Các trường hợp được bồi thường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của nhà nước (Trang 54 - 62)

2.2. Phạm vi trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc

2.2.4. Các trường hợp được bồi thường

Các trường hợp được bồi thường là sự thể hiện cụ thể hơn một bước của phạm vi các lĩnh vực hoạt động của nhà nước chịu sự điều chỉnh của pháp luật bồi thường nhà nước, đồng thời cũng là sự thể hiện của chính sách của Nhà nước đối với việc thừa nhận trách nhiệm của mình đến đâu trong từng lĩnh vực cụ thể.

Pháp luật các nước quy định rất khác nhau về các trường hợp được bồi thường nhưng về cơ bản thì có những cách quy định như sau: (1) Quy định các trường hợp không được bồi thường; (2) Quy định các trường hợp được bồi thường; (3) Không quy định cụ thể trường hợp nào thì được bồi thường.

Luật Bồi thường liên bang của Hoa Kỳ quy định theo cách thứ nhất, theo đó bất kỳ trường hợp nào không thuộc những trường hợp không được bồi thường thì sẽ được giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Điều 2680 Luật Bồi thường liên bang Hoa kỳ (FTCA) thì trách nhiệm bồi thường nhà nước không được áp dụng đối với các trường hợp sau đây (Điều 2680, FTCA): Yêu cầu bồi thường do hành động hoặc thiếu sót khi cán bộ, nhân viên nhà nước tự quyết định (discretion) thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền công vụ của mình; Yêu cầu bồi thường phát sinh do thư từ, bưu kiện bị mất mát, thất lạc hoặc nhầm lẫn; Yêu cầu bồi thường do việc xác định, thu thuế, phí của cơ quan thuế; hải quan hoặc các cơ quan khác trừ trường hợp thiệt hại bị mất mát, hư hỏng tài sản, thiết bị trong quá trình các cơ quan này tiến hành xác định, thu thuế, phí; Yêu cầu bồi thường bồi thường hàng hải được quy định tại các luật khác; Yêu cầu bồi thường gây ra bởi yêu cầu quá mức hoặc thiết lập hệ thống cách ly, kiểm dịch của nhà nước Hoa Kỳ; Yêu cầu bồi thường phát sinh do sự hành hung, sự bạo hành, tù giam sai, truy tố, buộc tội vì động cơ cá nhân, lạm dụng thủ tục tố tụng, phỉ báng, vu

khống, xuyên tạc và lừa gạt, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường phát sinh do sự hành hung, sự bạo hành, tù giam sai, truy tố, buộc tội vì động cơ cá nhân, lạm dụng thủ tục tố tụng của điều tra viên hoặc các cán bộ thực thi pháp luật mà vi phạm pháp luật liên bang; Yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra bởi sự vận hành của hệ thống tài chính, tiền tệ; Yêu cầu bồi thường phát sinh do hoạt động của lực lượng vũ trang trong thời chiến; Yêu cầu bồi thường phát sinh ở nước ngoài; Yêu cầu bồi thường phát sinh do hoạt động của Tennessee Valley Authority; Yêu cầu bồi thường phát sinh do hoạt động của công ty quản lý kênh đào Panama; Yêu cầu bồi thường phát sinh do hoạt động của Ngân hàng đất đai liên bang, Ngân hàng dự trừ liên bang và Ngân hàng hợp tác.

Pháp luật bồi thường nhà nước của Cộng hoà liên bang Đức quy định theo cách thứ hai, theo đó chỉ những trường hợp nào thuộc các phạm vi mà pháp luật quy định thì mới có thể yêu cầu và giải quyết bồi thường. Tuy nhiên cách quy định của pháp luật Cộng hoà liên bang Đức lại thông qua việc quy định các quyền khởi kiện trong từng vấn đề cụ thể của công dân.

Luật Bồi thường nhà nước của Nhật Bản, Hàn Quốc và Luật về Thủ tục và trách nhiệm nhà nước của Canada quy định theo cách thứ ba, theo đó tuỳ theo sự nhận định, đánh giá của Tòa án mà một yêu cầu bồi thường bất kỳ sẽ được xét xử và phán quyết là có được bồi thường hay không.

