hình sự cơng tác tại thành phố Hải Phịng
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận định: "Cán bộ là cái gốc của mọi việc" và "công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ làm tốt hay kém". Thực vậy, trong lĩnh vực thi hành án hình sự, cơng tác chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực thi hành án hình sự là nhân tố quyết định đến hiệu quả của cơng tác thi hành án hình sự trong thực tế đối với cả nước nói chung và đối với thành phố Hải Phịng nói riêng. Bởi, thi hành án hình sự là hoạt động quyền lực nhà nước với nội dung liên quan trực tiếp đến quyền con người, do đó, yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ có trách nhiệm thi hành bản bán, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án khơng những phải vừa nắm vững đường lối chủ trường, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mà cịn vừa giỏi về chun mơn nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức - chính trị vững vàng.
Trên cơ sở phân tích tại các phần trên đã chỉ rõ một trong những nguyên nhân trực tiếp làm hạn chế hiệu quả cải tạo, giáo dục người phải chấp hành án hình sự tại Hải Phịng là do đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án của thành phố hiện nay còn thiếu, hầu hết là kiêm nhiệm, năng lực một số còn
hạn chế. Trong đó, một bộ phận cán bộ thi hành án còn thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức, cũng như công tác tăng cường nâng cao năng lực nghiệp vụ thi hành án cho các bộ trong các năm vừa qua khơng được chú trọng. Vì vậy, một trong những biện pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả thi hành bản án, quyết định hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng là tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thi hành bản án hình sự cơng tác tại thành phố Hải Phịng trên các phương diện về tổ chức và chất lượng đội ngũ.
Mặt khác, pháp luật thi hành án hình sự chưa quy định thống nhất về tổ chức lực lượng thi hành án hình sự liên quan đến đội ngũ cán bộ thi hành bản án hình sự trong tồn quốc nói chung và tại thành phố Hải Phịng nói riêng, trong đó, ngồi lực lượng chun trách thực hiện cơng tác thi hành án hình sự là lực lượng cảnh sát trại giam thuộc cơ cấu tổ chức của Công an nhân dân, đội ngũ cán bộ thi hành án cịn là cán bộ, cơng chức thuộc chính quyền xã, phường, thị trấn; cán bộ thuộc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc được giao trách nhiệm giám sát, cải tạo, giáo dục người phải chấp hành án; chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự thi hành án phạt tiền, tịch thu tài sản, bồi thường thiệt hại; cán bộ thi hành án hình sự thuộc lực lượng Quân đội nhân dân.
Xét về mặt hình thức, lực lượng cán bộ thi hành bản án hình sự được tổ chức như vậy là rành mạnh và phù hợp với trách nhiệm thi hành từng loại hình phạt của các cơ quan thi hành án hình sự. Tuy nhiên, mặt hạn chế của phương thức tổ chức lực lượng cán bộ thi hành án hình sự nói trên là không đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữ các cán bộ có trách nhiệm thi hành án, cũng như lực lượng thi hành án hình sự ngày càng trở nên quá phân tán, xé lẻ, thiếu đồng bộ khơng tập trung thống nhất. Tình trạng phân tán của lực lượng thi hành án hình sự hiện nay đã gây khó khăn những trực tiếp tới việc chỉ đạo, điều hành lực lượng thi hành án cũng như công tác bồi dưỡng và sắp xếp cán bộ. Qua đó, ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả, chất lượng của
công tác giám sát, cải tạo và giáo dục người phải chấp hành án tại thành phố Hải Phịng nói riêng.
Trong cơng cuộc đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan tư pháp trên địa bàn thành phố, đường lối đổi mới về tổ chức đội ngũ cán bộ thi hành bản án hình sự tại Hải Phịng phải được tiến hành theo các hướng, lực lượng cán bộ chuyên trách thi hành án hình sự thuộc cơ quan thi hành án hình sự (giam thuộc Bộ Cơng an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu; Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương) [26, khoản 2 Điều 10]; và lực lượng cán bộ thi hành án thuộc các cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự (Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phịng, trại tạm giam thuộc Cơng an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương) [26, khoản 3 Điều 10]. Nhà nước đảm bảo biên chế cán bộ cho các cơ quan thi hành án hình sự. Vì vậy, trong phạm vi tồn quốc nói chung và tại địa bàn thành phố Hải Phịng nói chung cần thiết nghiên cứu, chuẩn bị từng bước về điều kiện cơ sở vật chất, biên chế, nhân sự để thực hiện xây dựng lực lượng thi hành án theo quy định tại Luật Thi hành án hình sự năm 2010 từ khi Luật Thi hành án có hiệu lực pháp luật ngày 1/7/2011.
