Như phần trên đã trình bày, hình phạt tù có hai loại, tù chung thân và tù có thời hạn. Về thi hành hình phạt tù chung thân, tổng số người phải chấp
hành hình từ năm 2002 - 2009 là 106, trong đó, năm 2002 - 10; năm 2003 - 9; năm 2004 - 15; năm 2005 - 26; năm 2006 - 17; năm 2007 - 13 người; năm 2008 - 7 và năm 2009 - 9. Tất cả những người bị tuyên hình phạt tù chung thân đều được đưa đi thi hành án ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Về thi hành hình phạt tù có thời hạn, từ năm 2002 - 2009, tổng số tồn
thành phố có 17.039 người bị tun hình phạt tù có thời hạn, trong đó số bị án đã được đưa tới các trại giam, trại tạm giam để chấp hành hình phạt tù có thời hạn từ năm 2002 - 2009 là 14.451 bị án (chiếm 84% tổng số người đang phải chấp hành hình phạt này tại thành phố Hải Phịng). Số người được miễn chấp hành hình phạt là 23 người.
Nhận xét chung về việc đưa bản án phạt tù vào thi hành tại thành phố Hải Phòng từ năm 2002 đến 2009 đã từng bước đi vào nề nếp, có nhiều chuyển biến tích cực. Mặc dù số lượng người phải chấp hành bản án phạt tù có tăng lên hàng năm, nhưng các cơ quan thi hành án vẫn cố gắng để có thể đưa vào thi hành và có hiệu quả. Mặt khác, đối với những người bị kết án phạt tù bỏ trốn đã được cơ quan công an các cấp tiến hành xác minh, kịp thời ra quyết định truy nã để truy bắt, buộc họ phải thi hành án. Cơ quan Công an Hải Phịng mỗi năm có báo cáo Chánh án Tịa án nhân dân thành phố Hải Phịng về tình hình thi hành án phạt tù, những kết quả và những tồn tại, qua đó đưa ra các đề xuất nâng cao hiệu quả cơng tác thi hành án nhằm góp phần giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.
Nghiên cứu về thi hành hình phạt tù có thời hạn tại thành phố Hải Phòng từ năm 2002 đến 2009 cho thấy, hiện còn 2.408 người chưa được đưa đi thi hành hình phạt tù với nhiều lý do khác nhau, trong đó có 710 người được tạm hỗn thi hành hình phạt tù; 85 người được chờ xét thời hiệu thi hành
án; 799 người trốn đã có lệnh truy nã, nhưng chưa bắt được; 53 người trốn chưa có lệnh truy nã, chưa bắt được; 112 người bị tuyên phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án của Tòa án đã xét xử sơ thẩm; 576 người phải thi hành hình phạt tù, nhưng khơng có mặt tại cơ quan cơng an để thi hành án và cơ quan Công an chưa thực hiện việc áp giải; 403 người được tạm đình chỉ thi hành án. Có thể thấy số người phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn đã được đưa vào các trại giam chấp hành hình phạt trong giai đoạn từ năm 2002 - 2009 đạt tỷ lệ 84%. Điều này thể hiện sự kịp thời trong công tác thi hành án phạt tù có thời hạn trên địa bàn tồn thành phố. Mặt khác, Tịa án nhân dân các cấp tại thành phố Hải Phịng đã khắc phục tình trạng chậm ra quyết định thi hành án đối với bản án phạt tù có thời hạn, đảm bảo kịp thời đưa các bị án đến chấp hành hình phạt tại các trại giam, cụ thể là trong các năm từ 2005 đến năm 2009 Tịa án nhân dân các cấp tại Hải Phịng khơng để chậm ra quyết định thi hành án đối với các trường hợp phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn.
