sự với các cơ quan tư pháp tại thành phố Hải Phịng
Cùng với tình hình chung về thi hành án hình sự trong phạm vi tồn quốc, thực tế cơng tác thi hành án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng
trong những năm vừa qua cho thấy, các cơ quan thi hành án hình sự đã đạt những thành tựu nhất định trong việc tổ chức đưa các bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật vào thi hành; từng bước nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án để cải tạo, giáo dục người phải chấp hành án, trở thành công dân có ích cho xã hội, tạo điều kiện để họ tái hòa nhập cộng đồng và giáo dục ngừa khác ý thực tôn trọng, tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, cơng tác thi hành án hình sự trên địa bàn thành phố vẫn còn những tồn tại như đã nêu ở phần trên. Để việc đưa bản án hình sự đã có hiệu lực vào thi hành, theo chúng tơi, cần hồn thiện các văn bản về tổ chức bộ máy, chức năng, thẩm quyền, phạm vi hoạt động của các cơ quan thi hành án hình sự.
Trong Luật Thi hành án hình sự đã được ban hành và sẽ có hiệu pháp luật kể từ ngày 1/7/2011 đã được pháp điển hóa một cách thống nhất về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án hình sự. Các cơ quan nêu trên gồm: Cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan được giao thực hiện một số nhiệm vụ thi hành án hình sự [26, Điều 10]. Có thể nói, các quy định tại Luật Thi hành án hình sự đảm bảo hướng dẫn cụ thể về cơ cấu tổ chức tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong thi hành án hình sự. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết triệt để những nguyên nhân bất cập ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thi hành án hình sự ở phương diện tổ chức bộ máy thi hành án hình sự. Theo đó, cơ quan các cấp có trách nhiệm thi hành án hình sự hiện nay trên địa bàn thành phố cần thiết nghiên cứu triển khai, từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức của cơ quan mình theo hướng phù hợp với quy định tại Luật Thi hành án hình sự về hệ thống tổ chức thi hành án hình sự, nhằm đảm bảo sau khi Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực sẽ sẵn sàng thực hiện quản lý công tác thi hành án hình sự theo cơ chế mới và kịp thời áp dụng quy định mới về thủ tục thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân thành phố trong thực tế.
Trong thời điểm hiện nay, để tăng cường hiệu quả trong cơng tác thi hành án hình sự tại Hải Phịng, cần tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thi hành án hình sự với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn thành phố bảo đảm việc đưa bản án hình sự vào thi hành theo hướng:
Trước tiên, đối với cơ quan điều tra hỗ trợ cơ quan thi hành án tìm
hiểu, nghiên cứu về các vấn đề tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa và các đặc điểm nhân thân khác của người phải thi hành án để áp dụng các biện pháp phù hợp bảo đảm việc đưa bản án vào thi hành. Bên cạnh đó, cơ quan điều tra còn cung cấp được cho cơ quan thi hành án những nội dung liên quan đến nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm đối với từng người phải chấp hành án cụ thể. Thơng qua đó, cơ quan thi hành án hình sự có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa tương xứng với từng người phải chấp hành án, không để họ tiếp tục phạm tội mới.
Thứ hai, đối với Viện kiểm sát trong công tác kiểm sát thi hành án
hình sự rất cần sự phối hợp giữa cơ quan thi hành án hình sự tại thành phố Hải Phòng. Sự phối hợp này được thực hiện hiện bằng việc Viện kiểm sát thành phố phải trao đổi, cung cấp các thông tin, tài liệu qua công tác thực hành công tố, thông báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự về những bản án cần phải được đưa vào thi hành để tránh sót, lọt. Thơng qua q trình kiểm sát hoạt động thi hành án hình sự, Viện kiểm sát kháng nghị đối với những sai sót trong thủ tục đưa bản án hình sự vào thi hành, cũng như kiến nghị về việc áp dụng các biện pháp phục vụ giáo dục và cải tạo người phải chấp hành án.
