tổng số 19.484 bị cáo. Trong đó, số vụ án đã được đưa ra xét xử sơ thẩm là 12.924 vụ và tổng số bị cáo đã đưa ra xét xử là 19.045 bị cáo số bị cáo đã có quyết định đưa ra xét xử. Ngồi ra, trong số các vụ án hình sự đã đưa ra xét xử sơ thẩm từ năm 2002 đến năm 2009, số vụ án được xét xử lưu động, án điểm là 516 vụ, với 692 bị cáo. Về xét xử phúc thẩm các năm từ năm 2002 đến năm 2009, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã thụ lý tổng số 1.279 vụ với tổng số 1.688 bị cáo. Đã giải quyết 1.194 vụ với 1.546 bị cáo, trong đó giữ ngun bản án hình sự đối với 985 bị cáo; cải sửa án sơ thẩm đối với 534 bị cáo; hủy án sơ thẩm đối với 27 bị cáo.

Có thể tham khảo số liệu xét xử từng năm từ năm 2002 đến 2009 tại thành phố Hải Phòng như sau:

Năm 2002, Tòa án nhân dân các cấp tại thành phố Hải Phòng đã thụ lý

1.552 vụ án với tổng số 2.048 bị cáo. Trong đó, số vụ án đã giải quyết là 1.537 vụ với tổng số bị cáo là 2.023. Các loại và mức hình phạt được áp dụng cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Mức và loại hình phạt được áp dụng trong năm 2002 STT Loại hình phạt Số bị cáo bị áp dụng hình phạt 1 Tử hình 7 2 Tù chung thân 18 3 Trên 15 năm 68 4 Từ 7 năm đến 15 năm 169 5 Từ 3 năm đến 7 năm 776 6 Dưới 3 năm 985

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (2002-2009).

Năm 2003, Tòa án nhân dân các cấp tại thành phố Hải Phòng đã thụ lý

1.650 vụ án với tổng số 2.152 bị cáo. Trong đó, số vụ án đã giải quyết là 1.628 vụ với tổng số bị cáo là 2.128. Các loại và mức hình phạt được áp dụng cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Mức và loại hình phạt được áp dụng trong năm 2003

STT Loại hình phạt Số bị cáo bị áp dụng hình phạt 1 Tử hình 5 2 Tù chung thân 19 3 Trên 15 năm 45 4 Từ 7 năm đến 15 năm 87 5 Từ 3 năm đến 7 năm 826 6 Dưới 3 năm 1.146

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (2002-2009).

Năm 2004, Tòa án nhân dân các cấp tại thành phố Hải Phòng đã thụ lý

1.711 vụ án với tổng số 2.401 bị cáo. Trong đó, số vụ án đã giải quyết là 1.684 vụ với tổng số bị cáo là 2.343. Các loại và mức hình phạt được áp dụng cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Mức và loại hình phạt được áp dụng trong năm 2004 STT Loại hình phạt Số bị cáo bị áp dụng hình phạt 1 Tử hình 12 2 Tù chung thân 14 3 Trên 15 năm 47 4 Từ 7 năm đến 15 năm 237 5 Từ 3 năm đến 7 năm 819 6 Dưới 3 năm 1.214

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (2002-2009).

Năm 2005: Tòa án nhân dân các cấp tại thành phố Hải Phòng đã thụ

lý 1.592 vụ án với tổng số 2.228 bị cáo. Trong đó, số vụ án đã giải quyết là 1.571 vụ với tổng số bị cáo là 2.175. Các loại và mức hình phạt được áp dụng cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Mức và loại hình phạt được áp dụng trong năm 2005

STT Loại hình phạt Số bị cáo bị áp dụng hình phạt 1 Tử hình 3 2 Tù chung thân 12 3 Trên 15 năm 27 4 Từ 7 năm đến 15 năm 179 5 Từ 3 năm đến 7 năm 803 6 Dưới 3 năm 1.062

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (2002-2009).

Năm 2006: Tòa án nhân dân các cấp tại thành phố Hải Phòng đã thụ

lý 1.906 vụ án với tổng số 2.980 bị cáo. Trong đó, số vụ án đã giải quyết là 1.869 vụ với tổng số bị cáo là 2.918. Các loại và mức hình phạt được áp dụng cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Mức và loại hình phạt được áp dụng trong năm 2006 STT Loại hình phạt Số bị cáo bị áp dụng hình phạt 1 Tử hình 7 2 Tù chung thân 11 3 Trên 15 năm 35 4 Từ 7 năm đến 15 năm 243 5 Từ 3 năm đến 7 năm 468 6 Dưới 3 năm 2.154

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (2002-2009).