Tuy nhiên, việc thi hành hình phạt tù, nhất là hình phạt tù có thời hạn tại thành phố Hải Phịng từ năm 2002 đến năm 2009 cịn có những vấn đề sau đây cần được nghiên cứu một cách chi tiết:
Thứ nhất, số người bị tịa án tun hình phạt tù có thời hạn, nhưng lại
khơng chấp hành hình phạt tù, mặc dù đã có quyết định thi hành án của tịa án có thẩm quyền chiếm tỷ lệ đáng kể và có xu hướng tăng lên. Ví dụ, năm 2002 có 273 trường hợp chưa thi hành án phạt tù; năm 2003 là 298 trường hợp; năm 2004 là 331 trường hợp; năm 2007 là 312 trường hợp, năm 2008 là 327 trường hợp. Lý do không chịu thi hành án phạt tù rất đa dạng khác nhau, nhưng chủ yếu những người phải thi hành án phạt tù đã trốn khỏi nơi cư trú. Theo thống kê 5 năm từ năm 2002 đến 2009 có 659 người trốn đến nay vẫn không biết họ sinh sống ở đâu. Điều này cho thấy tòa án các cấp tại Hải Phịng đã khơng tuân thủ một cách nghiêm túc quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc sau khi tun án phạt tù, tịa có quyền ra quyết định bắt ngay
để bảo đảm thi hành án theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Tố tụng hình sự. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc bắt để thi hành án phạt tù.
Nghiên cứu số lượng người trốn thi hành án phạt tù cũng là vấn đề rất phức tạp tại thành phố Hải Phòng. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành bản án hình sự, đối với những người trốn thi hành án phạt tù, cơ quan Công an phải ra lệnh truy nã và tổ chức truy bắt để buộc họ phải thi hành án. Tuy nhiên, việc truy bắt những đối tượng trốn thi hành án phạt tù khơng phải đơn giản vì họ đã đi khỏi địa phương. Lực lượng Công an nhân dân thành phố Hải Phòng cũng đã tiến hành truy bắt, nhưng số lượng không đáng kể, chỉ có 43 trường hợp, trong đó năm 2002 bắt được 1 trường hợp; năm 2003 - 4 trường hợp; năm 2004 - 7 trường hợp; năm 2005 - 5 trường hợp; năm 2006 - 7 trường hợp; 2007 - 6 trường hợp; 2008 - 5 trường hợp và 2009 - 8 trường hợp. Có thể nói, cơng tác bắt truy nã để thi hành án đã được tăng cường nhưng hiệu quả cịn thấp. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là lực lượng Cơng an thành phố Hải Phịng khơng có đủ số cán bộ chun trách để tổ chức bắt các đối tượng bị truy nã do trốn thi hành án phạt tù.
Do vậy, số lượng người bị kết án phạt tù trốn đã có lệnh truy nã mà chưa bắt được tăng lên hàng năm; năm trước dồn sang năm sau. Mặc dù chưa có số liệu chính xác, nhưng theo phản ánh của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phịng, thì số lượng người trốn thi hành án phạt tù đã có lệnh truy nã kể từ năm 1995 đến nay có đến hàng nghìn người. Đây là vấn đề rất nan giải mà chưa có phương hướng giải quyết để bảo đảm việc thi hành án phạt tù trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Thứ hai, việc áp giải người phải thi hành phát tù đi thi hành án cũng là
một vấn đề liên quan đến việc đưa bản án hình sự vào thi hành tại thành phố Hải Phòng. Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Tố tụng hình sự, trong trường
hợp người bị kết án đang tại ngoại, nếu q thời hạn mà khơng có mặt tại cơ quan Công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải; chánh án
Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải theo dõi việc thi hành án. Cơ quan Công an phải thơng báo bằng văn bản cho Tịa án về việc bắt người bị kết án để thi hành án hoặc lý do chưa bắt được và biện pháp cần áp dụng để bảo đảm việc thi hành án. Tuy nhiên trong thực tế, việc cơ quan Công an không
thực hiện việc áp giải người phải thi hành án phạt tù vẫn đang diễn ra tại Thành phố Hải Phòng. Theo thống kê trong 6 năm từ 2002 đến 2009, số lượng người bị kết án khơng bị áp giải có khoảng 576 trường hợp, trong đó năm 2002 có 67 trường hợp; năm 2003 có 58 trường hợp; năm 2004 - 83 trường hợp; năm 2005 - 85 trường hợp; năm 2006 - 71 trường hợp; năm 2007 - 74 trường hợp; năm 2008 - 80 trường hợp và năm 2007 - 58 trường hợp. Do những người phải thi hành án phạt tù không bị cơ quan công an áp giải nên họ vẫn sống bình thường ngồi xã hội. Điều này thể hiện không chỉ sự chưa nghiêm minh của pháp luật thi hành án, mà cịn có thể họ tiếp tục phạm tội mới gây nguy hiểm cho xã hội.
