Hình phạt khác khơng phải tù giam là những hình phạt như cải tạo không giam giữ, tù cho hưởng án treo, trục xuất…
Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với
người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Về bản chất hình phạt cải tạo khơng giam giữ cũng việc tước bỏ quyền tự do của người bị kết án, nhưng việc giáo dục, cải tạo người bị kết án được thực hiện tại môi trường sống và làm việc của người bị kết án. Theo đó, hình phạt này chỉ được
áp dụng đối với những trường hợp người bị kết án phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự quy định với điều kiện bắt buộc là người bị kết án là họ phải có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng để đảm bảo sự giám sát của các cơ quan, tổ chức và gia đình. Vì vậy, so với các hình phạt khác trong hệ thống hình phạt được quy định tại Bộ luật Hình sự, hình phạt cải tạo khơng giam giữ ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt tù và nghiêm khắc hơn hình phạt cảnh cáo và phạt tiền.
Hiện nay, việc thi hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ được quy định tại Điều 31 Bộ luật Hình sự, Điều 264 Bộ luật Tố tụng hình sự và Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định việc thi hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ. Thủ tục thi hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ được bắt đầu khi Tòa án xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án. Quyết định thi hành án được gửi cho cơ quan có trách nhiệm thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và người bị kết án cải tạo không giam giữ được đưa về cơ quan, tổ chức, hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi chấp hành hình phạt. Xuất phát từ đặc trưng của loại hình phạt cải tạo không giam giữ, cải tạo, giáo dục người bị kết án ngay trong mơi trường sống và làm việc bình thường của họ, nên việc thi hành hình phạt này trong thực tế thực chất là đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật thi hành án hiện hành về quyền và nghĩa vụ của người bị kết án cải tạo không giam giữ; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thi hành cải tạo không giam giữ; trách nhiệm và quyền của người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án và gia đình của người bị kết án.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 257 Bộ luật Tố tụng hình sự, tại Điều 3 Nghị định số 60/2002/NĐ-CP quy định các cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án cải tạo không giam giữ gồm: Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người bị kết án nếu người đó là cán bộ, cơng chức, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; đơn vị quân đội từ cấp đại đội hoặc tương đương trở lên nếu người bị kết án là quân nhân, công nhân quốc phòng;
Doanh nghiệp, hợp tác xã nếu người bị kết án là người lao động làm công ăn lương; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú nếu người đó khơng thuộc các đối tượng kể trên. Để thực hiện hoạt động giám sát, người giáo dục người bị kết án, cơ quan thi hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ có trách nhiệm phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án; tạo điều kiện để người bị kết án lao động, học tập và tái hòa nhập vào cuộc sống chung của cơ quan, tổ chức, địa phương mình; yêu cầu người bị kết án thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, có biện pháp phịng ngừa kịp thời khi người bị kết án có biểu hiện tiêu cực và kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền xử lý khi cần thiết; kịp thời biểu dương khi người bị kết án có nhiều tiến bộ, tích cực tham gia và các hoạt động xã hội hoặc khi họ lập công; cho phép người kết án vắng mặt ở nơi cư trú; đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt xem xét giảm hoặc miễn chấp hành phần hình phạt cịn lại cho người bị kết án; cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn cải tạo không giam giữ cho người bị kết án; nhận xét bằng văn bản và ghi vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành hình phạt của người bị kết án khi người đó chuyển đi nơi khác làm cơ sở cho cơ quan, tổ chức nơi họ chuyển đến tiếp tục giám sát, giáo dục người bị kết án; tiến hành khấu trừ một phần thu nhập của người bị kết án theo quyết định của Tòa án để giao nộp cho Cơ quan thi hành án dân sự;
Người bị kết án cải tạo khơng giam giữ có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia vào lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân, quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư nơi cư trú; làm bản cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục trong đó nêu rõ nội dung quyết tâm và hướng sửa chữa lỗi lầm của mình; thực hiện nghiêm chỉnh cam kết của mình, tích cực sửa chữa lỗi lầm, làm ăn lương thiện, đồng thời tham gia các hoạt động chung tại cộng đồng nơi mình cư trú; ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi do Tòa án cấp và nộp cho người trực tiếp giám sát, giáo dục khi hết thời hạn cải tạo không