Năm 2007, Tòa án nhân dân các cấp tại thành phố Hải Phòng đã thụ lý

1.577 vụ án với tổng số 2.516 bị cáo. Trong đó, số vụ án đã giải quyết là 1.544 vụ với tổng số bị cáo là 2.455. Các loại và mức hình phạt được áp dụng cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Mức và loại hình phạt được áp dụng trong năm 2007

STT Loại hình phạt Số bị cáo bị áp dụng hình phạt 1 Tử hình 4 2 Tù chung thân 16 3 Trên 15 năm 44 4 Từ 7 năm đến 15 năm 206 5 Từ 3 năm đến 7 năm 417 6 Dưới 3 năm 1.768

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (2002-2009).

Năm 2008, Tòa án nhân dân các cấp tại thành phố Hải Phòng đã thụ lý

1.545 vụ án với tổng số 2.503 bị cáo. Trong đó, số vụ án đã giải quyết là 1.524 vụ với tổng số bị cáo là 2.437. Các loại và mức hình phạt được áp dụng cụ thể như sau:

Bảng 2.7: Mức và loại hình phạt được áp dụng trong năm 2008 STT Loại hình phạt Số bị cáo bị áp dụng hình phạt 1 Tử hình 3 2 Tù chung thân 7 3 Trên 15 năm 22 4 Từ 7 năm đến 15 năm 221 5 Từ 3 năm đến 7 năm 429 6 Dưới 3 năm 1.755

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (2002-2009).

Năm 2009, Tòa án nhân dân các cấp tại thành phố Hải Phòng đã thụ lý

1.595 vụ án với tổng số 2.656 bị cáo. Trong đó, số vụ án đã giải quyết là 1.567 vụ với tổng số bị cáo là 2.566. Các loại và mức hình phạt được áp dụng cụ thể như sau:

Bảng 2.8: Mức và loại hình phạt được áp dụng trong năm 2009

STT Loại hình phạt Số bị cáo bị áp dụng hình phạt 1 Tử hình 3 2 Tù chung thân 8 3 Trên 15 năm 51 4 Từ 7 năm đến 15 năm 280 5 Từ 3 năm đến 7 năm 488 6 Dưới 3 năm 1.736

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hải Phịng (2002-2009)

Tóm lại, trong các năm từ năm 2002 đến năm 2009 Tòa án nhân dân các cấp tại thành phố Hải Phòng đã thực hiện giải quyết, xét xử kịp thời các vụ án hình sự (ở cả hai cấp xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm), đảm bảo tiến độ xét xử hàng năm khơng để xảy ra tình trạng nợ, tồn đọng những vụ án hình

sự đã thụ lý đặc biệt là các vụ án phức tạp được dư luận quần chúng và các phương tiện thơng tin đại chúng quan tâm, ví dụ như: vụ Nguyễn Đức Quyền cùng đồng bọn phạm tội "Giết người", "Cố ý gây thương tích", "Gây rối trật tự công cộng" năm 2006, đây là vụ án phức tạp, có số bị cáo đông nhất từ trước đến nay với nhiều bị cáo bị truy tố ở khung hình phạt cao nhất (2 án tử hình, phạt tù chung thân đối với 1 bị cáo và các hình phạt khác); vụ án xảy ra trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai mà các bị cáo là nguyên Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đồ Sơn phạm tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ" năm 2007... Công tác giải quyết, xét xử các vụ án hình sự trong từng năm ln duy trì được tỷ lệ cao. Mặt khác, chất lượng trong cơng tác xét xử của tồn ngành Tòa án nhân dân thành phố Hải Phịng qua các năm đều có chuyển biến tích cực, đảm bảo nguyên tắc xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vơ tội. Bên cạnh đó, tồn ngành Tịa án tại Hải Phòng cũng kịp thời đưa ra xét xử các án điểm, án lưu động tại địa phương xảy ra tội phạm.

Có thể nói, hiệu quả trong cơng tác xét xử của tồn ngành Tịa án Hải Phòng đã đáp ứng kịp thời u cầu của cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm đảm bảo an ninh và trật tự xã hội trên địa bàn thành phố, cũng như góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự tại thành phố hải phòng (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)