Các cơ quan có trách nhiệm thi hành án hình sự trên địa bàn thành phố căn cứ vào kế hoạch cơng tác, và các văn bản có liên quan của các cơ quan lãnh đạo Đảng, cơ quan cấp trên sớm xây dựng và triển khai kế hoạch về công tác xây dựng đơn vị với nội dung đảm bảo về biên chế, tổ chức phân bổ, luân chuyển cán bộ nhằm tăng cường, bổ sung đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thi hành án trên cơ sở đổi mới và kế thừa, kết hợp đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ học vấn và đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong thực tế. Đồng thời làm tốt công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trực tiếp tại các đơn vị
trên cơ sở quan tâm, tăng cường công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ dự nguồn kế cận các chức danh lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan thi hành án hình sự. Bên cạnh đó, lãnh đạo các cơ quan có trách nhiệm thi hành bản án hình sự trên địa bàn thành phố phải bám sát kế hoạch công tác của từng đơn vị, thường xuyên quan tâm đến công tác tổ chức đội ngũ cán bộ của cơ quan để bố trí cán bộ phù hợp với trình độ, năng lực của cán bộ thi hành án và yêu cầu biên chế nhân sự tại từng đơn vị.
Song song với công tác đổi mới về tổ chức đội ngũ cán bộ thi hành bản án hình sự, cần gấp rút tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thi hành án hình sự. Hiện nay, tại Hải Phịng chất lượng đội ngũ cán bộ làm cơng tác thi hành án hình sự cịn nhiều hạn chế, cụ thể là tình trạng các cán bộ làm cơng tác thi hành án hiện nay cịn thiếu, hầu hết là kiêm nhiệm, năng lực một số còn hạn chế. Trong đó, một bộ phận cán bộ thi hành án còn thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Hơn nữa, công tác tăng cường nâng cao năng lực nghiệp vụ thi hành án cho các bộ không được chú trọng.
Theo chúng tôi, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thi hành án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng cần được thực hiện theo những hướng tổ chức các khóa học tập trung và các chương trình tập huấn nâng cao nghiệp vụ thi hành án cho cho cán bộ thi hành án hình sự. Đồng thời, thành lập trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thi hành án, cũng như các cơ sở nghiên cứu khoa học về thi hành án nói chung và thi hành án hình sự nói riêng trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu xây dựng chế độ, chính sách đối với lực lượng cán bộ thi hành bản án hình sự trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ có trách nhiệm thi hành bản án hình sự trên địa bàn thành phố. Mặt khác, các chính sách, chế độ đối với cán bộ thi hành bản án hình sự trên địa bần thành phố phải được xây dựng theo định hướng phù hợp với các quy định tại Luật Thi hành án hình sự năm 2010 về chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành án hình sự, cụ thể như sau:
1. Cán bộ, công chức; công nhân, viên chức Công an nhân dân; công nhân, viên chức quốc phòng và những người khác làm nhiệm vụ thi hành án hình sự được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ Quân đội nhân dân làm nhiệm vụ thi hành án hình sự được phong, thăng hàm, cấp lực lượng vũ trang nhân dân và hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành án hình sự có thành tích thì được khen thưởng; người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan có trách nhiệm thi hành bản án hình sự trên địa bàn thành phố phải đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua, đặc biệt là những phong trào có nội dung liên quan trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, ví dụ như phong trào "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" hoặc phát động các phong trào thi đua để lập thành tích cơng tác hướng tới kỷ niệm những ngày lễ trọng đại của đất nước và định kỳ tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến với nội dung tuyên dương các cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng tác thi hành bản án, qua đó tạo ra động lực khuyến khích các cán bộ thi hành án hình sự tự rèn luyện, học tập nâng cao trình độ chuyên mơn, cũng như trình độ về ngoại ngữ, tin học từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Liên quan đến công tác tuyển dụng, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thi hành án phải đảm bảo chuẩn hóa các điều kiện tuyển dụng liên quan đến trình độ nghiệp vụ của từng đơn vị. Có chính sách thu hút đơng đảo những người có trình độ, đặc biệt là trình độ về luật học trong địa bàn thành phố, cũng như ở các tỉnh bạn. Trên có sở đó từng bước nâng cao chất lượng trình độ học vấn của các cán bộ có trách nhiệm thi hành án tại thành phố. Làm tốt công tác phát triển Đảng trong đội ngũ cán bộ trẻ, bên cạnh kế hoạch nâng
cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ phải đồng thời nâng cao phẩm chất đạo đức - chính trị của các cán bộ, thông qua cơ chế tạo điều kiện để cán bộ lãnh đạo đơn vị và các cán bộ được xếp nguồn tại các đơn vị được tham gia học tập các lớp về lý luận chính trị.