Pháp luật của một số nước có quy định về một số trường hợp bồi thường rất đặc thù, thể hiện sự khác biệt cơ bản so với các nước còn lại và điều này chịu ảnh hưởng to lớn về quan điểm lập pháp cũng như trình độ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó. Luật Bồi thường nhà nước của Nhật Bản quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước không chỉ đối với trường hợp thực thi công vụ mà còn quy định cả trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại gây ra do quá trình quản lý, vận hành và sử dụng các tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước. Pháp luật bồi thường nhà nước của Cộng hoà Pháp và Canada thì

có quy định về bồi thường cho nạn nhân của tội phạm hình sự với quan niệm cho rằng, nếu một công dân bị thiệt hại bởi hành vi phạm tội của một người khác gây ra thì đồng thời hiểu rằng Nhà nước đã có lỗi trong việc không bảo đảm được trật tự an toàn xã hội nói chung và bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền sở hữu….

Ở Việt Nam, với quan điểm lập pháp cho rằng, việc xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cần phải được quy định phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Hiến pháp năm 1992 và Bộ luật dân sự năm 2005 đã ghi nhận một nguyên tắc cơ bản, theo đó, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra cho tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, để đảm bảo tính khả thi, phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cần được xác định phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội; khả năng của ngân sách nhà nước; năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Bên cạnh đó, nếu không tính toán, cân nhắc về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì khó có thể bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại, lợi ích của Nhà nước và đồng thời cũng phải bảo đảm sự hoạt động ổn định, có hiệu quả của các cơ quan công quyền, đặc biệt là giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Trên cơ sở đó, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã quy định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên các lĩnh vực: Quản lý hành chính; Tố tụng (tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính); Thi hành án (thi hành án hình sự và thi hành án dân sự). Với việc xác định rõ lĩnh vực hoạt động mà Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trong từng lĩnh vực cụ thể, còn quy định mang tính liệt kê cụ thể từng trường hợp mà Nhà nước có trách nhiệm bồi thường.

Các trường hợp được bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính Theo quy định tại Điều 13 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau: Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính; Áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc và biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác; (4) Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo dưỡng, đưa người vào cơ sở giáo dục hoặc đưa người vào cơ sở chữa bệnh; Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép; Áp dụng thuế, phí, lệ phí; thu thuế, phí, lệ phí; truy thu thuế; thu tiền sử dụng đất; Áp dụng thủ tục hải quan; Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Cấp văn bằng bảo hộ cho người không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; ra quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ; Không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép, văn bằng bảo hộ cho đối tượng có đủ điều kiện; Các trường hợp được bồi thường khác do pháp luật quy định.

Các trường hợp được bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự

Theo quy định tại Điều 38 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của

người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây: (i) Ra hoặc cố ý không ra quyết định: thi hành án; thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án; áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án; cưỡng chế thi hành án; thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án; hoãn thi hành án; tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án; tiếp tục thi hành án; (ii) Tổ chức thi hành hoặc cố ý không tổ chức thi hành quyết định: thi hành án; thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án; áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án; cưỡng chế thi hành án; thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án; hoãn thi hành án; tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án; tiếp tục thi hành án.

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với mọi hành vi trái pháp luật và gây ra thiệt hại khi ra các quyết định hoặc tổ chức thi hành các quyết định trên, trong trường hợp này không xét đến yếu tố lỗi của người thi hành công vụ. Tuy nhiên, trong trường hợp không ra các quyết định hoặc không tổ chức thi hành các quyết định trên thì Nhà nước chỉ bồi thường khi có lỗi cố ý của người thi hành công vụ.

Các trường hợp được bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự

Điều 39 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự, cụ thể bao gồm các trường hợp sau đây: Ra quyết định thi hành án tử hình đối với người có đủ điều kiện quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự; Giam người quá thời hạn phải thi hành án phạt tù theo bản án, quyết định của Toà án; Không thực hiện quyết định hoãn thi hành án đối với người bị kết án, quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; Không thực hiện quyết định giảm án tù, quyết định đặc xá, quyết định đại xá.

Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã quy định cụ thể về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, bao gồm: Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội; Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội; Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành; Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành; Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Toà án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó, mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó

không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành; Tổ chức, cá nhân có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý có liên quan đến các trường hợp: bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội; bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội, thì được bồi thường.

Các trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

Điều 28 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định cụ thể các trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, bao gồm: Tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu; Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Như vậy, đối chiếu với các quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có thể nhận thấy rằng những trường hợp sau đây không thuộc

phạm vi trách nhiệm bồi thường, cụ thể là: Những trường hợp thiệt hại gây ra do hoạt động công vụ gây ra nhưng không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; Những trường hợp thiệt hại gây ra do việc Nhà nước có vi phạm pháp luật trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế; Những trường hợp thiệt hại gây ra liên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của nhà nước (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)