Về thủ tục giải quyết bồi thường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của nhà nước (Trang 97 - 104)

3.2. Kiến nghị, đề xuất hoàn thiện chính sách và pháp luật Việt

3.2.4. Về thủ tục giải quyết bồi thường

Để người bị thiệt hại thực hiện hiệu quả hơn quyền yêu cầu bồi thường của mình, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cần sửa đổi theo hướng, nếu yêu cầu bồi thường không được cơ quan có trách nhiệm bồi

thường giải quyết hoặc chậm giải quyết thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường mà không cần phải chờ đến khi có quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Đồng thời, sửa đổi quy định về thủ tục cấp kinh phí bồi thường cho người bị thiệt hại nhằm đảm bảo giải quyết các yêu cầu nhanh chóng, kịp thời, thỏa đáng, theo đó, quy định thống nhất, cụ thể về thời hạn, phương thức của việc cấp kinh phí bồi thường, đảm bảo tính chất của giải quyết bồi thường là phải thực hiện nhanh gọn, hiệu quả, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.

Bên cạnh đó, Luật Tố tụng hành chính đã có quy định mở rộng, tạo cơ chế thuận lợi hơn so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, theo đó người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ngay ra Tòa án yêu cầu xét xử vụ án hành chính thay vì việc phải tiến hành khiếu nại trước cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Điều này đặt ra yêu cầu phải sửa đổi Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho đồng bộ, thống nhất, theo đó, quy định người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường giải quyết bồi thường hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường thay vì phải bắt buộc thực hiện thủ tục khiếu nại, vừa kéo dài thời gian giải quyết, vừa gây khó khăn cho người yêu cầu bồi thường do không nhận được sự hợp tác từ phía cơ quan nhà nước.

KẾT LUẬN

Chế định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là sản phẩm của xã hội dân chủ. Nhà nước với tư cách là một chủ thể của pháp luật, khi tham gia vào các quan hệ pháp luật đều có những quyền, nghĩa vụ và phải gánh chịu những hậu quả pháp lý phát sinh từ những quan hệ pháp luật đó. Tuy nhiên, chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chỉ điều chỉnh trách nhiệm của Nhà nước với tư cách nhân danh quyền lực công khi tham gia quan hệ pháp luật. Về bản chất, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là trách nhiệm trực tiếp, hành vi của công chức được xem xét là “hành vi Nhà nước” theo góc độ pháp lý.

Chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước chịu sự ảnh hưởng của chính sách pháp lý và điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa đặc thù của mỗi quốc gia. Các quốc gia trên thế giới đều có quan điểm riêng khi tiếp cận vấn đề này thể hiện ở những quy định khá đa dạng của pháp luật mỗi nước. Ở Việt Nam, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được ban hành đã tăng cường khả năng bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Tuy nhiên trên thực tiễn Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước “dường như chưa đi vào cuộc sống”, chưa phát huy hiệu quả trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ tối đa các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, hướng tới kiểm soát, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật, xu hướng lạm dụng quyền lực luôn đòi hỏi phải hoàn thiện chế định pháp luật này và tổ chức thực thi một cách nghiêm túc, hiệu quả trong thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Alfredo Santos (2007), Trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Liên bang Thụy Sỹ, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về bồi thường nhà nước”, Nhà Pháp luật Việt Pháp, Hà Nội.

2. Lê Mai Anh (2002), Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

3. Lê Mai Anh (2004), Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

4. Arnel Cezar (2006), Luật và chính sách về trách nhiệm của Nhà nước của Philippine, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội.

5. Bộ luật Dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995). 6. Bộ luật Dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005).

7. Bộ luật Tố tụng hình sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1988). 8. Bộ luật Tố tụng hình sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003). 9. Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004). 10. Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

(2004), Kỷ yếu các Tọa đàm tổ chức tại Việt Nam trong khuôn khổ dự án Jica giai đoạn 2000 – 2003, Hà Nội.

12. Christian A. Brendel (2006), Luật và chính sách về trách nhiệm nhà nước ở Cộng hòa liên bang Đức, trách nhiệm pháp lý của Nhà nước Đức đối với các hành vi trái luật, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội.

13. Nguyễn Đăng Dung (2006), Bồi thường thiệt hại của lập pháp, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội.

14. Hiến pháp Việt Nam năm 1959. 15. Hiến pháp Việt Nam năm 1980.

16. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (đã sửa đổi, bổ sung).

17. Trần Thị Hiền (2006), Bàn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước khi công chức thi hành công vụ gây thiệt hại trong lĩnh vực hành pháp, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội.

18. Dương Đăng Huệ (2006), Thực trạng pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra và một số vấn đề cơ bản của dự án Luật Bồi thường nhà nước tại Việt Nam, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội.