Tăng cường trang bị các phương tiện, trang thiết bị và đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ cơng tác thi hành án hình sự như: xây dựng trụ sở làm việc, hệ thống công nghệ thông tin, trang bị vũ khí, cơng cụ hỗ trợ, thơng tin liên lạc, phương tiện giao thông... đáp ứng yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa lực lượng thi hành án hình sự ngang tầm với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
KẾT LUẬN
Đưa bản án hình sự đã có hiệu lực vào thi hành là một trong những nội dung liên quan đến xây dựng nhà nước pháp quyền bảo đảm yêu cầu, người bị kết án phải chấp hành bản án. Nhà nước có nhiều văn bản quy định về việc đưa bản án đã có hiệu lực pháp luật vào thi hành.
Trên địa bàn thành phố Hải Phòng hàng năm các cơ quan bảo vệ pháp luật khám phá, xử lý số lượng lớn các vụ án hình sự. Các loại tội phạm được thực hiện trên địa bàn thành phố trong giai đoạn từ năm 2002 - 2007 chủ yếu tập trung vào các loại tội phạm sau: Tội phạm về ma túy, tội phạm về kinh tế, các tội phạm về trị an gồm giết người, trộm cắp tài sản, cướp tài sản và mại dâm. Theo đó, hàng năm Tịa án nhân dân các cấp tại thành phố Hải Phòng thực hiện xét xử số lượng lớn bị cáo ở nhiều lứa tuổi, thành phần xuất thân, cũng như địa vị xã hội khác nhau. Do đó, cơng tác đưa bản án vào thi hành trên địa bàn thành phố từ năm 2002 - 2007 cũng có nhiều vấn đề. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác đưa bản án hình sự vào thi hành tại thành phố vẫn tồn tại những hạn chế cần phải được nhanh chóng khắc phục để đảm bảo việc thi hành chính xác, kịp thời các phán quyết của Tòa án, nhằm trấn áp, trừng trị người thực hiện tội phạm, đồng thời để giáo dục, cải tạo người bị kết án trở thành cơng dân có ích cho xã hội, phịng ngừa họ tiếp tục phạm tội. Có thể khái quát những mặt hạn chế cịn tồn tại trong cơng tác thi hành án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng như hàng năm số lượng bị án phải chấp hành hình phạt, cụ thể là bị án phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn chiếm số lượng lớn và ngày càng gia tăng; liên quan tới công tác áp giải người bị kết án không tự giác thi hành án, đặc biệt là những bị án đã hết thời hạn hỗn thi hành án và tạm đình chỉ thi hành án hiện đang cư trú tại tỉnh khác cịn gặp nhiều khó khăn.
Việc đưa bản án phạt tù nhưng cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ vào thi hành đạt hiệu quả thấp, thủ tục thi hành hình phạt này trong thực
tế chưa thống nhất và khơng đúng theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, cụ thể là tình trạng việc thụ lý sổ sách theo dõi các đối tượng còn chưa đầy đủ, có đơn vị chưa kịp thời phân cơng người giám sát, giáo dục các bị án, có nhiều trường hợp bị án tự ý bỏ đi nơi khác làm ăn mà chính quyền khơng nắm bắt được cũng như việc nhận xét hàng tháng và việc xét giảm thời hạn thử thách cho các bị án hầu như chưa thực hiện được. Vì vậy, khơng tạo ra động lực khuyến khích các bị án tự giác chấp hành trách nhiệm, nghĩa vụ đã được pháp luật quy định, tỷ lệ tái phạm của các người bị kết án cịn cao trong thực tế; cơng tác tổng kết đánh giá kết quả hoạt động thi hành án khơng thống nhất, thực tế cịn q nhiều báo cáo, thống kê các mục chưa đầy đủ, không phù hợp nên khi báo cáo số liệu khơng đảm bảo tính chính xác.
Sở dĩ, cơng tác thi hành án tại thành phố Hải Phịng cịn có những hạn chế như trên bởi những nguyên nhân như pháp luật thi hành án hình sự hiện hành chưa đồng bộ, cụ thể là còn thiếu những văn bản hướng dẫn thực hiện. Đồng thời còn nhiều văn bản đã khơng cịn phù hợp với thực tế chưa được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nên rất khó áp dụng; tổ chức hệ thống cơ quan thi hành án hình sự cịn cồng kềnh, khơng thống nhất, cũng như chưa có sự phân cơng và phối hợp khoa học giữa các cơ quan thi hành án, do đó khơng thể xác định cụ thể trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan trong quá trình tổ