Hoàn thiện các quy định của pháp luật thi hành bản án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự tại thành phố hải phòng (Trang 68 - 71)

và thành phố Hải Phịng nói riêng chưa có bộ máy chuyên trách để thực hiện nghiêm túc các bản án hình sự khơng phải tù giam vào thi hành. Thêm vào đó, tổ chức bộ máy thi hành án hình sự cịn bất hợp lý, nhưng chậm đổi mới, kiện tồn cho phù hợp, ví dụ như việc giám sát, cải tạo, giáo dục người phải chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ đang là gánh nặng cho chính quyền địa phương trên địa bàn thành phố nên trong thực tế khơng ít nơi bng lỏng công tác này, bởi lẽ các cán bộ tư pháp được được giao trách nhiệm giám sát các bị án hầu hết đều là cán bộ kiêm nhiệm, phải đảm đương nhiều công tác khác như hôn nhân, hộ tịch, thi hành án dân sự và hầu như không được bồi dưỡng nghiệp vụ thi hành án; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có trách nhiệm đưa bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật vào thi hành của thành phố và ngồi thành phố Hải Phịng trong việc đưa bản án hình sự vào thi hành án cịn yếu; trình độ, năng lực của cán bộ chịu trách nhiệm thi hành án còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm đưa các bản án hình sự vào thi hành.

2.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC ĐƯA BẢN ÁN HÌNH SỰ ĐÃ CĨ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT VÀO THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ ĐÃ CĨ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT VÀO THI HÀNH

Để có thể nâng cao hiệu quả cơng tác đưa bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật vào thi hành, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những đề xuất, kiến nghị sau đây.

2.3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật thi hành bản án hình sự hình sự

Hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm xây dựng cơ sở pháp lý thống nhất đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả của các hoạt động tư pháp trong đó có hoạt động thi hành bản án hình sự là một nhiệm vụ trọng tâm được quy định tại nhiều nghị quyết, văn kiện của Đảng trong thời gian qua. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm

vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã có chủ trương: "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tư pháp. Khẩn trương ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật Thi hành án, Pháp lệnh giám định tư pháp và một số luật, pháp lệnh khác làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan tư pháp". Trong định hướng xây dựng,

hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cũng chỉ rõ: "Xây dựng điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành án; xác định Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước thống nhất công tác thi hành án; từng bước xã hội hóa hoạt động thi hành án".

Có thể nói, trong các hoạt động tư pháp, đưa bản án hình sự đã có hiệu lực vào thi hành thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và là biện pháp quan trọng trong đấu tranh phịng, chống tội phạm, thơng qua đó thực hiện nhiệm vụ giám sát, cải tạo và giáo dục người phải chấp hành án trơ thành công dân có ích cho xã hội, tạo điều kiện cho họ tái hịa nhập cộng đồng, khơng để họ tiếp tục phạm tội cũng như thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa chung. Cho nên, những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục đưa bản án hình sự vào thi hành là hết sức quan trọng, làm cơ sở cho việc tổ chức thi hành bản án hình sự trong thực tế.

Có thể thấy, các quy định pháp luật có liên quan đến việc đưa bản án hình sự đã có hiệu lực vào thi hành thi hành được thể hiện và tồn tại rải rác tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau như trong Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 2007 và các nghị định của Chính phủ về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế và các thông tư liên ngành Cơng an, Kiểm sát, Tịa án, Tư pháp về thi hành các bản án hình sự v.v… Hơn nữa, pháp luật thi hành án hình sự của

nước ta hiện hành đa phần được xây dựng từ thời gian nền kinh tế được quản lý theo cơ chế hành chính tập trung quan liêu, nên có nhiều quy định đã trở nên lạc hậu, khơng phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Mặt khác, theo quy định của pháp luật hình sự, trong hệ thống hình phạt hình sự, ngồi có một số hình phạt nghiêm khắc liên quan đến tính mạng, hạn chế quyền tự do thân thể, thì vẫn có nhiều loại hình phạt khác khơng tước bỏ những quyền trên của người phải chấp hành án. Do đó, người bị kết án vẫn sống, làm việc trong cộng đồng xã hội mà để có thể cải tạo và giáo dục họ rất cần phải có sự giám sát của cộng đồng. Tuy nhiên, trong thực tế hiệu quả giáo dục, cải tạo đối với người phải chấp hành bản án không phải tù giam như án treo, cải tạo khơng giam giữ v.v… cịn hết sức hạn chế. Nguyên nhân của hiện trạng này là do hệ thống văn bản hướng dẫn việc đưa các bản án loại này còn thiếu hoặc hoặc đã được ban hành nhưng những quy định cịn nặng về tính thủ tục, khơng phân định rõ trách nhiệm phối hợp thi hành của từng cơ quan, tổ chức có liên quan. Bên cạnh đó, quy định của pháp luật thi hành án hiện hành chưa có cơ chế khuyến khích, phát huy vai trị tích cực của các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân tham gia vào giám sát, giáo dục và cải tạo người phải chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót nên trên, Luật Thi hành án phạt tù đã được Quốc hội khóa XII thơng qua và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2011, theo chúng tơi, cần có những văn bản hướng dẫn ngay của Chính phủ và các ngành liên quan về thi hành Luật Thi hành án hình sự. Có thể nói, đây là một giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành bản án hình sự, trong đó có việc đưa các bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật vào thi hành nhằm đổi mới nâng cao hiệu quả cơng tác thi hành án hình sự nói chung. Qua đó, xây dựng cơ sở pháp lý thống nhất để điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án, cụ thể là quan hệ trong tổ chức, phân

trách nhiệm, quyền hạn giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong thi hành án hình sự, quyền và địa pháp lý của người bị kết án, quan hệ về khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự.

Luật Thi hành án hình sự năm 2010 sẽ có hiệu lực pháp luật vào ngày 1/7/2011. Do đó trong thời điểm hiện nay công tác về xây dựng pháp luật trước mắt là cấp thiết nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án hình sự, đảm bảo xây dựng cơ sở pháp lý nhằm triển khai thực hiện đồng bộ các quy định của Luật Thi hành án hình sự về:

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành bản án, quyết định về hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, án treo, biện pháp tư pháp; quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án hình sự, biện pháp tư pháp; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự, biện pháp tư pháp [26, Điều 1]. Đây là là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với cơng tác nhanh chóng hồn thiện hệ thống pháp luật thi hành án hình sự trong thực tế.

Thứ hai, đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về thời hạn Chủ tịch

nước phải quyết định việc chấp thuận hoặc không chấp thuận đơn xin ân giảm án tử hình của người phải chấp hành án nhằm góp phần giải quyết tình trạng tồn đọng án tử hình chưa được thi hành vì chờ Chủ tịch nước quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận đơn xin ân giảm án tử hình trong phạm vi tồn quốc nói chung và trên địa bàn thành phố Hải Phịng nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự tại thành phố hải phòng (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)