19. Inosentius Samsul (2006), Khung pháp lý về trách nhiệm nhà nước ở nước cộng hoà Inđônêsia, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội.

20. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Việt Nam (2009).

21. Ngô Đức Mạnh (2006), Báo cáo dẫn đề Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội.

22. Nhà Pháp luật Việt Pháp (2006), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước (Bản dịch từ tài liệu tiếng pháp), Hà Nội.

23. Nghị định số 47/CP ngày 03.5.1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

24. Nghị quyết số 08 -NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị.

25. Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.

26. Nguyễn Như Phát (2006), Mấy vấn đề lý thuyết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội. 27. Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2008), “Pháp luật về bồi thường

nhà nước ở Cộng hòa liên bang Đức”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề pháp luật bồi thường nhà nước.

28. Taro Morinaga (2005), Báo cáo kết quả tọa đàm về Luật Bồi thường nhà nước ngày 19 tháng 12 năm 2005 (phần trình bày của ông Morinaga, chuyên gia pháp lý dài hạn của Nhật Bản - trong khuôn khổ hợp tác giữa Dự án Jica, Nhật Bản và Bộ Tư pháp Việt Nam), Hà Nội.

29. Taro Morinaga (2006), Báo cáo kết quả tọa đàm về Luật Bồi thường nhà nước ngày 28, 29 tháng 3 năm 2006 (phần trình bày của ông Morishima, chuyên gia pháp lý ngắn hạn của Nhật Bản - trong khuôn khổ hợp tác giữa Dự án Jica, Nhật Bản và Bộ Tư pháp Việt Nam), Hà Nội.

30. Taro Morinaga (2006), Báo cáo kết quả tọa đàm về Luật Bồi thường nhà nước ngày 30 tháng 3 năm 2006 (phần trình bày của ông Morishima, chuyên gia pháp lý ngắn hạn của Nhật Bản - trong khuôn khổ hợp tác giữa Dự án Jica, Nhật Bản và Bộ Tư pháp Việt Nam), Hà Nội.

31. Taro Morinaga (2006), Báo cáo kết quả tọa đàm về Luật Bồi thường nhà nước ngày 28, 29 tháng 4 năm 2006 (phần trình bày của ông Morinaga, chuyên gia pháp lý dài hạn của Nhật Bản - trong khuôn khổ hợp tác giữa Dự án Jica, Nhật Bản và Bộ Tư pháp Việt Nam), Hà Nội.

32. Taro Morinaga (2006), Báo cáo kết quả tọa đàm về Luật Bồi thường nhà nước tháng 6 năm 2006 (phần trình bày của ông Morinaga, chuyên gia pháp lý dài hạn của Nhật Bản - trong khuôn khổ hợp tác giữa Dự án Jica, Nhật Bản và Bộ Tư pháp Việt Nam), Hà Nội.

33. Taro Morinaga (2006), Báo cáo kết quả tọa đàm về Luật Bồi thường nhà nước tháng 5 năm 2006 (phần trình bày của ông Morinaga, chuyên gia pháp lý dài hạn của Nhật Bản - trong khuôn khổ hợp tác giữa Dự án Jica, Nhật Bản và Bộ Tư pháp Việt Nam), Hà Nội.

34. Taro Morinaga (2006), Bồi thường nhà nước tại Nhật Bản, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội.

35. Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP- BQP về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.

36. Nguyễn Thanh Tịnh (2006), “Bàn về sự cần thiết quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước tại Việt Nam”, Tạp chí dân chủ và pháp luật. 37. Nguyễn Trọng Tỵ (2006), “Suy nghĩ về Nghị quyết số 388”, Tạp chí dân

chủ và pháp luật.

38. Đặng Thanh Tùng (2006), Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính gây ra và hướng hoàn thiện, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội.

39. Trần Văn Trung (2006), Thực tiễn áp dụng Nghị quyết số 388 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự của ngành kiểm sát và một số kiến nghị, đề xuất, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội. 40. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật

học, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

41. Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nhà xuất bản từ điển bách khoa, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.

42. Viện khoa học pháp lý (2001), “Bồi thường thiệt hại do bị bắt giữ, xét xử oan sai ở Việt Nam và một số nước trên thế giới”. Thông tin khoa học pháp lý, (Số 2).

43. Chu Thị Trang Vân (2006), “Giải pháp cho một dự án Luật về bồi thường oan, sai trong tư pháp hình sự”, Nghiên cứu lập pháp.

44. Nguyễn Thị Thu Vân (2008), “Chế định trách nhiệm bồi thường nhà nước trong pháp luật Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề pháp luật bồi thường nhà nước.

45. Cao Đăng Vinh (2008), “Tìm hiểu pháp luật bồi thường nhà nước ở Canada”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề pháp luật bồi thường nhà nước.

46. Nguyễn Như Ý (1998), Đại Từ Điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của nhà nước (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)