Có nhiều lý do được đưa ra để giải thích vấn đề này, nhưng chủ yếu số lượng cán bộ, chiến sĩ công an thực hiện nhiệm vụ này cịn thiếu; cơng việc áp giải thi hành án chưa được chấp hành một cách chính quy, đầy đủ; việc cơ quan cơng an có tách nhiệm báo cáo với Chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án lại chấp hành chưa nghiêm v.v… Đây là một trong những khó khăn trong cơng tác thi hành án phạt tù tại thành phố Hải Phòng.
Thứ ba, theo quy định tại Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự, sau khi
bản án có hiệu lực pháp luật Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án. Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại thì quyết định thi hành án phạt tù phải ghi rõ trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, người đó phải có mặt tại cơ quan Cơng an để thi hành án. Tuy nhiên trong thực tế những năm vừa qua, tình trạng Chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm, do các lý do khác nhau, thậm chí quên ra quyết định thi hành án vẫn còn xảy ra. Theo
thống kê chưa đầy đủ, số lượng người chưa có quyết định thi hành án từ năm 2002 đến 2009 là 112 trường hợp. Lý do cơ bản là cơ quan thi hành án chờ xem xét việc thi hành án phạt tù có cịn thời hiệu hay khơng. Số lượng người phải thi hành án phạt tù, nhưng được xem xét lại thời hiệu thi hành án là 69 trường hợp, trong đó năm 2002 có 7 trường hợp; năm 2003 - 4 trường hợp; năm 2004 - 11 trường hợp; năm 2005 - 7 trường hợp; năm 2006 - 7 trường hợp; năm 2007 - 10 trường hợp; năm 2008 - 13 trường hợp và năm 2009 - 10 trường hợp. Đây là điều hết sức vô lý khi người bị kết án không được đưa đi thi hành án phạt tù, nhưng sau đó lại xem xét về thời hiệu thi hành án.
Thứ tư, vấn đề hỗn và tạm đình chỉ thi hành án đối với người bị kết
án phạt tù tại thành phố Hải Phòng cũng phải nêu trong thực tế áp dụng. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự tại Điều 261 và 262 Bộ luật Tố tụng hình sự, đối với người bị xử phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã
ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát, cơ quan Công an cùng cấp hoặc người bị kết án cho hỗn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 61 của Bộ luật Hình sự; theo đề nghị của Viện kiểm sát hoặc của Ban giám thị trại giam nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù: chánh án Tòa án cấp tỉnh nơi người đang chấp hành hình phạt tù có thể cho người đó được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật Hình sự; chánh án Tịa án đã ra quyết định thi hành án có thể cho người đang chấp hành hình phạt tù được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật Hình sự.