giam giữ; chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung và thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp bị tuyên; hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện của mình. Trường hợp người bị kết án vắng mặt khỏi nơi cư trú trên 30 ngày thì bản báo cáo phải có nhận xét cùa cảnh sát khu vực hoặc cơng an xã nơi người đó đến cư trú; ba tháng một lần phải tự kiểm điểm về kết quả thực hiện bản cam kết của mình trước tập thể nơi mình làm việc, học tập, cư trú; khai báo và giao nộp đầy đủ thu nhập khấu trừ theo quyết định của Tòa án cho Cơ quan thi hành án dân sự (5% đến 20% thu nhập để sung quỹ nhà nước; phải có mặt khi cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu; trường hợp người bị kết án cần đi khỏi nơi cứ trú thì phải xin phép cơ quan, tổ chức nơi làm việc, đồng thời báo tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản hoặc cảnh sát khu vực, công an xã nơi cư trú hoặc phải báo cho người trực tiếp giám sát, giáo dục nếu người bị kết án được giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát giáo dục.
Hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo là không tước bỏ quyền tự do đi lại của người bị kết án thông qua việc miễn cho người bị kết án việc phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn tại các trại giam khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 60 Bộ luật Hình sự. Mặc dù vậy, đặc trưng cơ bản của hình phạt tù cho hưởng án treo là việc định thời gian thử thách kèm theo từ một đến năm năm người bị kết án. Nói cách khác, đây là thời gian luật định để thực hiện việc giáo dục, cải tạo người bị kết án tại môi trường sống hoặc làm việc của người bị kết án dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được hưởng án treo làm việc, công tác, học tập hoặc cư trú (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục) và gia đình của người đó. Ở phương diện này, thủ tục thi hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo rất gần với thủ tục thi hành cải tạo không giam giữ.
Cũng như thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, việc quản lý người bị kết án phạt tù nhưng cho hưởng án treo trong thời gian thử thách không phải do các cơ quan thi hành án chuyên trách, mà do các cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình người bị kết án thực thực hiện. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định việc thi hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo các cơ quan, tổ chức, giám sát giáo dục người bị kết án trong thời gian thử thách.
Thủ tục thi hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo trong thực tế được xác định trên tổng thể các quy định về quyền và nghĩa vụ của người được hưởng án treo trong thời gian thử thách; trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong việc giám sát, giáo dục người bị kết án trong thời gian thử thách; trách nhiệm và quyền của người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án và gia đình của người bị kết án. Theo đó, trình tự thi hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo được bắt đầu khi Tòa án xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và gửi đầy đủ bản sao bản án, quyết định thi hành án cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án. Căn cứ vào các tài liệu do Tòa án cung cấp nêu trên, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án thực hiện tiếp nhận người bị kết án.
Tại Nghị định số 61/2000/NĐ-CP, hệ thống các quyền và trách nhiệm của người được hưởng án treo trong thời gian thử thách; trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong thời gian thử thách; trách nhiệm và quyền của người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo và gia đình của người được hưởng án treo được quy định tương tự như quyền và nghĩa vụ của người bị kết án cải tạo không giam giữ; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thi hành cải tạo không giam giữ; trách nhiệm và quyền của người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án cải tạo không giam giữ.
Hình phạt trục xuất là buộc người nước ngồi bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo đó, trục xuất chỉ áp dụng đối với người bị kết án là người nước ngoài. Bởi vậy, việc thi hành án đối với loại hình phạt này phải vừa đảm bảo đạt được mục đích buộc người kết án phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam vừa không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nước ta với các nước khác, các tổ chức quốc tế.