Thứ ba, đối với tòa án nhân dân, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm
phải gửi ngay bản án, quyết định đã tuyên cho cơ quan thi hành án, ngay sau khi bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật nhằm đảm bảo cho cơ quan thi hành án hình sự tổ chức thực hiện kịp thời bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Cuối cùng, đối với chính quyền địa phương và các cơ quan tổ chức có
liên quan, Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan để tuyên truyền, phổ biến, giải thích các quy định của pháp luật thi hành án hình sự sâu rộng đến các tầng lớp dân cư, nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật thi hành án hình sự của người dân. Qua đó, giúp họ tham gia có hiệu quả vào công tác giám sát, giáo dục, cải tạo người bị kết án, góp phần nâng cao vai trị của tác động xã hội đối với hiệu quả trong giáo dục, cải tạo người bị kết án, cũng như công tác chất lượng giám sát của xã hội đối với cơng tác tổ chức thi hành án hình sự trong thực tiễn.
Công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật thi hành án hình sự nhằm mục đích nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh và của tồn dân trong việc tham gia vào cơng tác giám sát, giáo dục, cải tạo người phải chấp hành án, phòng ngừa họ tiếp tục phạm tội mới trong trường hợp người phải chấp hành án được ở lại cộng đồng xã hội để chấp hành hình phạt mà Tịa án đã tuyên như thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế. Qua đó, góp phần huy động mọi nguồn lực trong toàn xã hội nhằm thực hiện có hiệu quả cơng tác thi hành bản án, góp phần giải tải một số lượng lớn cơng việc trong thi hành án hình sự của các cơ quan thi hành án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án, cũng như đảm bảo sự giám sát xã hội đối với quá trình thực hiện thi hành án hình sự trong thực tế.
Như trên đã phân tích, tình hình tội phạm diễn biến trên địa bàn thành phố Hải Phòng ngày càng phức tạp, số vụ án hình sự năm sau nhiều hơn năm trước với tính chất, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, trắng trợn hơn. Trong đó, đặc biệt là hiện tượng xuất hiện của nhiều ổ nhóm tội phạm với số lượng đồng phạm đông, cá biệt là một số vụ án hình sự có sự móc nối giữa các đối tượng phạm tội trong nước và người nước ngồi. Vì vậy, tăng cường cơng tác rà sốt nhằm phân loại từng loại bị án là một xu hướng đặc biệt quan
trọng trong cơng tác thi hành bản án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong những năm tới đây.
Xuất phát từ nguyên tắc áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa và các đặc điểm nhân thân khác của người phải chấp hành án, việc đảm bảo tăng cường phối hợp giữa các cấp Tịa án với cơ quan Cơng an và Viện kiểm sát trong việc phân loại từng bị án có ý nghĩa xác định được chính xác các đặc cơ bản liên quan đến từng nguời phải chấp hành án trong thực tế, qua đó lựa chọn và áp dụng những biện pháp giáo dục, cải tạo phù hợp nhằm đặt được mục đích giáo dục, cải tạo người bị kết án trở thành cơng dân có ích cho xã hội, cũng như tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp nhằm giải quyết dứt điểm những trường hợp bản án, quyết định còn tồn đọng chưa được đưa vào thi hành.
Để thực hiện có hiệu quả cơng tác phối hợp giữa Tịa án nhân dân, cơ quan công an và Viện kiểm sát nhân dân trong việc phân loại các bản án liên quan đến những người bị kết án, đòi hỏi Viện kiểm sát nhân dân thành phố phải đảm bảo thực hiện tốt chức năng kiểm sát cơng tác thi hành án hình sự trong tất cả các khâu từ chuyển giao bản án, ra quyết định thi hành án, bắt thi hành án để cập nhật cụ thể số liệu về tổng số người phải chấp hành án và phối hợp với Tòa án nhân dân các cấp, cơ quan Công an tổng hợp báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm thống kê, đối chiếu, thống nhất các số liệu có kèm theo danh sách của từng bị án. Qua đó, kịp thời phát hiện để kháng nghị, kiến nghị giải quyết từng trường hợp vướng mắc, tồn tại trong công tác thi hành án hình sự trên địa bàn thành phố.
Một trong những hạn chế trong cơng tác thi hành án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phịng là hạn chế trong cơng tác bắt, áp giải đối với người chấp hành án hết thời hạn hỗn, tạm đình chỉ thi hành án cư trú tại các tỉnh khác. Hiện tượng này cần phải được khắc phục vì đây là một trong những
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng nợ, tồn đọng án hình sự trên địa bàn thành phố trong các năm vừa qua và vi phạm nguyên tắc "Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh". Vì vậy, cơng tác phối hợp một cách có hiệu quả với các
Tỉnh bạn trong việc bắt, áp giải người chấp hành án đã hết thời hạn hỗn, tạm đình chỉ thi hành án cư trú cần được xem là một trong những xu hướng trọng