Áp dụng quy định của pháp luật, số lượng người bị kết án phạt tù được hoãn và tạm đình chỉ thi hành án chiếm tỷ lệ không nhỏ trong những năm nghiên cứu. Theo thống kê, từ năm 2002 đến năm 2009 số lượng người được hoãn thi hành án phạt tù là: 1.113 trường hợp, trong đó hỗn thi hành án
phạt tù là 710 trường hợp và tạm đình chỉ thi hành án phạt tù là 403 trường hợp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, lý do hỗn hoặc tạm đình chỉ chủ yếu là người bị kết án bị bệnh, ốm và những người đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi mà không thể đi thi hành án hoặc không thể tiếp tục thi hành án. Đối với các đối tượng thuộc diện xét hỗn thi hành án đều được Tịa án nhân dân, cơ quan công an các cấp tiến hành xác minh, xây dựng hồ sơ theo quy định của pháp luật đối với từng trường hợp dược hỗn, tạm đình chỉ thi hành án.
Tuy nhiên, để có thể được hỗn, tạm đình chỉ thi hành án, người bị kết án phải có kết luận giám định về tình trạng bệnh tật, hoặc biên bản xác minh về tình trạng đang ni con dưới 36 tháng tuổi, hoặc tình trạng gia đình khó khăn. Những việc làm này còn chưa kịp thời và cịn kéo dài. Cơng tác xác minh các điều kiện cho hoãn chấp hành hình phạt tù, khơng ít trường hợp chưa được chính xác nên việc áp dụng chưa đúng đối tượng. Ví dụ như trường hợp bị án Nguyễn Thi Hằng (Quán Trữ - Kiến An) bị kết án 30 tháng tù giam nhưng đã được Tịa án nhân dân quận Kiến An cho hỗn thi hành án với lý do nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Nhưng thực tế, Nguyễn Thị Hằng đã nộp cho cơ quan Tòa án giấy khai sinh không đúng thực tế, đã bị sửa chữa, nhằm trốn tránh việc thi hành án. Ngồi ra, vẫn cịn tồn tại trường hợp chậm ra quyết định thi hành án đối với các bị án đã hết thời hạn hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, như trường hợp của bị án Nguyễn Thị Minh Thu quá hạn tạm đình chỉ đến một năm và Viện kiểm sát nhân dân thành phố phải ra hai văn bản kiến nghị Chánh án Tòa án mới đưa được Thu vào trại giam để thi hành bản án 8 năm tù giam.
Tại thành phố Hải Phịng vẫn cịn tình trạng vận dụng không đúng pháp luật quy định về hỗn và tạm đình chỉ thi hành án. Ví dụ như trường hợp Trần Ngọc Thắng (quận Hải An) bị kết án phạt tù, nhưng do bị bệnh HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS nên đã được Tịa án nhân dân quận Ngơ Quyền quyết định cho tạm định chỉ với lý do mắc bệnh hiểm nghèo và ủy thác thi
hành án cho Tòa án nhân dân quận Hải An quản lý. Hết thời hạn tạm đình chỉ, Tòa án nhân quận Hải An lại tiếp tục cho bị án Trần Ngọc Thắng hỗn thi hành án hình sự là vi phạm quy định tại Điều 262 Bộ luật Tố tụng hình sự; trường hợp bị án Phạm Đình Thu (quận Hồng Bàng) được Tòa án nhân dân quận Hồng Bàng quyết định cho hoãn thi hành án (lần 1) là 12 tháng với lý do là lao động duy nhất trong gia đình. Hết thời hạn hỗn thi hành án, Tòa án nhân dân quận Hồng Bàng vẫn tiếp tục cho bị án Phạm Đình Thu tiếp tục được hoãn (lần 2) thời hạn là 12 tháng nên Tòa án đã vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 61 Bộ luật Hình sự.
Hơn nữa, qua cơng tác kiểm sát thi hành án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố cũng đã phát hiện những vi phạm của Tòa án nhân dân các cấp trong việc ra quyết định thi hành án chưa đúng với nội dung của bản án, quyết định mà Tịa án đã tun. Cơng tác xét hỗn, tạm đình chỉ thi hành án chưa đúng với các điều kiện do luật định và hướng dẫn của liên ngành (ví dụ như trường hợp Tịa án huyện Thủy Nguyên và Tòa án quận Lê Chân), cụ