Cũng như thi hành các hình phạt khác, việc thi hành hình phạt trục xuất được thực hiện sau khi Tòa án xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án. Cơ quan Công an chịu trách nhiệm chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thi hành hình phạt trục xuất đối với người bị kết án trục xuất theo quyết định thi hành án của Tòa án. Cơ quan cơng an có trách nhiệm thơng báo thời điểm thi hành án cho người bị kết án trục xuất chậm nhất là 24 giờ trước khi thi hành; chuyển cho Bộ Ngoại giao bản sao quyết định thi hành án của Tịa án và thơng báo các thông tin, tài liệu cần thiết để phối hợp thi hành án và thu thập, tiếp nhận các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tổ chức thi hành án từ Tòa án và các cơ quan khác có liên quan; quyết định các biện pháp quản lý, giám sát cụ thể đối với người bị kết án trục xuất và cách thức và địa điểm thực hiện việc trục xuất; lập hồ sơ thi hành hình phạt trục xuất.
Người bị trục xuất phải tự chịu chi phí về phương tiện xuất cảnh. Nếu người bị kết án trục xuất chưa có khả năng tự chịu chi phí về phương tiện xuất cảnh thì cơ quan Cơng an có thể u cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là cơng dân giải quyết kinh phí đưa người bị trục xuất về nước; trường hợp vẫn chưa giải quyết được kinh phí hoặc vì lý do cấp bách bảo vệ an ninh quốc gia thì cơ quan Cơng an được sử dụng ngân sách nhà nước để trả chi phí về phương tiện xuất cảnh với mức thấp nhất để buộc người bị trục xuất nhanh chóng rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Người bị kết án trục xuất phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định thi hành án. Tuy nhiên, người bị kết
án trục xuất có thể kéo dài thời hạn phải rời khỏi lãnh thổ nước Việt Nam chỉ được có quyết định của Tòa án đã ra quyết định thi hành án và trong các trường hợp đang ốm nặng, đang phải đi cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe mà không đi lại được và được cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên chứng nhận; hoặc phải thực hiện hình phạt khác hoặc thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trường hợp người bị kết án trục xuất khơng cịn lý do để kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam thì cơ quan Cơng an có trách nhiệm phải thơng báo cho Tịa án đã ra quyết định thi hành án để quyết định tiếp tục thi hành án và tiếp tục tổ chức thi hành hình phạt trục xuất theo quyết định thi hành án của Tòa án đã có trước khi có quyết định kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người bị kết án trục xuất, nếu hết thời hạn kéo dài đó mà Tịa án khơng có quyết định khác. Trường hợp thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam của người bị kết án trục xuất được kéo dài mà Tòa án ra quyết định tiếp tục thi hành án thì cơ quan Cơng an có trách nhiệm thi hành ngay.
Các cơ quan có liên quan tới việc tổ chức thi hành hình phạt trục xuất gồm: Bộ Ngoại giao có trách nhiệm giải quyết các thủ tục đối ngoại liên quan đến việc thi hành hình phạt trục xuất và trao đổi, cung cấp các thơng tin liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam; Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho việc thi hành hình phạt trục xuất theo kế hoạch được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an; Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan y tế và bệnh viện trực thuộc tổ chức khám bệnh, giám định và cấp giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe đối với người bị trục xuất trong diện được kéo dài thời hạn trục xuất do đang ốm nặng, đang phải đi cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe mà khơng đi lại được và được cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên chứng nhận.
Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm
quản lý hành chính và một số tội khác do Bộ luật này quy định. Trong hệ thống hình phạt hiện hành, hình phạt tiền có nội dung là nhằm vào lợi ích kinh tế của người bị kết án với nội dung là tước của người bị kết án một khoản tiền nhất định sung quỹ Nhà nước. Việc áp dụng hình phạt tiền có ý nghĩa hạn chế việc áp dụng hình phạt tù một cách tràn lan, qua đó góp phần thực hiện